Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn pháp luật doanh nghiệpcủa Công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi : 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi 2012

Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài

Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi năm 2013

2. Nội dung phân tích:

Câu hỏi của bạn có 2 ý chính như sau:

Thứ nhất, Về thủ tục Đăng ký kinh doanh:

A. Trước hết, bạn cần lựa chọn một loại hình hoạt động kinh doanh trong số các loại hình sau:

Như bạn đã hỏi, bạn nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân để đăng ký, mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó chúng tôi đưa ra những ưu, nhược điểm của hai hình thức này để bạn có thể lựa chọn phù hợp:

1. Hộ kinh doanh:

- Ưu điểm: việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. Chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

- Nhược điểm: là chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động; và không có tư cách pháp nhân - trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của Hộ kinh doanh; cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh

2. Doanh nghiệp tư nhân:

- Ưu điểm: hoạt động quản lý kinh doanh đơn giản, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, có thể sử dụng trên 10 lao động; Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế Thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

- Nhược điểm: Phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp; Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Doanh nghiệp do không có tư cách pháp nhân.

B. Tiếp đến, bạn cần lựa chọn việc ghi ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của bạn có thể ghi là đại lý (mã ngành nghề 46101 - theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg) và "Bán buôn sơn, vécni" (mã ngành nghề 46635); "Bán lẻ sơn, màu, véc ni trong các cửa hàng chuyên doanh" (mã ngành nghề 47522)

C. Về Hồ sơ Thủ tục đăng kí kinh doanh:

Hồ sơ này tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn

Đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân: Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp,

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Và Điều 10 của Nghj định này quy định về các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Đối với Hộ kinh doanh: Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Thứ hai. Về Thuế phải nộp

Theo quy định của pháp luật, hầu hết mọi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đều phải nộp thuế cho Nhà nước. Theo đó, tùy từng loại hình hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ kinh doanh, mà tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp các khoản thuế tương ứng. Đối với hoạt động của bạn, các khoản thuế sẽ phải nộp là:

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp và/hoặc Thuế Thu nhập cá nhân:

Như trên đã trình bày, nếu bạn thành lập Hộ kinh doanh thì bạn sẽ không phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, còn các loại hình khác, tất cả đều phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, đồng thời phải nộp thêm thuế Thu nhập cá nhân (Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH 1 thành viên thì chỉ nộp thuế TNCN cho khoản thu ko phải từ hoạt động kinh doanh)

- Thuế môn bài:

Ngoài thuế TNDN, và Thuế TNCN, Thuế môn bài là khoản thuế mà khi tham gia hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp. Mức thuế sẽ tùy thuộc vào Số vốn đầu tư, vốn điều lệ đã đăng ký của Doanh nghiệp, hoặc tùy thuộc vào thu nhập của Hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh gồm 6 mức từ 50.000 đ - 1.000.000 đ, đối với loại hình Doanh nghiệp gồm 4 mức từ 1.000.000 đ - 3.000.000 đ.

- Thuế giá trị gia tăng:

Thuế Giá trị gia tăng - đây là khoản thuế mà bản chất là bạn sẽ nộp thay cho Người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải trả một khoản thuế giá trị gia tăng cho việc tiêu thụ hàng hóa (thông thường là 10%) khi mua hàng, và khoản này sẽ được trả cho bên bạn, sau đó bạn có nghĩa vụ nộp lại khoản này cho Nhà nước. - Bản chất là bạn không phải nộp gì cho nhà nước cả.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./

Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp.