1. Mẫu bài thu hoạch kiến tập sư phạm Tiểu học, Mầm non là gì?

Kiến tập là hình thức giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với những lý thuyết đã được giảng dạy trong quá trình học. Cụ thể, sinh viên được trực tiếp quan sát, theo dõi những công việc thực tế của công ty hay doanh nghiệp, quan sát những tình huống có thể xảy ra trong thực tế và cách thức giải quyết vấn đề. Từ đó giúp sinh viên có thể làm chủ kiến thức, đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho bản thân và lấy đó làm hành trang cho giai đoạn sau này.

Mẫu bài thu hoạch kiến tập sư phạm Tiểu học, Mầm non là mẫu báo ᴄáo ᴄủa ѕinh ᴠiên ѕau một thời gian kiến tập theo như quу định ᴄủa pháp luật hiện hành. Mẫu bài thu hoạᴄh kiến tập ѕư phạm Tiểu học, Mầm non đượᴄ ѕinh ᴠiên dùng để trình bàу tất ᴄả ᴄáᴄ nội dung mà ѕinh ᴠiên đó họᴄ ᴠà tíᴄh lũу đượᴄ trong thời gian kiến tập ᴄủa mình ᴠà gửi tới trường họᴄ đã ᴄử ѕinh ᴠiên đó đi kiến tập.

 

2. Mục đích của mẫu bài thu hoạᴄh kiến tập ѕư phạm Tiểu học, Mầm non:

Mẫu bài thu hoạᴄh kiến tập ѕư phạm Tiểu học, Mầm non là để là mẫu báo ᴄáo đượᴄ ѕử dụng để ghi nhận quá trình thựᴄ tập ᴄủa ѕinh ᴠiên thuộᴄ ᴄhuуên ngành ѕư phạm Tiểu học, Mầm non khoảng thời gian thựᴄ tế ѕinh ᴠiên đượᴄ tiếp ᴄận ᴠới môi trường làm ᴠiệᴄ tại ᴄáᴄ lớp họᴄ. Ngoài ᴠiệᴄ dùng để ghi nhận quá trình thựᴄ tập thì bài thu hoạᴄh kiến tập nàу ᴄòn đượᴄ dụng như một bài kiểm tra để giáo ᴠiên ᴠà nhà trường đang quản lý ᴄó thể đánh giá ѕinh ᴠiên ᴄủa mình thộng qua bài thu hoạᴄh nàу một ᴄáᴄh ᴄhính хáᴄ nhất. Mẫu bài thu hoạᴄh kiến tập ѕư phạm Tiểu học, Mầm non là mẫu báo ᴄáo thể hiện đượᴄ hết tất ᴄả những kiến thứᴄ ᴠà tiᴄh lũу ᴄủa ѕinh ᴠiên đã họᴄ hỏi ᴠà trau dồi đượᴄ trong quá trình trên giảng đường ᴄũng như quá trình họᴄ tập thựᴄ tiến ᴄủa mình trên ᴄáᴄ lớp họᴄ thựᴄ tiến.

 

3. Mẫu bài thu hoạch kiến tập sư phạm Tiểu học, Mầm non:

Mẫu báo cáo kiến tập sư phạm Tiểu học, Mầm Non là mẫu báo cáo được sử dụng để ghi nhận quá trình thực tập của sinh viên thuộc chuyên ngành Tiểu học, Mầm non, là khoảng thời gian thực tế sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết của một bài báo cáo, mời các bạn cùng đọc và tham khảo.

Tải về
 

BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP SƯ PHẠM TIỂU HỌC/ MẦM NON

 

PHẦN I: SƠ YẾU LÝ LỊCH.

1. Họ, tên sinh viên: .................................................................................................

Nam, nữ: .................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................

Chuyên ngành đào tạo: ...........................................................................................

Lớp: ..........................................................................................................................

Khoa: ........................................... Trường: ..............................................................

Hệ đào tạo: ...............................................................................................................

Khóa đào tạo: ..........................................................................................................

Thực tập tại nhóm/lớp: Tại trường Tieur học/ Mầm Non: ....................................... 
 

LỜI CẢM ƠN

Mở đầu bài báo cáo này cho em xin gửi đến các thầy/ cô lòng biết ơn sâu sắc đã tận tình giúp đỡ chúng tôi, truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới, những bài học mới. Và những bài học hôm nay sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước trong sự nghiệp trồng người sau này. Giáo viên là nghề cao quý trong xã hội, đúng như ông cha ta đã nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Câu nói ấy đã khắc ghi trong em, luôn nhắc nhở tôi phải biết kính trọng yêu quý những người đã dẫn dắt chỉ dạy bản thân mình trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Em không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô và Ban lãnh đạo trường …………………......................... đã tạo điều kiện cho tôi được đi kiến tập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn. Và đặc biệt trường mà em cùng các bạn kiến tập, trường Tiểu học/ Mầm non …............................... đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt …………. tuần thực tập. Giúp cho bản thân em có những kinh nghiệm quý báu làm hành trang để bước vào tương lai dễ dàng hơn. Em xin gửi đến quý thầy cô, Ban lãnh đạo trường Tiểu học/ Mầm non ................................ cùng tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên của nhà trường lời cảm ơn sâu sắc nhất.
……………. tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để làm quen và kết bạn với những trò nhỏ của lớp ......................... Giáo viên hướng dẫn và lớp kiến tập đã tạo không khí thân mật, thoải mái và nhiệt tình giúp đỡ chúng em. Bản thân em cảm thấy gắn bó với lớp như người chị cả với các em nhỏ của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô .................................... – giáo viên phụ trách hướng dẫn thực tập. Trong …………….. tuần, các cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách soạn giáo án, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho chúng em kết thân với học sinh. Những kinh nghiệm của cô là kiến thức thực tế vô cùng quý giá cho hành trang vào nghề của giáo sinh chúng em. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học/ Mầm non …………................ đã tạo điều kiện tốt nhất cho đợt kiến tập của chúng em. Sự giúp đỡ của cô/thầy ......................... – giáo viên trưởng đoàn, là đóng góp không nhỏ cho thành công của đợt kiến tập này. Xin chân thành cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy/ cô của trường. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp ..................... thân thiện, đáng yêu và rất nhiệt tình đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt các tiết giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO VIẾT BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM:

Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt kiến tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên kiến tập củng cố, rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.

Mục tiêu của đợt kiến tập sư phạm là giúp sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học sinh Tiểu học/ Mầm non. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này. Thiết thực hơn, giáo sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt quá trình học tập hệ đại học.Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viên học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và linh hoạt. Bản thu hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt 6 tuần thực tập, được thực hiện theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trưởng đoàn và giáo viên phụ trách. Đây cũng là tường trình của chúng tôi về những kiến thức thu thập được. Chúng tôi đã có ………. tuần đáng nhớ, tận mắt chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa dạng, phức tạp. Là một người giáo viên mần non tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng chính vì vậy mà kiến tập sư phạm là thời gian quan trọng và quí báu để giáo sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lí tình cảm của các cháu đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn thiếu để mình hiểu biết ngày càng tốt hơn để có thể trao dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những cong việc được giao một cách tốt hơn. Vì vậy, em viết báo cáo kiến tập như một phần củng cố thêm kiến thức chuyên ngành của mình.
 

2. NHIỆM VỤ VIẾT BÁO CÁO:

Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vì thế trong bài báo cáo cần làm rõ được một số nhiệm vụ nổi bật như:

Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường mầm non nơi kiến tập,

Dự giờ giảng mẫu, soạn giáo án, kiến tập công tác chủ nhiệm, công tác quản lý nhóm lớp,

Tham gia đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh,

Tham gia trang trí lớp học theo chủ điểm,

Cùng sinh hoạt, vui chơi với trẻ,

Những kết quả đạt được sau đợt thực tập,

Phương hướng phấn đấu. 
 

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG THỰC TẬP:

1. Giới thiệu về trường:

Trường Tiểu học/ Mầm non ...................................... Trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non kết hợp với sự chăm sóc tận tình và phương pháp giảng dạy tiên tiến. Chính vì vậy, quý phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm các bé ở Trường Tiểu học/ Mầm non.

Toàn trường có …………. giáo viên, trường có ………… phòng học

* Phòng chức năng gồm:

- .................. phòng âm nhạc

- .................. phòng hội trường

………………….

