Trước tình hình đó, để bảo vệ tài nguyên rừng, năm 2006, xã Q đã tiến hành chia những khu đất trống cho các hộ dân tiến hành trồng mới và bảo vệ rừng, đồng thời ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã Q, Chỉ thị có đoạn viết: “Nếu chủ rừng nào bắt được người khai thác gỗ trái phép với khối lượng dưới 1m3 thì được phạt đến 300.000 đồng, nếu bắt được người khai thác gỗ trái phép với khối lượng trên 1m3 thì dẫn giải về trụ sở Uỷ ban nhân dân xã để giải quyết”. Biện pháp bảo vệ rừng như Uỷ ban nhân dân xã Q thực hiện có đúng với quy định của pháp luật?

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  1900.6162

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  1900.6162

Trả lời:

Việc khai thác gỗ trái phép nói riêng và nạn phá rừng nói chung đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân xã Q đã có những biện pháp tích cực để bảo vệ rừng trên địa bàn, trong đó cách chia đất cho các hộ dân trồng và bảo vệ rừng là biện pháp đã mang lại hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân xã Q cho phép các chủ rừng được phép phạt tiền đối với những người khai thác gỗ trái phép như đã nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật?

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi là Nghị định số 139). Theo quy định tại Chương III Nghị định số 139 thì chỉ có Kiểm lâm viên, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo các mức phạt tương ứng khác nhau. Nghị định số 139 không giao cho chủ rừng thẩm quyền xử phạt khi phát hiện những vi phạm đối với khu rừng do mình quản lý. Do đó, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân xã Q về tăng cường công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã cho phép chủ rừng được phạt đến 300.000 đồng là trái với quy định của pháp luật.

Khi chủ rừng phát hiện người vi phạm đang chặt phá rừng do mình quản lý thì được thực hiện theo quy định tại khoản b Điều 28 Nghị định số 139 như sau: “Trường hợp chủ rừng bắt quả tang người vi phạm đang chặt phá rừng trái phép thuộc lâm phận của mình quản lý được quyền bắt giữ, lập biên bản và dẫn giải đến cơ quan Kiểm lâm nơi xảy ra vi phạm hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi xảy ra vi phạm để xử lý theo quy định của Nghị định này”.

Từ những phân tích nêu trên thì rõ ràng Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân xã Q đã tự đặt ra quy định mới trái với các quy định của pháp luật cấp trên hiện hành, do đó Chỉ thị này cần phải được kiểm tra và xử lý bằng hình thức huỷ bỏ theo đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai - Công ty luật Minh Khuê  

----------------------------------------------------------

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá;