Mục lục bài viết
- 1. Bộ đề ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán
- 1.1 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 1)
- 1.2 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 2)
- 1.3 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 3)
- 1.4 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 4)
- 1.5 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 5)
- 2. Bộ đề ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt
- 2.1 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 1)
- 2.2 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 2)
- 2.3 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 3)
- 2.4 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 4)
- 2.5 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 5)
1. Bộ đề ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán
1.1 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 1)
Bài 1: Đặt rồi tính:
578 x 645
72561 x 32
110084 : 13
25240 : 18
Bài 2: Tìm X, biết:
a, 97387 – X = 149952 : 32
b, X + 1682 = 57 x 84
c, X – 761 = 9828 : 52
Bài 3: Ba đội công nhân sửa đường trong một ngày đã sửa được tất cả 2km đường. Đội thứ nhất sửa được nhiều hơn đội thứ hai 333m đường. Hỏi mỗi đội đã sửa được bao nhiêu mét đường biết đội thứ ba sửa được 635m đường?
Bài 4: Một khu vườn hình vuông có cạnh bằng 80m. Người ta chia khu vườn thành hai mảnh vườn hình chữ nhật nhỏ hơn. Mảnh vườn đầu tiên chiếm 1/4 diện tích khu vườn, mảnh vườn thứ hai chiếm 3/4 diện tích khu vườn. Ở mảnh vườn đầu tiên người ta trồng rau, cứ 1m2 thu hoạch được 6kg rau. Ở mảnh vườn thứ hai người ta trồng nhãn, cứ 1m2 thu hoạch được 8kg nhãn. Tính số ki-lô-gam rau và nhãn tổng cộng thu hoạch được?
1.2 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 2)
Bài 1: Đặt rồi tính:
67163 x 138
17382 x 245
19362 : 42
72847 : 63
Bài 2: Tìm X, biết:
a, 72 x X = 2400
b, 7428 : X = 12
c, X : 647 = 243
Bài 3: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 526kg hoa quả, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 76kg hoa quả, ngày thứ ba bán được ít hơn tổng hai ngày thứ nhất và thứ hai 214kg hoa quả. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam hoa quả?
Bài 4: Một miếng đất hình chữ nhật có chiều dài là 180m. Trung bình cộng giữa chiều rộng và chiều dài là 150m. Người ta chia miếng đất thành hai phần. 1/3 diện tích dùng để xây nhà và 2/3 diện tích còn lại dùng để trồng cây táo. Biết cứ 1m2 thì thu hoạch được 3kg táo. Hỏi cả miếng đất thu hoạch được bao nhiêu tạ táo?
1.3 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 3)
Bài 1: Đặt rồi tính:
3842 x 347
874 x 4827
58485 : 215
38080800 : 21600
Bài 2: Tìm X, biết:
a, X – 7826 = 248 x 137
b, 93718 – X = 453136 : 254
c, X + 7425 = 12 x 735 +1273
Bài 3: Một đoàn xe du lịch, 6 xe đi đầu chở tất cả 120 người, 6 xe sau chở tất cả 300 người. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu người?
Bài 4: Tính diện tích của hình vuông có độ dài cạnh bằng chiều rộng của hình chữ nhật có chu vi bằng 180cm và chiều dài bằng 50cm
Bài 5: Hiên nay trung bình cộng số tuổi của mẹ và con là 22 tuổi. Tuổi mẹ hơn tuổi con 26 tuổi.
a, Tính số tuổi của mẹ và của con hiện nay
b, Sau mấy năm nữa tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi con
1.4 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 4)
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
a, (738 + 3350 : 25) x 14
b, 89294 – 30328 : 34
c, 9728 + 829 x 83 – 11839
d, (89294 – 730 x 20) : 6
Bài 2: Tính nhanh:
a, 68313 – (200 + 313)
b, 773 x 36 + 773 x 65 - 773
c, 35 x 49 + 51 x 36
Bài 3: Một mảnh vườn có chiều rộng 40m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta trồng hoa ở đó. Cứ 10m2 thì thu hoạch được 125 bó hoa. Hỏi cả mảnh vườn đã thu hoạch được bao nhiêu bó hoa?
Bài 4: Một đoàn xe tải chở hàng. 4 xe đầu mỗi xe chở được 4720kg hàng, 6 xe sau mỗi xe chở được 4820kg hàng. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu kg hàng?
1.5 Bộ đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán (Đề số 5)
Bài 1: Tính:
a, 7273 x 14 – 8873
b, 1383 + 110980 : 124
c, 125 x 8 x 25 x 4 x 7
Bài 2: Tìm X
Bài 3: Xe tải nhỏ chở được 12 bao gạo, mỗi bao gạo nặng 60kg. Xe tải lớn chở đợc 38 bao gạo, mỗi bao gạo nặng 100kg. Hỏi xe tải lớn chở được nhiều hơn xe tải bé bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 4: Để lát nền một phòng học hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng kém chiều dài 10m người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 25cm. Giá mỗi viên gạch là 4000 đồng. Hỏi để lát kín phòng học đó sẽ mất bao nhiêu tiền (biết phần mạch vữa không đáng kể)?
2. Bộ đề ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt
2.1 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 1)
Phần 1: Đọc hiểu
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
Áo dài nam
Chiếc áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 cúc làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,... chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc. Áo có 5 thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra. Tay áo được may rộng hoặc hẹp tùy ý thích người mặc.
Áo dài nam thường có màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ, diềm tay áo. Khi mặc áo dài thì các anh sẽ mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng bên trong để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Áo ngũ thân luôn đi kèm với khăn vấn.
Áo dài nam hiện nay chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội truyền thống Việt Nam hay các đám cưới truyền thống. Đặc biệt, tại hội nghị cấp cao APEC 2006 tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà là áo dài.
Câu 1: Đâu không phải là nguyên liệu dùng để làm cúc áo cho áo ngũ thân? (0,5 điểm)
A. Kim loại
B. Ngọc
C. Vải
D. Gỗ
Câu 2: Cổ áo ngũ thân cho nam có dáng thẳng, cao và vuông tượng trưng cho điều gì ? (0,5 điểm)
A. Sự khoan dung của người quân tử
B. Sự chính trực của người quân tử
C. Sự đôn hậu của người quân tử
D. Sự thông minh của người quân tử
Câu 3: Áo ngũ thân thường đi kèm với vật gì? (0,5 điểm)
A. Khăn vấn
B. Dày da
C. Túi xách
D. Gậy gỗ
Câu 4: Áo ngũ thân không thường mặc ở đâu? (0,5 điểm)
A. Đám cưới truyền thống
B. Lễ hội truyền thống
C. Tại các buổi lễ trang trọng
D. Phòng tập thể thao
Câu 5: Em hãy gạch chân dưới tính từ có trong câu văn sau (0,5 điểm):
“Khi mặc áo dài thì các anh sẽ mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng bên trong để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong”
Câu 6: Trạng ngữ trong câu văn sau là kiểu trạng ngữ nào (0,5 điểm):
“Bằng sự cố gắng không ngừng, em đã được điểm 10 trong bài kiểm tra vừa rồi”
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
C. Trạng ngữ chỉ phương tiện
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 7: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm: “Trên bàn có một bình hoa hồng nhung” (1 điểm)
Câu 8: Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ ước mơ (1 điểm)
Phần 2: Bài tập
Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng mà em ấn tượng nhất.
2.2 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 2)
Phần 1: Đọc hiểu
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
Hiện nay, Việt Nam có 33 vườn quốc gia với tổng diện tích trên 10.000km², trong đó có 60km² là mặt biển. Những vườn quốc gia này phân bố ở trên khắp cả nước và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Tà Đùng được thành lập vào ngày 08 tháng 02 năm 2018 nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Nông.
Phong Nha Kẻ Bàng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất nước ta. Và là vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2003. Ngoài ra, một phần của Vườn quốc gia Bái Tử Long cũng nằm trong Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Còn những cánh rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy là vườn quốc gia có diện tích nhỏ nhất. Bên cạnh chức năng bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, phát triển rừng, thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi sinh… các vườn quốc gia tại Việt Nam còn là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn rời xa phố thị ồn ào để được thả hồn trong không gian rộng lớn, xanh mát và hiền hòa của thiên nhiên.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Hiện nay nước ta có bao nhiêu vườn quốc gia? (0,5 điểm)
A. 22 vườn quốc gia
B. 23 vườn quốc gia
C. 33 vườn quốc gia
D. 32 vườn quốc gia
2. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận các tỉnh nào? (0,5 điểm)
A. Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La
C. Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình
D. Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tĩnh
3. Vườn quốc gia lớn nhất nước ta là (0,5 điểm):
A. Vườn quốc gia Cúc Phương
B. Vườn quốc gia Bái Tử Long
C. Vườn quốc gia Xuân Thủy
D. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
4. Đâu không phải là chức năng của vườn quốc gia? (0,5 điểm)
A. Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng
B. Bảo vệ nền giáo dục đất nước
C. Phát triển rừng
D. Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi sinh
Câu 2: Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ của câu sau (1 điểm):
Phong Nha Kẻ Bàng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất nước ta.
Câu 3: Em hãy bổ sung trạng ngữ chỉ thời gian cho câu sau (1 điểm):
________________________________ vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập.
Câu 4: Em hãy gạch chân dưới các danh từ chung có trong câu sau (1 điểm):
Còn những cánh rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy là vườn quốc gia có diện tích nhỏ nhất.
Phần 2: Bài tập
Câu 1: Viết chính tả (2 diểm)
Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa…
Câu 2: Tập làm văn
Em hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm.
>> Xem thêm Kể về một việc tốt mà em đã làm chọn lọc hay nhất
2.3 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 3)
Phần 1: Đọc hiểu
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
Rừng tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Rừng tràm Trà Sư rộng 845 ha nằm trên địa bàn 3 xã Vĩnh Trung, xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên và một phần giáp xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (An Giang).
Rừng Tràm Trà Sư có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu mới nhất của Đại học An Giang cho biết rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của 70 loài chim, cò, trong đó có hai loài có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” là cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và cò cổ rắn (Điêng Điểng). Hệ sinh thái ở đây cũng rất phong phú với 22 loài bò sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản, trong đó có 2 loài có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng là cá trê trắng và cá còm. Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn rất đa dạng về thực vật với 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có gần 80 loài dược liệu.
Câu 1: Rừng tràm Trà Sư trước đây là một vùng đất như thế nào? (0,5 điểm)
A. Vùng đồng bằng trù phú
B. Vùng sa mạc khô cằn
C. Vùng biển rộng lớn, nhiều san hô
D. Vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng
Câu 2: Rừng tràm Trà Sư không nằm trên địa phận xã nào? (0,5 điểm)
A. Xã Vĩnh Trung
B. Xã Tuyên Hóa
C. Xã Văn Giáo
D. Xã Ô Long Vỹ
Câu 3: Rừng tràm Trà Sư có loài động vật nào đang có tên trong Sách đỏ Việt Nam? (0,5 điểm)
A. Cá trê trắng
B. Điêng Điểng
C. Cá còm
D. Tê giác
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không nói về hệ thống sinh vật ở rừng tràm Trà Sư? (0,5 điểm)
A. Hệ sinh thái phong phú với 22 loài bò sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản.
B. Hệ thực vật đa dạng với 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi
C. Số lượng lớn các loại sinh vật biển quý hiếm
D. Là nơi cư trú của 70 loài chim, cò
Câu 5: Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ của câu sau (1 điểm):
Rừng Tràm Trà Sư có tác dụng rất quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi.
Câu 6: Em hãy nối các câu ở cột B với kiểu câu phù hợp ở cột A (2 điểm)
Phần 2: Bài tập
Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)
Nhớ Tây Bắc
Sớm sương muối, tối sương mù,
Trưa hoe hoe nắng, chiều tù mù mây.
Heo may xao xác hàng cây,
Thu đi không để dấu giày thời gian.
Lam chiều tím nỗi miên man,
Gợi lòng ta cảnh đại ngàn sang đông.
Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy tả một loài động vật mà em yêu thích nhất.
>> Xem thêm Tả một loài động vật mà em yêu thích hay nhất
2.4 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 4)
Phần 1: Đọc hiểu
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
Ba chú bướm
Dưới giàn hoa tường vi rực rỡ là nơi ở của rất nhiều loài bướm. Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm trắng và bướm hồng. Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít. Bất kể nơi nào có bướm vàng thì người ta cũng thấy có mặt hai chú bướm còn lại. Bố mẹ của cả ba rất yên tâm.
Một hôm, cả ba anh em đang nô đùa trên các khóm hoa thì trời bất ngờ đổ mưa. Thấy ở gần đó có một bông hoa Ly màu hồng thật to, ba chú bướm bay đến nhờ giúp đỡ:
– Chào cô, bọn cháu bị ướt mưa, không thể bay được nữa. Cô cho bọn cháu trú dưới cánh hoa của cô một lát nhé?
– Ôi, cô là hoa ly hồng. Cô chỉ cho bướm hồng trú thôi.
Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay, bay đi nơi khác. Được một quãng ngắn, cả ba nhìn thấy một bông hoa tulip vàng rực rỡ, bèn ngỏ lời nhờ giúp đỡ:
– Chúng cháu chào bác tulip. Bác có thể cho ba anh em cháu trú một lát cho đôi cánh khô lại sẽ bay đi ngay không ạ? Hoa tulip từ chối ngay:
– Tôi màu vàng nên chỉ thích những người bạn cùng màu với mình thôi. Còn lại hai bạn bướm trắng và hồng đi nơi khác trú nhé!
Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu. Nó quyết tâm không bỏ rơi anh em. Ba chú bướm lại tiếp tục bay đi tìm nơi trú mưa. Lần này thì cả ba chú trông thấy một bông hồng trắng muốt. Cả bọn lại lên tiếng nhờ giúp đỡ, nhưng cô hồng trắng cũng không thể giúp vì cánh hoa của cô quá bé. Thế là cả ba chú bướm đành phải nép vào nhau đứng dưới trời mưa to.
Bác mặt trời nấp sau đám mây đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Cảm động trước sự gắn bó của ba chú bướm nên bác cố vén màn mây để chiếu những tia nắng ấm áp vào chỗ bọn trẻ. Chẳng mấy chốc, mưa tạnh và cánh bướm đã được hong khô.
Câu 1: Ba chú bướm chơi thân với nhau gồm có những màu gì? (0,5 điểm)
A. Màu vàng, màu đỏ, màu tím
B. Màu trắng, màu xanh, màu nâu
C. Màu trắng, màu hồng, màu vàng
D. Màu xanh, màu hồng, màu cam
Câu 2: Khi gặp trời mưa, 3 chú bướm đã không xin trú mưa ở đâu? (0,5 điểm)
A. Hoa Ly hồng
B. Hoa Tulip vàng
C. Hoa Loa kèn đỏ
D. Hoa Hồng trắng
Câu 3: Vì sao chú bướm hồng không vào trú mưa dưới hoa Ly hồng? (0,5 điểm)
A. Vì hoa Ly hồng không đồng ý cho chú bướm hồng trú mưa.
B. Vì chú Bướm hồng không muốn để 2 anh em của mình phải đi dưới mưa trong khi mình được trú mưa.
C. Vì chú bướm hồng không thích hoa Ly hồng
D. Vì chú bướm vàng không đồng ý chú bướm hồng trú mưa.
Câu 4: Ai đã vén màn mây, chiếu những tia nắng ấm áp vào 3 chú bướm? (0,5 điểm)
A. Bác mặt trời
B. Chú gà trống
C. Chị mây
D. Anh gió
Câu 5: Em hãy gạch 1 gạch dưới từ láy và gạch 2 gạch dưới từ ghép có trong câu sau (1 điểm):
“Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít”.
Câu 6: Chủ ngữ của câu “Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu” là (1 điểm):
A. Bướm trắng
B. Bướm trắng và bướm hồng
C. Bướm trắng và bướm hồng dẩy bướm vàng
D. Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa
Câu 7: Em hãy gạch chân dưới các danh từ riêng viết sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng (1 điểm):
Buổi sáng, ê-mi-li thức dậy bởi tiếng hát của cô Ma-Ri-A - một ca sĩ nghiệp dư sống bên cạnh.
Phần 2: Bài tập
Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)
Đi trên đường Hà Nội một sớm nay
Mùi hoa sữa cứ nồng nàn mời gọi
Những chùm hoa trắng tinh con mắt đợi
Kìa nôn nao một màu nhớ thu vàng.
Câu 2: Tập làm văn: Em hãy tả lại chiếc cặp sách của em. (3 điểm)
>> Xem thêm Tả chiếc cặp sách của em chọn lọc hay nhất
2.5 Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt (Đề 5)
Phần 1: Đọc hiểu
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình rồi đổ ra Biển Đông. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội.
Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt. Cách đây hơn 1000 năm, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Ninh Bình ra thành Đại La xây dựng kinh thành Thăng Long (Rồng bay) đã sớm nhận thấy địa thế “tựa núi, nhìn sông” của vùng đất này. Với vị thế trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên con sông lớn khiến cho giao thông của Thăng Long - Hà Nội với các địa phương khác trở nên dễ dàng, thuận tiện. Dòng sông Hồng không chỉ lắng đọng phù sa, tạo thành miền đất trù phú “đất lành chim đậu”, mà còn khiến nơi đây trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi “ lắng hồn núi sông”, thu hút nhân tài, anh kiệt, những tinh hoá văn hoá làng nghề từ khắp nơi, tạo nên những phố nghề, làng nghề nổi tiếng ở đất kinh kỳ kẻ chợ. Cảnh sắc tươi đẹp bên bờ sông Hồng với con người Hà Nội thanh lịch là đề tài cho thơ ca, nhạc, hoạ... từ bao đời, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.
Câu 1: Sông Hồng không chảy qua tỉnh nào sau đây (0,5 điểm):
A. Lào Cai, Yên Bái, Nam Định
B. Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam
C. Hải Phòng, Lạng Sơn, Thanh Hóa
D. Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên
Câu 2: Những đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là (0,5 điểm):
A. Làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông
B. Nuôi tằm dệt vải
C. Trồng cây cổ thụ lấy gỗ làm đỗ mĩ nghệ
D. Trồng các loại hoa, thảo dược
Câu 3: Trong những đặc điểm dưới đây, đâu không phải là đặc điểm tiêu biểu của sông Hồng:
A. Cung cấp phù sa trù phú
B. Cảnh sắc tươi đẹp 2 bên bờ thu hút khách ghé thăm
C. Giúp Hà Nội trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt
D. Cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm biển, cá biển…
Câu 4: Em hiểu câu tục ngữ “đất lành chim đậu” nghĩa là gì? (1,5 điểm)
Câu 5: Em hãy gạch chân dưới các từ ghép xuất hiện trong câu văn dưới đây (1 điểm):
Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt.
Câu 6: Em hãy gạch chận dưới trạng ngữ của câu sau và cho biết đó là loại trạng ngữ gì? (1 điểm)
Hôm nay, chị Hai và em được mẹ dẫn lên hiệu sách để mua sắm các đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học tới.
Phần 2: Bài tập
Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)
Hà Nội
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.
Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy tả một cây cổ thụ mà em yêu thích.
>> Xem thêm Tả một cây cổ thụ chọn lọc hay nhất Tập làm văn lớp 5