* Phòng làm việc:

- ............. phòng Hiệu Trưởng

- ............. phòng phó Hiệu Trưởng

- ............. phòng hành chánh

- ............. phòng y tế

- ............. phòng công đoàn

- ............. phòng thư viện

……………………

Hàng tháng nhà trường có tổ chức thao giảng, dự giờ, phát động thi đua làm đồ dung dạy học. đồ chơi, các sản phẩm hoạt động tổ chức dạy học, thi hát dân ca và các hoạt động giảng dạy khác. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra công tác giảng dạy, tổ chức cho giáo viên họp các buổi họp chuyên môn, trao đổi các vấn đề và hoạt động chính trị. Từ đầu năm tới nay trường đã thực hiện được các chuyên đề: hoạt động vui chơi, phát triển ngôn ngữ với các mô hình đồ chơi. Trường đã thực hiện được các phong trào như: làm đồ dung đồ chơi, phát triển ngôn ngữ, phong trào thi đua xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực được thực hiện rất tốt. Tổ chức khám định kì cho cháu, về biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đồ dùng, đồ chơi. Cho cháu ăn đủ chất tăng cường lượng ăn uống các chất giàu vitamin c, phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh phải báo với phụ huynh để đưa con về nhà chăm sóc. Dùng các biện pháp và tuyên truyền chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì. Đối với trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng phải theo dõi cân nặng, phải cho trẻ uống thêm sữa.
 

2. Thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi: Tập thể trường luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong công tác chuyên môn nhà trường luôn nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng mầm non Sở. Trong công tác chính trị luôn nhận sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường với các cấp Đảng ủy phường Bồ Đề. Trong công tác xã hội hóa giáo dục luôn có sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và các cơ quan hưu quan. Cơ sở nhà trường mới được nâng cấp, cải tạo khu vệ sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồ dùng, dụng cụ được trang bị đầu tư đúng mức. Chế độ giáo viên, công nhân viên được đảm bảo, giải quyết kịp thời phần nào đội ngũ yên tâm công tác.

- Khó khăn: Giáo viên có con nhỏ nhiều, ít nhiều ảnh hưởng đến ngày công và chất lượng công tác. Một vài giáo viên chưa tế nhị trong công việc giao tiếp với phụ huynh, gây phiền hà cho phụ huynh. Năm đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới còn nhiều lúng túng, tài liệu, ấn phẩm cho trẻ còn chưa kịp thời.
 

3. Thu hoạch và tác dụng của công tác này:

Với tinh thần học hỏi, thái độ hòa nhã thân thiện, sau một thời gian về thực tập và tìm hiểu về trường, về môi trường học tập, môi trường làm việc của nhà trường thì đã giúp bản thân có những kinh nghiệm thực tế và quý báu. Qua tìm hiểu thực tế thì tôi thấy nhà trường là một cơ sở có đủ những điều kiện tốt nhất để đón đoàn sinh viên về thực tập Giáo viên phụ trách hướng dẫn tận tình cho giáo sinh thực tập tại trường, giúp giáo sinh có thể thực hiện tốt công tác soạn giảng, quản lý trẻ và chủ nhiệm lớp. Đây chính là nền tảng, là cơ sở giúp em hoàn thành tốt công việc giáo dục trẻ trong tương lai.

 

In / Sửa biểu mẫu

 

4. Ví dụ về bài báo cáo kiến tập sư phạm trường Tiểu học Tam Sơn II:

Tải về
 

Sở GD và ĐT Bắc Ninh  

Trường Tiểu học Tam Sơn II    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                          
                                                       

BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP SƯ PHẠM TIỂU HỌC TAM SƠN II NĂM HỌC 2022 - 2023
 

Họ tên sinh viên: Hoàng Trung Hải 

Khoa: Sư phạm Tiểu học

Thực tập giảng dạy tại lớp: 4A4

Thực tập chủ nhiệm tại lớp: 4A4
 

PHẦN I. TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Thâm nhập thực tế:

Để đạt được kết quả tốt trong thực tập giảng dạy, chủ nhiệm, hiểu hơn về trường thì việc thâm nhập thực tế là rất cần thiết. Tìm hiểu tình hình địa phương nơi địa bàn trường đóng vì đây là công việc thiết thực để sinh viên có điều kiện nắm bắt được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực tập. Để từ đó có những hướng đi, đưa ra những biện pháp phù hợp.

- Việc tìm hiểu với thái độ học hỏi, cầu tiến những ngày đầu thực tập em đã có những hiểu biết cơ bản về trường Tiểu học Tam Sơn II cũng như những thành tích mà thầy và trò trường đã đạt được, kết quả học tập của học sinh trong học kì I năm 2022 – 2023 cũng như thuận lợi, khó khăn của trường. Đồng thời biết được sự nổ lực phấn đấu và thành tích đạt được qua các thời kì. Qua việc được nghe báo cáo của thầy hiệu trưởng Nguyễn xxx xxx đã giúp tôi nhận thấy trường Tiểu học Tam Sơn II là một ngôi trường có bề dày về truyền thống lịch sử, ngôi trường với truyền thống tự lực, tự cường khắc phục những khó khăn, thử thách. Trường có đội ngũ giáo viên có có tri thức, tâm huyết với nghề và có lòng yêu thương học sinh. Đặc biệt em thấy được tinh thần, ý thức tham gia các phong trào và hoạt động của giáo viên và học sinh của nhà trường rất cao.

