Nếu tôi đổi tên và đổi hộ tịch tôi có thể đổi hộ tịch về Việt Nam khi tôi già không và tôi có được dùng lại tên Việt Nam cũ hay có quyền chọn tên mới?

Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.A.C

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật Minh Khuê.

Tư vấn về quyền đổi hộ tịch và tên của người Việt Na khi ra nước ngoài sinh sống ?

Luật sư tư vấn pháp luật gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 Căn cứ pháp lý

- Bộ luật dân sự 2005

- Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch

Nội dung phân tích

Trước tiên, với câu hỏi: Khi tôi chuyển đổi hộ tịch sang nước ngoài tôi có quyền giữ lại họ tên của mình hay đổi cho phù hợp với tiếng nước ngoài nơi tôi sinh sống để dễ xưng hô không thì tôi xin trả lời là với câu hỏi này, bạn phải dựa trên quy định của pháp luật nước ngoài.

Còn khi bạn về già, bạn về Việt Nam sinh sống thì bạn có thể đổi hộ tịch về Việt Nam vì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 158/2005:

Điều 6. Sử dụng giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp

1. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quỵ định khác.

Giấy tờ hộ tịch do cơ quan Ngoại giao, lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi, có lại.

2. Giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Công dân Việt Nam có giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều này mà về nước thường trú, thì phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại mục 4 Chương III của Nghị định này.

Như vậy, khi về nước thường trú, bạn phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các nội dung theo quy định ở điều 55 Nghị định 158/2005 nếu có, cụ thể

Điều 55. Những trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch và thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch

1. Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh; kết hôn, nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.

2. Việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.

3. Sở Tư pháp, nơi đương sự cư trú thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch.

Còn với vấn đề bạn được giữ nguyên hay thay đổi họ, tên khi bạn ở Việt Nam trước đây thì được giải đáp như sau: Theo quy định tại khoản 1 điều 36 Nghị định 158/2005 thì bạn được thaỵ đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng bạn có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Các lý do chính đáng này được quy định ở khoản 1 điều 27 Bộ luật dân sự, nếu bạn có các lý do này thì bạn được thay đổi họ tên, nếu không thuộc bất kỳ trường hợp nào thì bạn phải giữ nguyên họ tên của mình theo Giấy khai sinh, cụ thể là các trường hợp sau được quyền thay đổi họ tên như sau:

- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

- Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự