Mục lục bài viết
- 1. Vay tiền qua app là như thế nào?
- 2. Quy định về xử lý hành vi khủng bố người vay tiền qua app
- 2.1. Xử lý hành chính với người vi phạm
- 2.2. Xử lý hình sự đối với những trường hợp có hành vi vi phạm ở app vay tiền
- 3. Vay tiền qua app bị khủng bố thì nên làm gì?
- 3.1. Những lưu ý đối với trường hợp bị khủng bố khi vay tiền qua app
- 3.2. Trình báo cơ quan có thẩm quyền khi bị khủng bố qua app
1. Vay tiền qua app là như thế nào?
Vay tiền qua app là hình thức vay khá hot hiện nay được thực hiện qua các website, qua các sàn giao dịch trực tuyến một cách đơn giản. Với hình thức vay tiền này người dân không cần thế chấp mà chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân. Nhưng liệu sử dụng hình thức này có thể đem đến hệ quả gì, có an toàn không? Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?
Thực tế, khi các bạn sử dụng giao dịch mà thủ tục càng đơn giản thì càng nhiều rủi ro. Bởi hệ lụy của dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự khó khăn của mọi người mà dở các chiêu trò lừa đảo nhàm chiếm đoạt tiền. Các đối tượng lừa đảo đều có nhiều chiêu trò khác nhau, nhưng chúng có mục đích chung đều là chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một trong những chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo khi cho vay tiền qua app:
Chiêu trò vay tiền qua app để chiếm đoạt tài sản:
Lợi dụng các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt như: Yều cầu thanh toán phí nào đó, dụ dỗ vay tiền qua nhiều app và khi nhận ra đăng ký vay mà không nhận được tiền mà còn mắc nợ. Khi hết hạn đối tượng sẽ gọi nhắc trả nợ thậm chí bị đe dọa.
Dụ dỗ cho vay tiền qua app với lãi suất cao:
Trong thời gian gần đây đã có không biết bao nhiều người bị sập bẫy, gánh một khoản nợ không nhỏ. Họ mời quảng cảo đầy thu hút, khách hàng chỉ cần làm các thủ tục đơn giản là có thể vay tiền. Người vay phải thanh toán tiền vốn ban đầu trong khoảng thời gian ngắn. Tiền lãi ta không nhận được mà còn mắc nợ, số nợ được nhân lên theo từng năm.
Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo người dân cần tìm hiểu xem app vay tiền đó thuộc địa điểm sở hữu của công ty nào với các thông tin cụ thể. Và tìm hiểu lãi suất cho vay có nằm trong quy định của nhà nước không? App có yêu cầu khách hàng phải truy cập thông tin cá nhân không? Các bạn hãy lưu ý những điều trên để tránh trước khi nghe quảng cáo.
>> Xem chi tiết: Vay tiền qua app là gì? Phải làm gì khi bị lừa vay tiền qua app?
2. Quy định về xử lý hành vi khủng bố người vay tiền qua app
2.1. Xử lý hành chính với người vi phạm
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực cho vay tài chính, tín dụng tiêu dùng cá nhân là hình thức phổ biến, hầu hết những người làm công tác đòi nợ đều có những hành vi gây ảnh hưởng đến tinh thần người vay, hoặc thậm trí là có những hành vi xuyên tạc làm mất uy tín, danh dự nhân phẩm của người khác.
Tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt cho các hành vi trên mạng xã hội như sau:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, nếu như người nào khủng bố để đòi tiền bằng cách lấy ảnh của người vay tiền để ghép ảnh bôi xấu uy tín và danh dự của người vay tiền nhằm mục đích đòi nợ có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.
Trong trường hợp công bố thông tin cá nhân và những bí mật khác của người vay tiền lên mạng xã hội (họ tên, năm sinh, số chứng minh thư, số điện thoại, địa chỉ, công việc… của người vay tiền) thì có thể bị xử phạt hành chính từ 20 – 30 triệu đồng.