- Ngay trong những ngày đầu thực tập tại trường, bản thân em đã được tham gia các hoạt động sinh hoạt công đoàn của nhà trường. Đó là những hoạt động tích cực, bổ ích không chỉ giúp tập thể gắn kết mà còn góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống cho giáo viên và học sinh.

- Tìm hiểu biết được các hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Về lớp chủ nhiệm: nắm bắt được sĩ số của lớp, tỉ lệ học sinh nam – nữ, ban cán sự lớp – Đoàn. Nắm được đặc điểm, tình hình của lớp về học tập và nề nếp (thuận lợi và khó khăn).

- Thu hoạch của công tác này: Từ những việc tìm hiểu đó đã tạo điều kiện tốt cho em trong việc hoàn thành kế hoạch thực tập của mình. Em hiểu rõ hơn về lớp, về trường Tiểu học Tam Sơn II – ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời giảng dạy của em. Từ đó có những kế hoạch, phương pháp hoạt động tốt cho quá trình thực tập của mình. Trong suốt quá trình sinh hoạt và làm việc tại trường em cảm thấy may mắn vì nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn của Ban giám hiệu của công Đoàn và Đoàn trường. Các em học sinh của trường có tính tự giác có ý thức kỉ luật đặc biệt nhiệt tình giúp đỡ các thầy cô sinh viên kiến tập.
 

2. Thực tập giảng dạy:

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của kiến tập sư phạm, là công việc hết sức quan trọng của quá trình thực tập. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã đầu tư nhiều thời gian cho công tác này:. - Đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài dạy nhất là sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức để soạn giáo án nhằm phục vụ tốt cho bài dạy của mình. Soạn giáo án kỹ và thông qua giáo viên hướng dẫn trước hai ngày, để được giáo viên hướng dẫn góp ý kiến, chỉnh sửa giáo án cho hoàn thiện hơn.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ để phục vụ đắc lực cho bài dạy, chủ động trong mỗi tiết dạy. Bên cạnh đó em đã đi kiến tập, dự giờ giáo viên hướng dẫn, dự giờ bạn để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, giúp cho tiết dạy được hoàn thiện hơn. Cả đợt thực tập giảng dạy em đã hoàn thành các công việc sau:

+ Lên lớp giảng dạy 6 tiết theo đúng quy định. Các tiết dạy đều chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học như: thí nghiệm, bảng phụ, phiếu học tập,....đảm bảo đúng thời gian.

+ Dự giờ giảng dạy của bạn 10 tiết. Các tiết dự giờ đều chuẩn bị đề cương, ghi phiếu dự giờ đầy đủ. Nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Quá trình giảng dạy trên lớp là quá trình hết sức quan trọng, do lần đầu tiên thực hiện quá trình lên lớp mặc dù không được như ý muốn nhưng với em – là những sinh viên đang học nghề thì đó là một quá trình quý giá và hết sức bổ ích đối với bản thân. Những ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn và các bạn thực tập, cùng với quá trình nhìn nhận và tự đánh giá của bản thân chính là kết quả thu được trong quá trình thực tập.
 

3. Thực tập chủ nhiệm:

- Công tác thực tập chủ nhiệm là một công việc không thể thiếu khi thực tập sư phạm, một công việc đòi hỏi nhiều sự đầu tư về thời gian và công sức và cũng rát nhiều khó khăn. Để làm tốt công tác này đòi hỏi người giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể, phải nắm bắt được tình cảm, tâm lý, nguyện vọng của học sinh. Trong suốt thời gian thực tập chủ nhiệm:

+ Thường xuyên, liên tục lên lớp trong các buổi sinh hoạt. Theo sát lớp thực tập chủ nhiệm trong tất cả các hoạt động của lớp. Kịp thời nắm bắt tình hình tham gia của các thành viên trong lớp, quan sát, đánh giá được từng học sinh trong lớp.

+ Tham gia cùng học sinh trong các hoạt động như tham gia cổ vũ các em tham gia hội khỏe Phù Đổng, các buổi ngoại khóa văn và ngoại khóa hóa sinh công nghệ, “Đường đến thành công”, một số trò chơi chào mừng kỉ niệm thành lập Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 26-03.

+ Các buổi lao động theo kế hoạch của nhà trường, cũng như việc chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp, các buổi ngoại khóa của tổ hóa sinh công nghệ và tổ văn.

