Bé 1 tuổi ăn được hoa quả gì? Các loại trái cây tốt cho trẻ, cùng tham khảo các thông tin hữu ích sau:
1. Lợi ích của trái cây trong thời kỳ bé 1 tuổi
Nếu trẻ sắp bước vào thời kỳ ăn dặm, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và biết rõ những lợi ích của trái cây mang lại cho trẻ. Sau đây là các công dụng tuyệt vời của việc bổ sung trái cây trong khẩu phần ăn của trẻ.
1.1. Cung cấp dưỡng chất cần thiết
Trái cây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin K và các loại khoáng chất. Trẻ chỉ bú sữa mẹ là chưa đủ, vì vậy trẻ cần được bổ sung dưỡng chất tự nhiên từ các loại trái cây phù hợp, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
1.2. Bổ sung chất xơ
Trái cây rất giàu chất xơ, là loại khoáng chất có ích cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy nên, việc cho trẻ dùng thêm trái cây vừa mang lại cho bé nhiều mùi vị thơm ngon khi ăn dặm vừa giúp bé có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
1.3. Kích thích vị giác
Sau thời gian dài trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì trái cây sẽ là thức ăn mới lại với vị ngọt tự nhiên. Trái cây có độ ngọt thanh, vừa phải giúp bé kích thích vị giác, ăn ngon miệng và là tiền đề cho quá trình ăn dặm của trẻ thuận lợi hơn.
2. Khi nào mẹ nên cho bé 1 tuổi bằng trái cây
Trẻ được 6 tháng tuổi là giai đoạn hoàn hảo để bố mẹ tập cho trẻ cách ăn dặm cơ bản. Thời điểm này trẻ phát triển rất nhanh chóng, khiến cho nhu cầu cần chất dinh dưỡng bên trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, con nên làm quen với các loại thức ăn.
3. Cách chế biến trái cây ăn dặm cho bé theo từng thời kỳ
Trái cây ăn dặm cho bé sẽ được chế biến khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của bé. Các bậc phụ huynh nên tham khảo ngay phương pháp chế biến trái cây sau đây cho trẻ theo từng tháng tuổi.
3.1. Cách chế biến trái cây cho bé 4 tháng tuổi
Trẻ từ 4 tháng tuổi đã có thể bổ sung trái cây để ăn dặm bằng cách nghiền mịn trái cây. Giai đoạn này trẻ chưa mọc răng, không thể nhai được mà bố mẹ phải chế biến trái cây thành dạng lỏng để trẻ nuốt được. Các bước thực hiện bao gồm hấp chín trái cây, nghiền mịn, lọc qua túi lọc và trộn sữa.
3.2. Cách chế biến trái cây cho bé 6 - 9 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, một số trẻ đã mọc răng và có thể nhai được trái cây mềm như chuối, bơ,... thông qua túi nhai. Bên cạnh cách ăn trực tiếp, bố mẹ cũng có thể cho trẻ ăn dặm bằng cách hấp chín, nghiền nát hoặc ép lấy nước. Đặc biệt, vào thời điểm ăn dặm ngọt, trái cây cũng có thể được nấu thành cháo để bổ sung cho trẻ.
3.3. Cách chế biến trái cây cho bé từ 10 - 12 tháng tuổi
Trẻ đến giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi đã có thể ăn dặm với lượng thức ăn nhiều hơn và đa dạng món ăn phù hợp với trẻ. Bố mẹ có thể cho trẻ tập ăn cơm nát và các loại trái cây cắt nhỏ, nghiền không quá nát hoặc trái cây trộn sữa chua, nước ép trái cây,...
4. Nên cho trẻ dùng trái cây vào thời gian nào trong ngày?
Khoảng thời gian lý tưởng là sau bữa ăn chính từ 30 - 45 phút. Nếu dùng trái cây như một bữa ăn nhẹ, mẹ cần cho bé ăn trước bữa chính khoảng 1 - 2 tiếng.
Trái cây thường có chứa thành phần là đường, do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn trái cây quá gần thời gian đi ngủ. Vì nếu ăn quá nhiều thực phẩm này, lượng đường trong máu có thể tăng nhanh, khiến trẻ khó ngủ hoặc thậm chí mất ngủ.
5. Tiêu chí chọn trái cây cho bé ăn dặm
Khi lựa chọn các loại trái cây cho bé ăn dặm, bố mẹ cũng cần tìm hiểu nhu cầu của trẻ để đưa ra các tiêu chí chọn trái cây phù hợp. Bố mẹ cần quan tâm những điểm sau đây:
Đối với trẻ ở tháng thứ 6, khoảng tuần thứ 2 - 3, bố mẹ cần chọn loại trái cây mềm, dễ hấp thu và tiêu hóa để tránh gây tình trạng dị ứng ở trẻ. Lưu ý không chọn trái cây quá ngọt hoặc quá chua.
Mặc dù trẻ có thể ăn được nhiều loại trái cây hơn từ tháng thứ 7 nhưng bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trái chín, không ăn loại còn sống.
Đồng thời, việc cho trẻ ăn các loại trái cây chứa chất tăng đề kháng cũng giúp trẻ khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh tật.
Cho trẻ ăn trái cây sau bữa chính từ 30 – 45 phút hoặc tách ra thành bữa ăn phụ tránh việc trẻ bị no và không ăn được bữa chính.
6. Tìm hiểu 14 loại trái cây cho trẻ ăn dặm nhiều dinh dưỡng
Chuối: Nhiều loại vitamin tự nhiên tốt cho sức khỏe trong loại quả này. Chuối là một loại trái cây rất tốt cho trẻ bắt đầu ăn trái cây vì kết cấu mềm, dễ nghiền và hương vị ngọt ngào.
Bơ : Đây là một lựa chọn tuyệt vời của nhiều phụ huynh trong số những loại hoa quả có chức năng cho bé ăn dặm. Lý do là vì bơ cũng mang kết cấu mỏng mịn, dễ tán nhuyễn và có chứa các loại chất béo tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Táo: Cùng với các dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, loại quả này còn cung cấp rất nhiều vitamin C.
Đào : Thông thường, đào chín sẽ để lại một mùi hương đặc trưng cùng hương vị thơm ngọt hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị của trẻ em. Đồng thời, loại quả này khá mềm để xay nhuyễn, nghiền nát cho con ăn dặm hoặc cắt nhỏ nếu muốn bé tập gặm, cắn thức ăn.
Việt quất: Chứa nhiều chất chống oxy hóa nên giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ hiệu quả. Loại trái cây này sẽ phù hợp cho bé ăn dặm chỉ khi đã được mẹ nghiền nhuyễn hoặc lấy nước vì nếu bé tự ăn sẽ dễ gây nên tình trạng bị hóc tương đối nguy hiểm.
Xoài ngọt: Xoài có nhiều calo, protein, vitamin A, vitamin C, kali, chất chống oxy hóa,... Loại trái cây này khi chín sẽ có vị ngọt, là một món ăn khó cưỡng đối với bé đang trong quá trình tập ăn dặm.
Lựu: Lựu chín thường có vị ngọt và chứa nhiều vitamin E, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, loại trái này có hạt nhỏ nên mẹ cần nghiền nhuyễn hoặc chắt lấy nước cho bé uống. Việc làm này nhằm tránh gây hóc hoặc khiến con thấy khó khăn trong lúc ăn.
Đu đủ: Đu đủ chín thường rất mềm, ngọt và dễ ăn. Đây là loại trái cây cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự lớn lên hàng ngày của trẻ.
Hồng xiêm: Tuy hồng xiêm khi chín rất ngọt nhưng thường có nhiều xơ và hạt. Vậy nên mẹ cần lưu ý sơ chế cẩn thận và nghiền nhuyễn chúng ra cho bé ăn dễ dàng hơn.
Nho: Nho là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin nên rất tốt cho cả sức khỏe người lớn lẫn trẻ em. Mẹ có thể cắt nhỏ trái nho và đút cho bé ăn hoặc dùng làm nước ép nho.
Cherry: Đây cũng là một loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng không kém các loại khác. Màu đỏ sậm của trái cherry chín luôn thu hút các bé. Tuy nhiên, cherry có hạt nên mẹ hãy cẩn thận cắt nhỏ từng miếng hoặc làm nước ép cho bé uống để đảm bảo an toàn nhất có thể.
Dâu tây: Dâu chín có vị ngọt, dễ ăn lại chứa nhiều vitamin A, chất xơ, chất chống oxy hóa,... Vậy nên, loại trái này luôn có mặt trong danh sách yêu thích của cả mẹ và bé.
Mận: Mận mọng nước, xốp giòn và phù hợp cho các bé đang tập cắn, nhai. Tương tự những loại trên, mận cũng rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Lê: Lê thường có chứa nhiều vitamin và chất xơ để hỗ trợ bé phát triển thể chất, tiêu hóa tốt. Còn thành phần các khoáng chất trong lê sẽ giúp con giảm ho tiêu đờm và thanh nhiệt cơ thể.
7. Một số cách chế biến trái cây ăn dặm cho bé
7.1. Nấu cháo trái cây
Cháo trái cây là món ăn được nhiều bé yêu thích và nhiều mẹ cũng lựa chọn để bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Món ăn nghe có vẻ xa lạ nhưng lại có phương pháp chế biến đơn giản bằng cách dùng các loại quả để nấu cháo như táo, lê, dưa hấu, bơ,...
7.2. Trái cây hấp nghiền sữa
Trái cây hấp nghiền sữa là món ăn giúp bé làm quen với thức ăn khác ngoài sữa. Bố mẹ có thể sử dụng táo, lê hoặc dưa vàng đem hấp cho đến khi trái cây chín mềm. Sau đó, bạn trộn trái cây đã hấp chín cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi cho bé thưởng thức.
7.3. Nước ép trái cây
Bố mẹ lựa chọn loại trái cây bé yêu thích rửa sạch và ép lấy nước cho bé uống. Nước ép trái cây có vị ngọt thanh, tự nhiên không chỉ giúp bé làm quen được nhiều mùi vị thơm ngon mới lạ mà còn tăng cường dưỡng chất cho trẻ phát triển.
7.4. Trái cây tươi nghiền
Bạn nên chọn các loại trái cây tươi mềm, dễ tiêu hóa rồi nghiền cho trẻ ăn. Trái cây chín sau khi nghiền nhuyễn có thể cho trẻ ăn trực tiếp bằng cách bón hoặc để vào túi nhai cho trẻ tự cầm thưởng thức.
7.5. Trái cây trộn sữa chua
Trái cây trộn sữa chua là sự kết hợp vị ngọt thanh của trái cây và vị chua nhẹ của sữa chua, giúp trẻ kích thích vị giác và ăn ngon miệng hơn. Món ăn này rất được cá trẻ nhỏ từ 10 - 12 tháng yêu thích bởi độ thơm ngon và lợi ích cho đường ruột của trẻ.
7.6. Sinh tố trái cây
Món sinh tố trái cây cho trẻ ăn dặm được thực hiện vô cùng đơn giản với 1 ít trái cây và 1 ít sữa. Một số món sinh tố được trẻ ưa chuộng như sinh tố nho, dưa hấu, bơ, dưa lưới,... Đây là món ưa thích của cả người lớn và trẻ em.
8. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây
8.1. Tránh cho bé ăn quả hình tròn và nhỏ
Mẹ không nên mua những loại quả quá cứng hoặc khó nhai. Nếu quả có dạng tròn, nhỏ (nho, cherry,...), mẹ nên dùng làm nước ép thay vì đưa cả quả để bé tự ăn vì có thể gây hóc hoặc ngạt thở cho con.
8.2. Ưu tiên trái cây đúng mùa
Cha mẹ nên mua và cho bé ăn trái cây bán vào đúng mùa (trừ những loại bán quanh năm). Lý do là vì trái cây đúng mùa mang giá trị dinh dưỡng cao, ngược lại trái cây bán trái mùa thường có chứa rất nhiều chất bảo quản, các loại thuốc ép chín,...
8.3. Lựa chọn quả tươi sạch
Trẻ mới bắt đầu ăn dặm sẽ rất nhạy cảm với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Vì vậy, bố mẹ cần cẩn thận lựa chọn loại trái cây tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
8.4. Ngâm và rửa sạch quả nhiều lần
Để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, trái cây cần được ngâm với nước muối hoặc sục ozone và rửa sạch nhiều lần. Cách này sẽ loại bỏ chất bẩn hoặc các chất hóa học một cách tối đa và bảo vệ an toàn sức khỏe của trẻ.
8.5. Cho bé sử dụng ngay sau khi chế biến
Sau khi chế biến xong trái cây cho trẻ ăn dặm, bố mẹ nên cho trẻ ăn ngay để không bị mất lượng vitamin của trái cây hoặc món ăn bị biến đổi chất. Đặc biệt, bố mẹ không nên chế biến trước và bảo quản trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ thường quá lâu.
8.6. Sử dụng máy ép, máy xay riêng
Để chế biến thức ăn dặm cho bé, bố mẹ nên sử dụng riêng các loại máy móc, dụng cụ như máy ép, máy xay sinh tố, nồi, hộp đựng,... Bố mẹ tuyệt đối không dùng dụng cụ làm món ăn của trẻ để xay thực phẩm tươi sống hoặc ép các loại nước ép rau khác.
8.7. Vệ sinh dụng cụ trước khi chế biến
Vấn đề vệ sinh dụng cụ trước khi chế biến là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cần rửa sạch và tiệt trùng tất cả các dụng cụ chế biến như nồi, máy xay, máy ép,... bằng nước rửa bình sữa để đảm bảo món ăn được thơm ngon và an toàn hơn.
8.8. Không ép bé ăn khi bé không muốn
Bố mẹ hãy để trẻ ăn như là một cách thưởng thức món ăn và đừng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn. Từng trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, có thể sớm hoặc muộn. Vì vậy, việc ăn dặm trái cây nên được bắt đầu dần từ 1 bữa, 1 ngày hoặc 3,4 ngày ăn lại cũng được.