Đây là ngày được thế giới chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Liên hợp quốc.

Liên hợp quốc ra đời nhằm mục đích:

1) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

2) Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...;

3) Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;

4) Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục đích trên đây.

Liên hợp quốc có các cơ quan chính gồm: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư kí.

Hiện nay, thành viên của Liên hợp quốc gồm 189 quốc gia. Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc từ tháng 9.1977. Là tổ chức quốc tế rộng lớn nhất hành tinh, Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế. Hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm củng cố hòa bình, an ninh quốc tế, giải trừ quân bị, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phối hợp sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo...

Liên hợp quốc được thành lập ngày 24/10/1945, trên cơ sở của Hiến chương Liên họp quốc. Đến nay, Liên hợp quốc đã có 193 thành viên.

 

1. Tôn chỉ, mục đích Liên hợp quốc

Theo Điều 1 Hiến chương, Liên hợp quốc theo đuổi mục đích ttở thành trung tâm phôi họp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích như duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết, thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóá, nhân đạo...

Trong hơn năm mươi năm hoạt động, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các tôn chỉ, mục đích của mình.

 

2. Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 2 Hiến chương bao gồm:

- Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.

- Các thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương.

- Các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.

- Các thành viên của Liên hợp quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

- Các thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ giúp đỡ Liên hợp quốc trong mọi hành động của Liên hợp quốc.

- Để duy trì họà bình và an ninh quốc tế, Liên hợp quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo các nguyên tắc nêu trên.

- Liên hợp quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.

Những nguyên tắc của Liên hợp quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành cơ sở bảo đảm cho Liên hợp quốc thực hiện tốt vai ttò là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia vì sự hoà bình và hợp tác.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)