- Tiếp xúc, nói chuyện với học sinh để hiểu học sinh và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em.

→ Bằng việc tham gia các hoạt động với học sinh tôi có điều kiện để hiểu thêm về hoàn cảnh của các em. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên với học sinh.
 

4. Ý thức thực hiện nội quy thực tập:

- Chấp hành tốt nội quy của trường thực tập và Ban chỉ đạo thực tập sư phạm. Đảm bảo nộp các hồ sơ, kế hoạch đúng theo quy định của nhà trường.

- Thực hiện nghiêm túc, đúng lịch trình nhà trường đề ra và các công việc của nhóm đề ra và giao phó.

- Tham gia tích cực và đầy đủ các cuộc họp và các phong trào do Đoàn thực tập và Đoàn trường phát động.
 

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG PHẤN ĐẤU II:

1. Trong công tác giảng dạy:

- Trong quá trình giảng dạy phải lấy học sinh làm trọng tâm; để học sinh tham gia tối đa vào quá trình giảng dạy và học tập, đối với từng đối tượng lớp học với học sinh khác nhau cần có phương pháp giảng dạy khác nhau, đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu rõ mức độ bài học, linh hoạt trong cách sử dụng các phương pháp khác nhau.

- Cần phải động viên học sinh trong các câu trả lời của các em để kích thích tinh thần hăng hái tham gia xây dựng bài của học sinh.

* Ưu điểm:

+ Tác phong nghiêm túc, chững chạc và tự tin trong các tiết dạy.

+ Tìm hiểu và đọc các sách, tài liệu liên quan đến kiến thức bài dạy để cập nhật và phục vụ cho bài dạy tốt hơn.

+ Đảm bảo đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, bám sát sách chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Soạn giáo án kỹ và đầy đủ trước khi dạy.

* Nhược điểm:

+ Trình bày và nói hơi nhanh, trình bày bảng chưa đẹp, chữ viết xấu. 
 

2. Trong công tác chủ nhiệm:

- Muốn chủ nhiệm tốt thì phải nắm rõ tình hình, đặc điểm tính cách của mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm. Biết lắng nghe những tâm sự, nguyện vọng của các em. Đặc biệt đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt cần phải chú ý quan tâm giúp đỡ các em nhiều hơn. Phải theo sát lớp tạo sự hòa đồng đối với học sinh lớp mình chủ nhiệm.

- Trong quan hệ với đồng nghiệp, với gia đình học sinh và xã hội phải tốt. Người giáo viên có quan hệ rộng và tốt với các đồng nghiệp có điều kiện để từ đó thông qua giáo viên bộ môn để nắm kĩ hơn về tình hình của học sinh. Liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh nhằm có sự liên kết giáo dục giữa gia đình và nhà trường để giáo dục toàn diện hơn.

- Qua đợt thực tập này em đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học để làm một giáo viên chủ nhiệm giỏi.

* Ưu điểm:

+ Nắm bắt các hoạt động, kế hoạch của đoàn trường kịp thời.

+ Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các hoạt động của lớp.

+ Nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp.

+ Hòa đồng với học sinh, thường xuyên đến lớp, theo dõi bám sát quản lý động viên, nhắc nhở học sinh.

* Nhược điểm:

+ Còn thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm, đối việc xử phạt học sinh sai phạm còn nhiều lung túng.

* Tự đánh giá, xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm

- Tự đánh giá thực tập giảng dạy: loại giỏi.

- Tự đánh giá thực tập chủ nhiệm: loại giỏi. 

 

3. Hướng phấn đấu sau đợt thực tập:

- Cần cố gắng nhiều hơn để trau dồi kiến thức, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tự tin hơn, chững chạc hơn trước học sinh.

- Rèn luyện tu dưỡng kiến thức thực tế, tập làm các dạng bài tập khác nhau nhằm có đủ kinh nghiệm, trình độ giảng dạy cho học sinh.

- Rèn luyện kĩ năng năm bắt các đối tượng, xử lí tình huống sư phạm tốt.

- Phấn đấu rèn luyện bản thân để xứng đáng là tấm gương, là người bồi dưỡng mầm xanh đất nước.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, quý báu của các thầy cô giáo trong trường đã giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này.
 

PHẦN III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM

................................................................................. 

..................................................................................

..................................................................................

Bắc Ninh, ngày 27 tháng 03 năm 2022

Sinh viên thực tập

GVHD giảng dạy

GVHD chủ nhiệm

Nhóm trưởng 

 

 

In / Sửa biểu mẫu