2.2. Xử lý hình sự đối với những trường hợp có hành vi vi phạm ở app vay tiền
Hành vi vu khống của người cho vay đối với người vay tiền
Vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Người nào vu khống người khác để đòi tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các khoản tại điều 156 Bộ luật hình sự 2015 dưới đây:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi đe dọa giết người để đòi tiền
Hành vi đe dọa sẽ giết người để nhằm mục đích gây áp lực cho ngươi khác để đòi tiền là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, ngươi nào có hành vi đe dọa giết người thuộc một trong những khoản dưới đây sẽ bi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 (Đối với 02 người trở lên) thì những người đòi nợ là tổ chức tí dụng, các app vay tiền rất dễ mắc phải, bởi vì số lượng cho vay rất nhiều, do vậy người đi đòi tiền cũng sẽ dễ mắc phải tội này, và mức phạt cho hành vi này là bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
>> Tham khảo: Vay tiền qua app nhưng không nhận được tiền có sao không?
3. Vay tiền qua app bị khủng bố thì nên làm gì?
3.1. Những lưu ý đối với trường hợp bị khủng bố khi vay tiền qua app
Tình trạng vay tiền qua app sau đó mắc nợ, các app này liên tục gọi điện, nhắn tin,… khủng bố tinh thần của người vay xảy ra khá nhiều. Nếu bị như vậy chúng ta phải xử lí như thế nào cho đúng? Trước tiên, người vay tránh mất bình tĩnh, cần thật tỉnh táo trước những cuộc gọi hay tin nhắn đòi nợ. Trường hợp trên thực tế có hành vi vay tiền qua app, người vay có thể xin giãn nợ và thương lượng có lợi cho cả hai bên.
Với trường hợp vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Đây là những điều ta cần lưu ý:
- Không làm theo những yêu cầu bên đòi nợ đưa ra.
- Tìm hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật về việc cho vay và hình phạt đối với hành vi cho vay lừa đảo này.
- Cần phải giải thích rõ ràng và họ phải đưa ra bằng chứng xác thực việc thông tin giấy tờ vay.
- Trong quá trình bên đòi nợ gọi có thể bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này có cần cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
- Tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền khi bị đe dọa, khủng bố
- Khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan Công an qua đường dây nóng hoặc tới trực tiếp các cơ quan để được tư vấn và lấy lời khai để vụ việc được giải quyết.
3.2. Trình báo cơ quan có thẩm quyền khi bị khủng bố qua app
Khi đã có các bằng chứng, chứng cứ trong tay, nếu người vay tiền muốn trình báo cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ tố giác tội phạm như: Đơn tố cáo lừa đảo vay tiền qua app; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo qua app vay tiền.
Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ, giấy tờ đã chuẩn bị như đã nêu ở trên đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua hộp thư điện tử.
Sau khi nhận được tin tố giác, cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và lấy lời khai của người vay tiền. Sau đó, có quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh vụ việc xem có dấu hiệu của tội phạm hay không để có căn cứ quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án đó. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố hoặc kiến nghị khởi tố trong phạm vi quyền hạn, thẩm quyền của mình.
Ngoài việc làm đơn trình bào trực tiếp, người vay còn có thể trình báo qua các số hotline của các cơ quan có thẩm quyền như:
* Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an:
– Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 069.2342431
– Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 069.3336310
* Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Thành phố Hà Nội: Số điện thoại: 069.2321667
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Số điện thoại: 069.3376809
Ngoài các đường dây nóng của Bộ nêu trên, tại mỗi tỉnh thành người dân cũng có thể liên hệ với các đường dây nóng sau đấy:
Tại Thành phố Hà Nội, người dân liên hệ: Phòng An ninh điều tra: 0692194077; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0692196402;Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 02439422532, 0692196242, 0692196254, 0692196530 hoặc 0692196764;
Tại Thành phố Hồ Chí Minh người dân liên hệ các đường dây nóng sau: Phòng An ninh điều tra: 02838413744; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0693187680;
Như vậy, khi vay tiền qua các app online nếu bị các app này khủng bố thì người dân hoàn toàn có thể liên hệ tới các đường dây nóng đã nêu trên, hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền nêu trên để được giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời quý bạn dọc tham khảo bài viết: Tội vu khống người khác bị xử lý hình sự như thế nào?
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề: Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.