1. Khái quát về Bắc cực

Bắc Cực hay cực Bắc của Trái Đất (Cực Bắc địa lý) là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất (hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam. Bao phủ nó là Bắc Băng Dương. Điểm Cực Bắc nói trên là Cực Bắc địa lý, đây chỉ là điểm tưởng tượng và nó khác với cực từ Bắc của Trái Đất. Cực từ Bắc là một điểm có thật tại Bathurst Island, Canada và cách 1600 km so với Cực Bắc địa lý, có tọa độ là: 82,7°B 114,4°T (theo wikipedia.org).

- Tháng 5/1925, Canada chính thức tuyên bố khu vực Bắc cực thuộc Canada là bộ phận cấu thành lãnh thổ Canada, Canada có chủ quyền trên các vùng đất và đảo ở khu vực này.

- Năm 1916 Chính phủ Nga trong công hàm - thư điện gửi cho các nước đồng minh và láng giềng đã thông báo việc sáp nhập các đảo, các vùng đất nằm ở khu vực phía bắc bờ biển châu Âu và châu Á của nước Nga vào lãnh thổ của Nga.

- Đan Mạch chiếm hữu phần Tây Nam của đảo Greenland trong thời gian 100 năm. Năm 1922 nảy sinh tranh chấp giữa Na Uy và Đan Mạch về đảo Greenland nhưng tại phán quyết của Toà án quốc tế năm 1933, chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland đã được khẳng định. Một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền của mình với phần đất Bắc cực trên cơ sở của thuyết lãnh thổ kề cận (áp dụng riêng cho vùng Bắc cực với tên gọi “Thuyết những khu vực của Bắc cực”) và sự thoả thuận của các quốc gia hữù quan.

2. Chế độ pháp lý Bắc cực

Các nước Bắc cực không có quan điểm giống nhau về vấn đề xác lập chủ quyền và quyền lực ở Bắc cực. Việc nước này hoặc nước khác quy định khu vực Bắc cực không giải quyết vấh đề chế độ pháp lý của vùng biển nằm trong khu vực Bắc cực.

Chế độ pháp lý của từng vùng biển Bắc cực riêng biệt được đánh giá riêng, xuất phát từ thực tế hình thành trật tự pháp luật đã được công nhận từ lâu trên cơ sở các lợi ích quân sự, kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của các nước Bắc cực.

Giải quyết vấn đề chế độ pháp lý Bắc cực đã hình thành quan điểm quốc tế hoá Bắc cực nhưng trên thực tế, học thuyết quốc tế hoá Bắc cực vấp phải sự phản đối của một số quốc gia, điển hình là Mỹ.

Hiện nay, quá trình quốc tế hoá Bắc cực đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là sự thành lập Hội đồng Bắc cực được thông qua tại Ôttaoa năm 1996. Thành viên của Hội đồng Bắc cực gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển, Mỹ (các nước Bắc cực) và Hiệp hội những người thiểu số bản xứ ở Bắc cực, Xibêri và Viễn đông.

Thời gian gần đây, ở Bắc cực, sự hợp tác khu vực đã được mở rộng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thể hiện trong một số văn kiện quan trọng như Tuyên bố của các nước Bắc cực năm 1993...

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)