Mục lục bài viết
Mỗi hệ thống an ninh tập thể được thành lập bằng một điều ước quốc tế có nội dung riêng. Các quốc gia thành viên của mỗi hệ thống an ninh tập thể có thể thực hiện nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ phía quốc gia thứ ba (ngoài các nước thành viên), bởi vì sự tấn công vào một quốc gia thành viên được coi là sự tấn công vào mọi thành viên của cả hệ thống. Luật quốc tế phân chia hệ thống an ninh tập thể thành hai loại là an ninh toàn cầu và an ninh khu vực.
1. Hệ thống giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế theo Hiến chường Liên hợp quốc
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế phổ cập, được thành lập trên cơ sở Hiến chương, nhằm thực hiện nhiều mục đích quan trọng, trong đó nổi bật nhất là giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế.
Lòi nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã xác định rõ cơ sở cùa hoà bình thế giới là loại trừ chiến ttanh; tin tưởng vào những quyền cơ bản của con người; nâng cao ý nghĩa của luật quốc tế; thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn. Đồng thời, Lời nói đầu cũng xác định rõ, để đạt được những mục đích này cần thực hiện ba điều kiên cơ bản là: Thể hiện tính kiềm chế và cùng nhau chung sống trong hoà bình trên tinh thần láng giềng thân thiện; Cùng chung sức để giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế; Bảo đảm áp dụng những nguyên tắc và xác định những phương pháp sao cho lực lượng vũ trang chỉ được sử dụng vào lợi ích chung của toàn nhân loại.
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế được bảo đảm thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hôi đổng bảo an.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể xem xét những nguyên tắc hợp tác chung về giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang và đưa ra nhũng kiến nghị cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng bảo an. Đại hội đồng cũng có thể lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại cho họà bình và an ninh quốc tế.
Trong hơn 50 năm qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nhiêu nghị quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh cho thế giới. Các nghị quyết và tuyên bố quan trọng nhất trong lĩnh vực này là: Tuyên bố năm 1970 về tăng cường an ninh quốc tế; Nghị quyết 3314 (XXIX) năm 1974 về định nghĩa xâm lược; Tuyên bố năm 1988 về ngăn ngừa và loại trừ tranh chấp và tình thế có thể đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế và vai trò của Liên hợp quốc trong lĩhh vực này; Nghị quyết 44/21 năm 1989 về tăng cường hoà bình, an ninh và hợp tác quốc tế, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc; ...
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Để làm được nhiệm vụ này, Hội đồng bảo an có thẩm quyền xác định đâu là nguyên nhân đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế, đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ hoà bình. Đây là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền tiến hành các hoạt động, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên hợp quốc, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang liến quân của các nước thành viên Liên hợp quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng vũ trang như vậy chỉ được tiến hành trong trường hợp có sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc có hành vi xâm lược, nhằm duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế không ngoài mục đích chung của cả cộng đồng; đổng thời, chỉ được sử dụng trong nhũng trường hợp đặc biệt khi các biện pháp khác là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực và phải phù hợp với Hiến chương.
Điều 43 Hiến chương quy định, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an, các nước thành viên có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an lực lượng vũ trang, sự giúp đỡ và mọi phương tiện phục vụ cần thiết khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ cùa mình, thông qua các hiệp định đặc biệt, được ký kết giữa Hội đồng bảo an với các thành viên Liên hợp quốc. Cơ quan tư vấn và giúp việc cho Hội đồng bảo an về thành lập và sử dụng lực lượng vũ trang là Hội đồng tham mưu quân sự, gồm Tham mưu trưởng của các nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, do bất đồng giữa các nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an nên thực tế từ lâu cơ quan này đã chấm dứt hoạt động.
Ngoài các hoạt động trên đây, trong những năm qua, vai trò giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế cùa Hội đồng bảo an còn được thể hiện rõ nét trong hoạt động chống khủng bố quốc tế. Để chống lại những nguy cơ đe dọa hoà bình thế giới do các hoạt động khủng bố gây ra, Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết số 1373 (2001) về thành lập ủy ban chống khủng bố trực thuộc Hội đồng bảo an. ủy ban này có vai trò điều phối quá trình thực hiện các hoạt động chống khủng bố tại các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của các quốc gia thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhằm thực hiện chức năng này, các quốc gia thành viên có trách nhiêm cung cấp thông tin qua các bẳn báo cáo cho Ưỷ ban. Dựa trên cơ sở thồng tin mà các thành viên cung cấp, ủy ban sẽ có kế hoạch hỗ trợ hoặc giúp đỡ. ủy ban còn thúc đẩy việc phê chuẩn các công ước về chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, thúc đẩy hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và khu vực.
Vai trò giữ gìn hoà bình của Hội đồng bảo an còn thể hiện ở việc thành lập và hoạt động của các toà án xét xử tội phạm chiến tranh. Trong thực tiễn quốc tế, những hành động đe dọa sử dụng vũ lực, sử dụng vũ lực, nhằm tạo ra xung đột vũ trang giữa các quốc gia hay nội chiến đều xuất phát từ các quyết định của những người ỉãàh đạo các quốc gia hay các tổ chức chính trị, tôn giáo. Với những người đưa ra các quyết định trái pháp luật quốc tế và lợi ích của các quốc gia, gây hậu quả đe dọa hoà bình, an ninh thế giới và cuộc sống của thường dân thì cần buộc họ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân. Nhưng trên thực tế, toà án quốc gia đã bộc lộ những hạn chế trong việc xét xử những cá nhân này, vì họ nắm giữ những vị trí cao trong hệ thống nhà nước các quốc gia. Vì vậy, kế thừa mô hình của Toà án Nurembe và Tokyo sau Chiến tranh thế giới thứ n, Hội đồng bảo an đã lập ra hai toà án Adhoc tại Nam Tư cũ (nãm 1993) và Ruanda (năm 1994) để xét xử những tội phạm chiến tranh gây ra hai cuộc chiến đẫm máu tại hai quốc gia này. Cả hai toà án có chung công tố viên và Hội đồng phúc thẩm. Các thẩm phán của hai toà đều do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra, trên cơ sở danh sách đã được Hội đồng bảo an trình lên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại cùa Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an viện dẫn Chương vn cùa Hiến chương để thành lập các toà án hình sự xét xủr các cá nhân. Hai toà này được coi là cơ quan trực thuộc Hộidổng bảo, an, được thành lập theo Điều 29 Hiến chương Liên hợp quốc.
Riêng Toà án Hình sự quốc tế (thành lập theo Quy chế được thông qua tại Rome năm 1998 và có hiệu lực năm 2002), mặc dù là cơ quan độc lập, thường trực và không thuộc một tổ chức chính trị nào, kể cả Hội đồng bảo an nhưng hoạt động của Toà án này vẫn thể hiện vai trò quan trọng của Hội đồng .bảo an, đặc. biệt là vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trong việc bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế, trên cơ sở Chương vn Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 13 Quy chế toà án hình sự quốc tế. Cụ thể, nếu nhận thấy có sự đe dọa, phá hoại hoà bình hoặc có hành vi xâm lược thì Hội đồng bảo an có thể đưa vụ việc ra trước Toà án hình sự quốc tế bằng cách khởi kiện lên công tố viên. Từ vai trò là cơ quan bảo đảm hoà bình và an ninh quốc tế, quyền khởi kiện của Hội đồng bảo an sẽ hỗ trợ và tăng cường vai trò xét xử tội phạm, đem lại hoà bình, công lý nói chung, trợ giúp hiệu quả sự hợp tác giữa Toà án hình sự quốc tế và các nước thành viên Liên hợp quốc.
2. Hành động của Hội đồng bảo an trong trường hợp có sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc có hành vi xâm lược
Theo Điều 39 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đổng bảo an có trách nhiệm trước tiên là xác định mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào đố có đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc là hành vi xâm lược hay không. Sau đó Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết trước khi áp dụng các biện pháp để duy trì hoà bình, khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Ví dụ, tháng 8-1990, quân đội Irắc xâm chiếm Cô Oét, sau khi xác định tình hình thực tế, Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết số 660, nêu rõ hành vi của Irắc là hành vi xâm lược và yêu cầu Irắc phải rút quân đôi khỏi Cô Oét.
Việc xác định tình hình cùa Hội đồng bảo an là cơ sở pháp lý cho các hoạt động tiếp theo về gìn giữ hoà bình. Hiến chương Liên hợp quốc cho phép Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp tạm thời, theo Điều 40, để ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của tình hình. Những biện pháp tạm thời ấy không được làm phương hại đến các quyền, lợi ích hoặc tình trạng của các bên hữu quan và phải hướng tới việc ngăn chặn sự phát triển xấu của tình hình. Đó là các biện pháp ngừng bắn, đưa quân đội trở về vị trí xuất phát ban đầu, rút quân khỏi vùng chiếm đóng, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các khu vực phi quân sự ...
Nếu tình hình tiếp tục phát triển xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền quyết định những biện pháp trừng phạt cần được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng. Phù hợp với quy định của Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc, để xử lý quốc gia thực hiện những hành vi đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an có thẩm quyền đưa ra các nghị quyết để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vi phạm. Các lệnh trừng phạt chù yếu là trừng phạt về kinh tế và thương mại toàn diện, hạn chế ngoại giao tài chính... Lệnh trừng phạt được áp dụng nhũng biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm đó nhằm trừng phạt và buộc quốc gia vi phạm không có điều kiên tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.
Nếu Hội đồng bảo an xét thấy những biện pháp trừng phạt trên là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực thì theo Điều 42, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của không quân, hải quân và lục quân nếu thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy vây, trong thực tiễn hoạt động của mình, Hội đồng bảo an chưa khi nào sử dụng lực lượng vũ trang như quy định tại Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc.
3. Hoạt đông gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc
Hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc là các biện pháp có tính chất đem lại hoà bình, với sự tham gia của các thành viên quân sự, nhằm mục đích làm ổn định tình hình trong khu vực xung đột, tạo ra những điều kiến thuận lợi để giải quyết xung đột một cách hoà bình cũng như khôi phục trở lại và duy trì hoà bình.
Hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc được thực hiện dưới sự lãnh đạo chung của Hội đổng bảo an, bao gồm hai loại, đó là: Phái đoàn quan sát viên quân sự từ các sĩ quan không vũ ttang và lực lượng gìn giữ hoà bình từ thành phần quân đội của một số nước thành viên Liên hợp quốc, với trang bị vũ khí bộ binh hạng nhẹ. Nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng gìn giữ hoà bình là giúp kiểm soát và giải quyết các cuộc xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình không chỉ giới hạn ở các hoạt động quân sự, mà còn đóng vai trò của cảnh sát dân sự và các chuyên viên dân sự. Mục đích của hoạt động này cửa lực lượng gìn giữ hoà bình cũng được mở rộng, từ việc giải quyết xung đột vũ trang đến các hoạt động tạo điều kiên cho chính quyền hợp pháp được thành lập. Để thực hiện nhiệm vụ đó, lực lượng gìn giữ hoà bình phối hợp với các chính phủ, tổ chức phi chính phù và dân cư địa phương frong việc cứu trợ, tái hoà nhập, tổ chức bầu cử ... Từ năm 1948 đến nay, Liên hợp quốc đã tiến hành trên 50 hoạt động cần thiết để gìn giữ hoà bình ở các khu Vực khác nhau trên thế giới.
Hiến chương Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện các quyết định của mình về loại trừ mọi sự đe doạ hoặc phá hoại hoà bình. Lực lượng vũ trang Liên hợp quốc có thể tham gia chiến đấu, tham gia vào việc phân tách lực lượng của các bên xung đột. Điều đó có nghĩa là Hội đồng bảo an có vai trò can thiệp, áp dụng biện pháp cưỡng chế quân sự nhằm đem lại hoà bình.
Ngoăi hoạt động trên đây, hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc còn có nghĩa là hoạt động của lực lượng vũ trang không sử dụng vũ khí, được thực hiện với sự đổng ý của các bên tham chiến, chuyên làm nhiệm vụ quan sát .việc tuân thủ thoả thuận về ngừng bấn. Mục đích của hoạt động này là tập trung toàn bộ cố gắng ngoại giao để đạt được thành tựu giải quyết tranh chấp bằng con đường chính trị.
Từ năm 1988 đến nay, hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc được tiến hành không chỉ trong các cuộc xung đột giữa các quốc gia, mà còn cả trong các cuộc xung đột nội bộ của từng quốc gia. Trong các cuộc xung đột giữa các quốc gia, nhân viên quân sự được sử dụng chủ yếu để thực hiện các chức năng có tính chất quân sự, như phân tách lực lượng của các bên xung đột; thiết lập và tuần tra, kiểm soát các vùng phân tách, các vùng đêm và vùng phi quân SỊT, quan sát về thực hiện thoả thuận ngừng bắn, về rút quân đội, về sự phát triển của tình hình, về sự di chuyển của lực lượng vũ trang và về vũ khí trong các vùng căng thẳng.
Trong các cuộc xung đột nội bộ giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo... hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc nhằm thực hiên nhiều chức năng khác nhau. Ngoài chức năng quân sự, hoạt động này còn nhằm thực hiện các chức năng khác liên quan đến việc kiểm soát các cơ quan hành chính, tổ chức và tiến hành bầu cử, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, quan sát về thực hiện quyền con người, giúp đỡ công cuộc xây dựng nhà nước ... Để thực hiện các chức năng mới này, trong hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, ngoài các nhân viên quân sự còn có sự tham gia của các nhân viên cảnh sát và nhân viên dân sự, trong sự phối hợp chung.
Trong cuối những năm 80 cùa thế kỷ XX lại xuất hiiện thêm một sự thay đổi về chất trong tính chất hoạt động gìn giữ hoà bình. Nếu như trước đây sứ mệnh chính của hoạt động này là tạo ra các điều kiện để tiến hành thắng lợi đàm phán về giải quyết xung đột thì từ đây nó còn được tiến hành sau khi kết thúc đàm phán, với mục đích giúp đỡ các bên thực hiện các điều kiện về giải quyết xung đột một cách toàn diên. Những hoạt động như vây đã được tiến hành ở Namibia, Àngôỉa, En-Xanvađo, Campuchia và Môdămbích. Trong phần lớn cấc trường hợp, hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc đã góp phần làm ổn định tình hình ở nhiều khu vực xung đột trên thế giới.
Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng trong nhiều trường hợp hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc đã không mang lại thành công và thâm chí còn dẫn đến thất bại lớn. Các trường hợp ở Bôxnhia và Hécxêgôvina, ở Sômali đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã cho thấy hiệu quả của hoạt động này giảm sút rõ rệt, khi các bên tham chiến không chịu tuân thủ các thoả thuận ngừng bắn và sự hợp tác giữa họ mang tính chất hạn chế hoặc hoàn toàn không có sự hợp tác nào. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại trong hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, trong đó đáng chú ý nhất là sứ mênh mà Hội đồng bảo an trao cho không rõ ràng và mâu thuẫn; nhiệm vụ đặt ra trước hoạt động gìn giữ hoà bình vượt ra ngoài khuôn khổ gìn giữ hoà bình, ví dụ, yêu cầu áp dụng cưỡng chế trong điều kiên thiếu sự lãnh đạo chính trị vững chắc của Hội đồng bảo an; thiếu nhân viên có kinh nghiêm, thiếu phương tiện tài chính và nhân sự.
Nhằm cải thiên tình hình, làm cho hoạt động gìn giữ hoà bình đạt hiệu quả cao hơn trong thực tế, Liên hợp quốc đã xây dựng Chương trình chuẩn bị thành viên tham gia gìn giữ hoà bình đồng thời xây dựng các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động này. Để triển khai nhanh hoạt động, Liên hợp quốc đã ký với hơn 50 quốc gia các hiệp định về lực lượng dự bị, theo đó các quốc gia này đổng ý cung cấp lực lượng quân đội, trang thiết bị và bảo đảm kỹ thuật-vật chất sẵn sàng khi có yêu cầu.
Ngày 9-12-1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và mở cho các quốc gia ký kết, phê chuẩn Công ước về An ninh của nhân viên Liên hợp quốc và nhân viên phục vụ liên quan. Theo Công ước, các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biên pháp thích hợp để bảo đảm an ninh và bảo vê nhân viên gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc theo uỷ quyền của
Hội đổng bảo an. Công ước cũng xác định nghĩa vụ của nhân viên gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tôn trọng pháp luật của quốc gia sở tại và quốc gia quá cảnh đồng thời không thực hiện những hoạt động trái với sứ mênh của mình.
Ngày lố-1-2001, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhóm họp để thảo luân về các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Tham dự họp, ngoài 15 nước uỷ viên Hội đồng bảo an, còn có đại diên của 21 nước đóng góp binh sĩ cho các hoạt động gìn giữ hoà bình.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)