1. Cho vay lãi suất 2000 đồng/1 triệu/1 ngày có phạm pháp?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Gia đình tôi có cho vay với lãi suất là 2000 đồng/1 triệu/1 ngày. Tôi muốn hỏi mức lãi suất đó có thể cho là cho vay nặng lãi không?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: G.L

Vay lãi suất 2000 đồng/1 triệu/1 ngày có phải cho vay nặng lãi ?

Luật sư tư vấn luật dân sự về lãi suất gọi số:1900.6162

 

Trả lời:

Theo thông tin bạn đưa ra thì đây là hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

"Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Vậy theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ được áp dụng mức lãi suất cao nhất với khoản tiền bạn cho vay là: 20%/năm tương đương1,667%/tháng

Hợp đồng vay tiền với số tiền cho vay là 1 triệu VND thì mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi vay tiền là:

+ Số tiền lãi suất năm là: 1 triệu x 20 % = 200.000/năm

+ Tương ứng là 16.667 VND /tháng và 556 VND/ngày

Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cho vay với mức lãi suất cao hơn 3,6 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định nên bạn chưa cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

>> Tham khảo: Tội cho vay nặng lãi theo quy định mới nhất 2023 luật hình sự?

 

2. Cho vay với mức lãi suất 42%/năm thì có phạm tội cho vay nặng lãi không ?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tháng 5/2018 lãi suất NH là 14%/năm , tôi cho vay với lãi suất 3,5%x12= 42%/năm thì theo các quy định về luật có bị coi là cho vay nặng lãi không? - Trường hợp mà người vay đã làm giấy vay tiền mà không có khả năng trả tiền cho mình, cứ khất lần, thì nên làm gì? Đưa ra truy tố Cơ quan công an kinh tế tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"? Và nếu phải thuê luật sư thì tổng chi phí đó là bao nhiêu toàn bộ 1 vụ đó? Có chắc thắng kiện không? Và do đó có chắc được nhận lại các chi phí tôi bỏ ra không?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê!
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: Tinh Ngoc

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Thứ nhất, theo như bạn trình bày thì việc cho vay tiền với lãi như bạn đưa ra sẽ thuộc vào trường hợp cho vay nặng lãi. Căn cứ khoản 1 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: " Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.".

Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Một là: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20% khoản tiền vay, nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

Hai là: Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Căn cứ vào những quy định này, bạn có thể xác định mức hình phạt của mình khi thực hiện hành vi cho vay nặng lãi.

Thứ hai, trong trường hợp bạn cho vay mà bên vay không trả lại tiền, có giấy tờ, chứng cứ chứng minh có việc vay mượn. Thì có thể kiện người này về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay không? Bạn cần căn cứ vào Bộ Luật hình sự 2015

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Dấu hiệu của tội:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

- Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

+ Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

+ Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

+ Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dânsự

- Dấu hiệu khác

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Tuy nhiên cần lưu ý:

Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng ( như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)

Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Bạn cần căn cứ vào những dấu hiệu này, bạn có thể khởi kiện bên vay tiền về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay không.

>> Tham khảo: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự

 

3. Cách xử lý việc vay nặng lãi và đòi nợ thuê?

Chào luật sư. tôi có vay nợ của nhiều người tiền lời có người lấy tới 300%. Có người lấy 200%. Có người lấy 150%.Tôi đóng lời đầy đủ, tối ngày 03 tháng 08 tôi phải đi coi bệnh vì bà tôi nằm viện hóa trị tại bệnh viện Đồng Nai chồng tôi đi làm không có ai ở nhà. Đêm 03 tháng 08 họ mở cửa vào nhà tôi lấy hết đồ đạc, vải vóc, quần áo, bếp gas, bình gas,không còn thứ gì trong nhà.
Và tôi đã đồng ý cho thỏa thuận tôi lấy đồ về và không truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn số tiền nợ tôi đồng ý thương lượng trên giấy tờ để trả từ từ. Nhưng về nhà bên cho vay đã không thực hiện như lời hứa ở trước cơ quan công an xã mà còn thuê xã hội đen đến đòi và đe dọa, trong lúc 2 thanh niên tới đòi nợ tôi không biết 2 thanh niên đó là ai, họ nói họ được ủy quyền đòi nợ có công chứng. Vậy xin hỏi luật sư tới tôi phải làm gì để được bảo đảm tính mạng cũng như công việc tôi đang làm. Trong khi 2 thanh niên đó đến nhà, tôi có điện thoại cho phó Công An xã là anh D nhưng không thấy tăm hơi đâu hết.
Vậy xin hỏi luật sư tôi phải nhờ tới cơ quan nào can thiệp?
Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật Hình sự gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 về tội cho vay nặng lãi thì:

"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lãi suất cho vay:

"Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Trong trường hợp của bạn, bạn vay số tiền của những người trên với mức lãi suất 300%/tháng, 200%/tháng, 150%/tháng thì đây bị coi là cho vay lãi nặng.

Lúc này, để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn có thể làm đơn tố cáo tội phạm về tội cho vay lãi nặng của những người kia đến cơ quan công an.

