1. Các kiến thức liên quan đến bài toán về thời gian

Một số kiến thức về số đo thời gian cần lưu ý:

- 1 năm = 12 tháng

- 1 năm thường = 365 ngày

- 1 năm nhuận = 366 ngày

- 1 tuần lễ = 7 ngày

- 1 ngày = 24 giờ

- 1 giờ = 60 phút

- 1 phút = 60 giây-

- Các tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười haicó 31 ngày.

- Các tháng tư, tháng sáu,tháng chín, tháng mười một có 30 ngày

- Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận tháng 2 có 29 ngày)

- Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. 

- Khi giải các bài toán liên quan đến tính tuổi cần chú ý tuổi của người là một số tự nhiên lớn hơn 0 và tất cả mọi người đều tăng tuổi như nhau, hai người hơn kém nhau bao nhiêu tuổi thì trước đây, hiện tại, hay sau này vẫn hơn kém nhau bằng đấy tuổi.

Một số dạng bài toán về thời gian và cách giải chi tiết:

- Dạng bài toán cộng, trừ số đo thời gian, dạng bài toán này được thực hiện như sau: thực hiện việc đặt tính rồi tính theo chiều dọc tương tự như phép trừ (cộng) số tự nhiên sau đó điền số đơn vị đo tương ứng sau khi tính được kết quả, đối với phép trừ, trong trường hợp số đo ở số trừ bé hơn số trừ tương ứng, ta chuyển đổi 1 đơn vị lớn hơn liền kề ở số trừ sang đơn vị nhỏ hơn đó rồi mới tiếp tục thực hiện phép tính.

- Dạng bài toán đổi đơn vị đo thời gian, đối với bài toán này, cách giải như sau: với bài toán đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn, thực hiện chia số phải đổi cho "tỉ số của hai đơn vị" (tỉ số của hai đơn vị được hiểu là giá trị của đơn vị lớn chia cho đơn vị nhỏ); với bài toán đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ, thực hiện nhân số phải đổi với "tỉ số của hai đơn vị"; trường hợp số đo là một phân số, thực hiện lấy "tỉ số của hai đơn vị" nhân với phân số.

- Dạng bài toán so sánh thời gian, cách làm: thực hiện việc đổi về cùng một đơn vị đo thời gian, từ đây sẽ đưa bài toán về dạng so sánh hai số thập phân, hai phân số và thực hiện so sánh hai số thập phân, hai phân số để có thể đưa ra đáp án cho bài toán.

- Bài toán nhân số đo thời gian, đối với các bài tập trong dạng bài toán này, cách làm cụ thể như sau: thực hiện việc đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên. Sau đó khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng. Trong trường hợp số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn, lưu ý, khi hoàn thành bước thực hiện phép nhân, cần thêm đơn vị đo lường tương ứng vào sau kết quả

- Đối với dạng bài chia số đo thời gian, các bước làm bài được thực hiện như sau: Bước 1: Đặt tính rồi tính thẳng hàng các số đo đơn vị thời gian tương ứng như số tự nhiên; Bước 2: Thực hiện phép chia từng số đo ở số bị chia cho số chia theo thứ tự từ trái sang phải như số tự nhiên;  Bước 3: Khi tính mỗi kết quả được ta sẽ thêm tiền tố là các đơn vị đo thời gian tương ứng. Cần chú ý trong trường hợp mỗi lần chia số dư khác 0 cần thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi tiếp tục thực hiện phép chia.

 

2. Bài toán luyện tập cộng trừ số đo thời gian và lời giải chi tiết

Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm:

1/5 giờ = ..... phút

1 1/2 giờ =..... phút

1/3 phút = ..... giây

2 1/4 phút =..... giây

2,5  phút = ..... giây

67 phút = ..... giờ ..... phút

320 giây = ..... phút ..... giây

3 giờ 15 phút = ..... phút

330 phút = ..... giờ

Phương pháp giải: Áp dụng cách chuyển đổi: 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giấy

Lời giải chi tiết

1/5 giờ = 12 phút

1 1/2 giờ = 90 phút

1,2 giờ = 72 phút

1/3 phút = 20 giây

2 1/4 phút = 150 giây

67 phút = 1 giờ 7 phút

320 giây = 5 phút 20 giây

3 giờ 15 phút = 195 phút

330 phút = 5 1/2 giờ

Bài 2: Đặt tính rồi tính

a) 6 năm 7 tháng + 4 năm 5 tháng

b) 10 giờ 37 phút + 5 giờ 38 phút

c) 26 ngày 7 giờ + 8 ngày 15 giờ

d) 26 phút 35 giây + 46 phút 50 giấy

Phương pháp giải: 

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn 

Lời giải chi tiết

a) (6 năm 7 tháng) +(4 năm + 5 tháng) = 10 năm 12 tháng

b) (10 giờ 37 phút) +(5 giờ 38 phút) = 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút

c) (26 ngày 7 giờ) + (8 ngày 15 giờ) = 34 ngày 22 giờ

d) (26 phút 35 giây) + (46 phút 50 giây) = 72 phút 85 giấy = 73 phút 25 giây

Bài 3: Đặt tính rồi tính:

a) 30 năm 2 tháng - 8 năm 8 tháng

b) 42 ngày 7 giờ - 8 ngày 9 giờ

c) 21 giờ 12 phút - 7 giờ 17 phút

d) 15 phút 23 giây - phút 30 giây

Phương pháp giải

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường. 

Lời giải chi tiết

a)( 30 năm 2 tháng)- (8 năm 8 tháng) = (29 năm 14 tháng) - (8 năm 8 tháng) = 21 năm 6 tháng

b) (42 ngày 7 giờ) - (8 ngày 9 giờ) = (41 ngày 31 giờ) - (8 ngày 9 giờ)= 33 ngày 22 giờ

c) (21 giờ 12 phút ) - (7 giờ 17 phút) = (20 giờ 72 phút) - (7 giờ 17 phút) = 13 giờ 55 phút

d) (15 phút 23 giây) - (7 phút 30 giấy) = (14 giờ 83 phút) - (7 phút 30 giấy) = 7 phút 53 giây

Bài 4: Trong 5 giờ 30 phút một công nhân làm được 3 chi tiết máy. Chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 30 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 40 phút. Hỏi chi tiết máy thứ ba làm hết bao nhiêu thời gian?

Phương pháp giải:

- Tìm tổng thời gian làm chi tiết máy thứ nhất và chi tiết máy thứ hai.

- Thời gian làm chi tiết máy thứ ba = thời gian làm cả ba chi tiết máy

– Tổng thời gian làm chi tiết máy thứ nhất và chi tiết máy thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt :

-Trong 5 giờ 30 phút: 3 chi tiết máy

- Chi tiết thứ nhất: 1 giờ 30 phút

- Chi tiết thứ hai: 1 giờ 40 phút

- Chi tiết thứ 3: .....giờ ... phút?

 Thời gian làm chi tiết máy 1 và 2 là : 1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 3 giờ 10 phút

Thời gian làm chi tiết máy thứ 3 là : 5 giờ 30 phút – 3 giờ 10 phút = 2 giờ 20 phút

Đáp số : 2 giờ 20 phút.

 

3. Một số bài toán nâng cao lớp 5 có thể tham khảo

Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió mỗi giờ người ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 1 giờ. Tính quãng đường AB? Giải Thời gian người ấy đi về hết: 3 + 1 = 4 (giờ).

Trên cùng quãng đường, thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. v1/v2 = t2/t1 = 4/3 

Vận tốc lúc đi là: 10 : ( 4 – 3) x 4 = 40 (km/giờ)

Quãng đường AB là 40 x 3 = 120 (km)

Đáp số: 120 km. 

Bài 2: Một ô tô dự kiến đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ thì đến B lúc 12 giờ trưa. Nhưng do trời trở gió nên mỗi giờ xe chỉ đi được 35km/giờ và đến B chậm 40 phút so với dự kiến. Tính quãng đường từ A đến B. 

Lời giải chi tiết

Trên cùng một quãng đường, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên ta có v1/v2 = t2/t1 hay 45/35 = 9 /7 = t2/ t1

Vì thực tế xe đến chậm hơn dự định 40 phút nên t2 – t1 = 40 

Thời gian thực tế ô tô đi hết quãng đường AB là t2 = 40 : (9 – 7) x 9 = 180 (phút)

Đổi 180 phút = 3 giờ

Quãng đường AB dài là: 35 x 3 = 105 (km)

Đáp số: 105 km 

Trên đây là một số nội dung về cộng trừ số đo thời gian. Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề có liên quan, tham khảo: Giải Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật chi tiết nhất. Mọi thắc mắc liên hệ địa chỉ 19006162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết Trân trọng..