Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển). Điều 2 Công ước Giơnevg 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982 đều ghi nhận chế độ pháp lí đặc thù của biển cả là chg độ tự do biển cả. Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ố ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học.
Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lí bình đẳng với nhau. Quyển tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "luật quốc kì", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kì. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.
1. Khái niệm biển cả
Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thuỷ của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì: "Biển cả là Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kì quốc gia nào. Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nào".
Còn khái niệm biển được hiểu là:
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay Biển Hồ ở Campuchia. Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung. (theo: wikipedia.org)
2. Chế độ pháp lý đối với biển cả trong luật quốc tế
Quy chế pháp lý của biển cả dựa trên nguyên tắc tự do biển cả. Chế độ này có nguồn gốc tập quán và đã được pháp điển hoá trong các công ước quốc tế hiện hành về biển.
Ngoài các quyền tự do theo cách xác định của Nguyên tắc tự do biển cả, Công ước luật biển 1982 còn quy định nghĩa vụ của các quốc gia trấn áp việc buôn bán nô lệ, nạn cướp biển, việc buôn bán các chất ma tuý và các chất kích thích, phát sóng không được phép từ biển cả và nghĩa vụ giúp đỡ bất kỳ ai nguy khốn trên biển. Quyền tự do biển cả bao hàm cả quyền và nghĩa vụ của tàu thuyền khi hoạt động trên biển cả, chẳng hạn, quyền miễn trồ tài phán dành cho các tàu quân sự và các tàu thuyền của nhà nước không dùng vào mục đích thương mại, các quyền cảnh sát ttên biển, quyền truy đuổi...
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)