Tiếp đó họ còn qua trường bôi xấu danh dự tôi. Nay tôi muốn viết đơn khiếu nại về quyết định luân chuyển đó, tố cáo những hành vi của cô hiệu phó chạy điểm lấy thành tích và việc mọi năm đưa danh sách các học sinh môn này phải đạt bao nhiêu phẩy tổng kết hàng năm cho tất cả các giáo viên trong trường. Đồng thời cả việc họ cấu kết bôi xấu danh dự của tôi. Nay tôi viết thư này mong quý công ty có thể tư vấn và soạn thảo đơn giúp tôi ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung phân tích:
Bạn là trưởng bộ môn toán công tác tại THCS tới năm nay là 23 năm nên bạn là viên chức theo Điều 2 Luật viên chức năm 2011
"Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Do vấn đề xin điểm từ hiệu phó trường THCS cho con của Trưởng phòng Giáo dục huyện cũng như việc phát cho bạn danh sách những học sinh phải nâng đủ điểm để lấy thành tích mà bạn không đồng ý cũng như phản đối. Khi năm nay hiệu trưởng trường THCS nơi bạn làm việc vừa nghỉ hưu và cô hiệu phó đã xin điểm cho con Trưởng phòng lên nhận chức hiệu trưởng, đồng thời bạn và cả cô giáo trực tiếp giảng dạy môn toán cho con Trưởng phòng cùng lúc nhận quyết định chuyển trường chỉ vì lí do không nâng đủ điểm cho con họ. Như vậy bạn có quyền khiếu nại về quyết định luân chuyển đó và tố cáo những hành vi của cô hiệu phó chạy điểm lấy thành tích và việc mọi năm đưa danh sách các học sinh môn này phải đạt bao nhiêu phẩy tổng kết hàng năm cho tất cả các giáo viên trong trường. Đồng thời cả việc họ cấu kết bôi xấu danh dự của bạn.
Trình tự khiếu nại mà bạn cần thực hiện được quy định tại Khoản 1 ĐIều 7 Luật Khiếu nại năm 2011
"Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính."
Hình thức khiếu nại được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011
"Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011
"Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại."
Đồng thời, việc khiếu nại của bạn không thuộc các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết theo Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011
- Về việc tố cáo hành vi vi phạm của cô hiệu phó chạy điểm lấy thành tích và việc mọi năm đưa danh sách các học sinh môn này phải đạt bao nhiêu phẩy tổng kết hàng năm cho tất cả các giáo viên trong trường
Hành vi trên của cô phó hiệu trưởng (hiện là hiệu trưởng) là hành vi vi phạm pháp luật của công chức. Khoản 2 Điều 2 Luật tố cáo năm 2011 giải thích cụ thể về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công việc:
"2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ."
Khi tiến hành tố cáo bạn có các quyền và nghĩa vụ sau:
"Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra."
Pháp luật đã quy định hình thức tố cáo tại Điều 19 Luật tố cáo năm 2011 như sau:
"Điều 19. Hình thức tố cáo
1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo."
Như vậy, để khiếu nại về quyết định luân chuyển cũng như tố cáo những hành vi của cô hiệu phó chạy điểm lấy thành tích và việc mọi năm đưa danh sách các học sinh môn này phải đạt bao nhiêu phẩy tổng kết hàng năm cho tất cả các giáo viên trong trường thì bạn cần tuân thủ các điều luật nêu trên.
- Về việc bạn bị bôi nhọ danh dự
Nếu việc bạn bị bôi nhọ danh dự có thiệt hại thực tế xảy ra đối với bạn thì bạn sẽ được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, được quy định cụ thể tại Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2005
"Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. "
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu cô hiệu phó (hiện là hiệu trưởng) cùng những người bôi nhọ danh dự của bạn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê