Tước khi nghỉ cháu có làm đơn xin nghỉ và lên gặp phòng nhân sự thì được chấp thuận và được hứa là sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì sẽ được nhận lại làm việc ( Nhưng vì không hiểu Luật nên con tôi chỉ xin nghỉ bằng miệng và phía công ty cũng chỉ đồng ý bằng miệng ). Nhưng bây giờ sau khi cháu hoàn thành xong nghĩa vụ và trở về thì công ty lại không nhận lại cháu với lý do vị trí đó đã đủ người, cháu đã chấp nhận ở vị trí khác nhưng công ty vẫn không nhận lại. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư xem pháp luật Việt Nam quy định như thế nào trong trường hợp của cháu ? Trong trường hợp Công ty cố tình không nhận tôi có thể nhờ pháp luật can thiệp được không và quyền lợi của con tôi được bảo đảm như thế nào ?
Tôi xin trân thành cám ơn !
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty luật Minh Khuê
>>Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau
I. Căn cứ pháp lý
II. Nội dung
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động 2012 thì các trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng như sau:
"Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận."
"Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác."
Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng quy định chi tiết về việc nhận lại người lao động sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng như sau:
"Điều 10. Nhận lạingười lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Việc nhận lại người lao động khi hếtthời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 của Bộ luậtLao động được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làmviệc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy địnhthì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
2. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết;trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao độngđã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới."
Theo đó, khi con trai bác có lệnh nhập ngũ, công ty nơi anh đang làm việc phải tạo điều kiện cho anh được hoãn thực hiện hợp đồng, và sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Công ty có trách nhiệm bố trí cho con trai bác làm coogn việc như đã giao kết trong hợp đồng lao động, trong trường hợp không bố trí được công việc đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động trước đó hoặc giao kết hợp đồng mới.
Như vậy, công ty đã thực hiện sai quy định của pháp luật khi không nhận con trai bác trở lại làm việc, cũng không bố trí công việc mới hay giao kết hợp đồng khác. theo quy định của pháp luật, phía công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Pháp luật quy định về trường hợp này như sau:
"Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."(Điều 42 Bộ luật lao động).
Như vậy, nếu bên công ty không nhận anh trở lại làm việc, kể cả khi anh chấp nhận một công việc mới thì anh có thể đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động này, con trai bác sẽ nhận được khoản tiền bồi thường bao gồm tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được là việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng. Ngoài ra, anh còn được nhận trợ cấp thôi việc, hai bên có thể thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng.
Nếu như có tranh chấp xảy ra và không thể giải quyết được, bác có thể tìm hòa giải viên lao động hoặc gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận luật sư lao động.