Mục lục bài viết
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh.
1. Bảng giá đất, bảng khung giá đất là gì?
Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP thì giá đất trong bảng giá đất phải phù hợp với khung giá đất. Nhưng trong các trường hợp dưới đây thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định giá trong bảng giá đất cao hơn giá trong khung giá đất:
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất đối với:
+ Đất ở tại đô thị;
+ Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế tại địa phương.
Trong trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường sau khi căn cứ vào thực tế tại địa phương.
2. Bảng giá đất được dùng làm gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 thì bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:
- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì có các trường hợp được điều chỉnh bảng giá đất bao gồm:
- Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự;
- Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.
Nội dung điều chỉnh bảng giá đất: Điều chỉnh giá của một loại đất hoặc một số loại đất hoặc tất cả các loại đất trong bảng giá đất; Điều chỉnh bảng giá đất tại một vị trí đất hoặc một số vị trí đất hoặc tất cả các vị trí đất.
3. Bảng khung tính giá đất, bảng giá đất tỉnh Cà Mau mới nhất
Theo quy định Nghị định số 18/2019/NQ-HĐND có quy định về bảng giá các loại đất tại Cà Mau.
Về đất ở: Ban hành mức giá cho 2.664 đoạn đường trên địa bàn tỉnh, tăng 177 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 370 đoạn đường, bỏ 91 đoạn đường, tách 58 đoạn đường, gộp 160 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 985 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 1.493 đoạn đường, điều chỉnh giảm giá 09 đoạn đường, cụ thể như sau:
- Thành phố Cà Mau có 423 đoạn đường, tăng 106 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 107 đoạn đường, bỏ 4 đoạn đường, tách 18 đoạn đường, gộp 15 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 163 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 154 đoạn đường;
- Huyện Thới Bình có 212 đoạn đường, tăng 23 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 20 đoạn đường, bỏ 2 đoạn đường, tách 6 đoạn đường, gộp 1 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 106 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 82 đoạn đường, điều chỉnh giảm giá 01 đoạn đường;
- Huyện U Minh có 309 đoạn đường, tăng 35 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 34 đoạn đường, tách 3 đoạn đường, gộp 2 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 59 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 214 đoạn đường, điều chỉnh giảm giá 01 đoạn đường;
- Huyện Trần Văn Thời có 625 đoạn đường, giảm 97 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 58 đoạn đường, bỏ 66 đoạn đường, tách 5 đoạn đường, gộp 94 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 346 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 371 đoạn đường, điều chỉnh giảm giá 05 đoạn đường;
- Huyện Cái Nước có 192 đoạn đường, tăng 27 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 27 đoạn đường, bỏ 5 đoạn đường, tách 10 đoạn đường, gộp 5 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 49 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 114 đoạn đường, điều chỉnh giảm giá 02 đoạn đường;
- Huyện Phú Tân có 220 đoạn đường, tăng 5 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 21 đoạn đường, bỏ 3 đoạn đường, gộp 13 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 58 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 157 đoạn đường;
- Huyện Đầm Dơi có 300 đoạn đường, tăng 32 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 35 đoạn đường, bỏ 3 đoạn đường, tách 4 đoạn đường, gộp 4 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 102 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 166 đoạn đường;
- Huyện Năm Căn có 261 đoạn đường, tăng 13 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 22 đoạn đường, bỏ 5 đoạn đường, tách 5 đoạn đường, gộp 9 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 99 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 149 đoạn đường;
- Huyện Ngọc Hiển có 122 đoạn đường, tăng 33 đoạn đường so với năm 2015, trong đó: Bổ sung mới 46 đoạn đường, bỏ 3 đoạn đường, tách 7 đoạn đường, gộp 17 đoạn đường so với năm 2015; giữ nguyên giá năm 2015 là 3 đoạn đường, điều chỉnh tăng giá 86 đoạn đường.
>>>> Xem thêm ngay tại đây: Bảng khung tính giá đất, bảng giá đất tỉnh Cà Mau
Trên đây là tư vấn mà công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!