Mục lục bài viết
- I. Khái quát chung
- 1. Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước
- 2. Xác định cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước
- 3. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
- 4. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- 5. Nội dung của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
- II. Nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
- 1. Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
- 2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:
- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Dự trữ quốc gia; Kho bạc Nhà nước;
- Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
- Thông tư 87/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước.
I. Khái quát chung
1. Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước
Vào ngày 08/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 87/2021/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
Theo đó, quy định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử (HĐĐT) trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước.
Đơn cử như, HĐĐT trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
- Hợp đồng điện tử được ký số bởi tất cả các bên tham gia hợp đồng.
- Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn hợp đồng điện tử trong quá trình truyền nhận, lưu trữ trên hệ thống;
Ghi nhận các bên tham gia hợp đồng và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực các bên tham gia hợp đồng:
Xác thực bằng chữ ký số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
- Biện pháp khác mà các bên tham gia hợp đồng thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử.
2. Xác định cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước
Cổng thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước là điểm truy cập duy nhất của Kho bạc nhà nước trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà Kho bạc nhà nước cung cấp.
Cổng thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước có địa chỉ truy cập là https://vst.mof.gov.vn/ và bao gồm các trang thông tin điện tử tích hợp nơi Kho bạc nhà nước cung cấp các thông tin, dịch vụ, giao dịch liên quan đến hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước.
3. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử của năm 2005: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
=> Như vậy, theo quy định pháp luật, hợp đồng điện tử được ghi nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:
- Nội dung của hợp đồng điện tử bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).
- Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau).
4. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Theo nội dung được quy định tại Điều 35, Luật giao dịch điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam đảm bảo các nội dung sau:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
5. Nội dung của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
Trên hợp đồng điện tử cần đảm bảo các nội dung như hợp đồng truyền thống, bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra thì hợp đồng điện tử bổ sung một số nội dung như:
- Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.
- Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.
- Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.
- Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …(bởi việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử).
II. Nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
1. Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
Kho bạc nhà nưc được giao kết hợp đồng bằng hình thức điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước được ký kết quả các trang thông tin điện tử của kho bạc nhà nước hoặc qua các phương thức khác do hai bên thỏa thuận, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử, pháp luật về hợp đồng và các quy định pháp luật chuyên ngành.
Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước và các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó; đồng thời, được thỏa thuận về việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung giao kết bằng phương thức điện tử.
2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
Hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Hợp đồng điện tử được ký số bởi tất cả các bên tham gia hợp đồng.
b) Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn hợp đồng điện tử trong quá trình truyền nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận các bên tham gia hợp đồng và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực các bên tham gia hợp đồng: xác thực bằng chữ ký số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
c) Biện pháp khác mà các bên tham gia hợp đồng thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Các bên tham gia hợp đồng điện tử với kho bạc nhà nước phải thực hiện định danh và xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Các bên đã ký kết hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước thì không phải ký kết hợp đồng tương ứng bằng bản giấy.
Việc chứng thư số được sử dụng để ký kết hợp đồng điện tử mất hiệu lực sau thời điểm hợp đồng đã được ký kết không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đó.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).