>> Tham khảo thêm: Cách tính lãi suất cho vay nặng lãi nhanh, đơn giản

 

4. Cho vay nặng lãi và đe dọa tính mạng có bị khởi tố?

Xin chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi, tôi vay 4 triệu đồng từ tháng 3 lãi suất 40%/tháng, đến tháng 8 là lãi suất 10 ngày là 15%, đến hôm nay số tiền lên tới 50 triệu đồng, bên cho vay còn có hành vi hăm dọa đến tính mạng của tôi, cho tôi hỏi như vậy có được gọi là cho vay nặng lãi và hành vi như vậy có được coi là đe dọa đến tính mạng, và tôi có quyền khởi tố hay không?
Tôi cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162

 

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Quy định pháp luật dân sự về mức lãi suất cho vay:

Trước hết, cần phải xác định

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Trong đó, vấn đề lãi suất được quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Như vậy, trường hợp của bạn lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng

Nếu bạn vay số tiền 4 triệu với mức lãi là 40%/tháng như vậy là không đúng.

Kể cả 2 bên cho vay và bên vay có thỏa thuận trước về mức lãi, những cũng không được vượt quá 20% khoản tiền cho vay/ năm, tính ra không quá 1,666% /tháng.

Thứ hai: Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay tài sản có mức lãi suất vi phạm pháp luật dân sự

Nếu trong hợp đồng vay tài sản, các bên có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, khi có tranh chấp xảy ra thì Nhà nước không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tức là nếu các bên khởi kiện ra tòa, tòa án sẽ tuyên vô hiệu đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay và chỉ yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật (20%/năm của khoản tiền vay).

Thứ ba: Chế tài áp dụng đối với hành vi cho vay tài sản với mức lãi suất cao.

Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Một là: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20% khoản tiền vay, nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

Hai là: Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thứ tư, về việc người cho vay hăm dọa đến tính mạng của bạn

"Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."

Hành vi đe dọa này có thể thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, email, lời nói, cử chỉ… đã làm tâm lý người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện và căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe dọa.

Như vậy:

- Nếu bạn mới chỉ bị hăm dọa đến tính mạng nhưng người hăm dọa chưa có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng nên chưa chưa cấu thành tội phạm và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Còn nếu bạn bị đe dọa bị giết và bạn có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì hành vi đe dọa giết bạn của người cho bạn vay tiền sẽ cấu thành tội phạm đe dọa giết người.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn và gia đình có quyền làm đơn tố cáo hành vi của nhóm người này gửi đến ủy ban xã, phường nơi cư trú hoặc cơ quan công an cấp quận/ huyện để đề nghị có biện pháp đề phòng và xử lý.Còn nếu hành vi của họ cấu thành tội đe dọa giết người theo Điều 133 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì bạn cũng có thể làm đơn tố cáo/ hoặc đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự tới cơ quan công an cấp Quận/ Huyện để họ xử lý và giải quyết theo pháp luật.( lưu ý đơn tố cáo/ hoặc đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bạn cần chú ý các căn cứ/ bằng chứng của sự việc đe dọa nêu trên.

>> Tham khảo: Cho vay với lãi suất 2,5%/tháng có bị coi là cho vay nặng lãi ?

 

5. Vay với lãi suất 2.91% có phải cho vay nặng lãi không ?

Thưa luật sư, Hiện em có vay một ngân hàng số tiền là 63 triệu đồng. Trong hợp đồng ghi lãi suất là 2.91% nhưng em phải trả góp trong vòng 36 tháng. Mỗi tháng là 2.850.000 tính như vậy là có phải cho vay nặng lãi không ? Em muốn kiện ra tòa thì có được không ?
Mong luật sư tư vấn giúp em.

Luật sư tư vấn:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn có vay ngân hàng 63 triệu với lãi suất 2,91%, mỗi tháng trả 2.850.000 và bạn có thắc mắc ngân hàng cho vay như vậy có phải là cho vay nặng lãi không. Đối với trường hợp này, chúng tôi có khá nhiều bài viết liên quan, bạn có thể tham khảo các bài viết sau: Tội cho vay nặng lãi hoặc  Lãi suất 6%/tháng có phải cho vay nặng lãi ?

 

6. Thế nào là thu lợi bất chính lớn khi xác định tội cho vay nặng lãi?

Kính chào Luật Minh Khuê, tôi có một thắc mắc như sau: Theo quy định tại Điều 201 BLHS 2015 thì người có hành vi thu lợi bất chính lớn từ việc cho vay nặng lãi sẽ bị phạt tiền hoăc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Vậy cho tôi hỏi thế nào là thu lợi bất chính lớn ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

" Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Hiện nay, pháp luật hình sự không có một quy định cụ thể nào về yếu tố “thu lợi bất chính lớn” của tội cho vay nặng lãi quy định tại Điều 201 BLHS. Tuy nhiên, pháp luật hình sự cũng quy định một số trường hợp coi là thu lợi bất chính lớn cho các tội danh cụ thể.

Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP có hướng dẫn về yếu tố “thu lợi bất chính” khi xác định tội “tổ chức đánh bạchoặc gá bạc” như sau:

“3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:

a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.

b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.

c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.”

Như vậy, để xác định yếu tố “thu lợi bất chính lớn” có thể thực hiện theo những hướng dẫn tại quy định trên. Theo đó, thu lợi bất chính từ 10 triệu trở lên được coi là thu lợi bất chính lớn.

>> Xem thêm: Cách giải quyết khi người cho vay nặng lãi đe dọa để đòi nợ?