1. Một số nét chung về Châu Á

Châu Á phần lớn nằm ở Bắc bán cầu, là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới. Diện tích của châu lục này bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất hoặc chiếm 29,4% tổng diện tích lục địa). Châu Á là nơi bắt nguồn của ba tôn giáo lớn là Phật giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Trong bốn nước xưa có nền văn minh lớn thì có ba nước ở khu vực Châu Á là Ấn Độ, Iraq và Trung Quốc. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Israel, Hồng Kông và Ma Cao được công nhận là những quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế công nghiệp phát triển, số còn lại là các nước đang phát triển.

 

2. Bốn con rồng kinh tế của Châu Á từ nửa sau thế kỉ XX đến nay.

Bốn con rồng kinh tế của Châu Á, bốn con hổ Châu Á hay bốn con rồng nhỏ là một thuật ngữ dùng để chỉ nền kinh tế của một số quốc gia và vùng lãnh thổ từ nửa sau thế kỉ XX. Đó là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore - bốn nền kinh tế đã trải qua quá trình công nghiệp hoá thần tốc đồng thời duy trì được tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao trong những năm từ thập niên 1960 cho đến đầu thế kỉ XXI. Trong đó, có đến 3 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. 

Đến đầu thể kỉ XXI, nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã phát triển, chuyển mình từ những nước công nghiệp mới thành những nền kinh tế có thu nhập cao, chuyên về các lĩnh vực kinh tế tri thức cần nhiều chất xám và có lợi thế cạnh tranh lớn. Hồng Kông và Singapore trở thành những trung tâm tài chính và cảng thương mại quốc tế hàng đầu của thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan dẫn đầu về sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử. Sự thành công trong công cuộc phát triển kinh tế của họ đã trở thành di sản, hình mẫu cho nhiều nước đang phát triển học tập.

 

3. Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển của các con rồng kinh tế Châu Á

3.1. Singapore

Singapore là một trong 3 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á được coi là con rồng kinh tế Châu Á. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore bị Nhật chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945 và bị đổi tên thành Senan, có nghĩa là ảnh hưởng Phương Nam. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, tháng 9 năm 1945 quân đội Anh quay trở lại Singapore và lập nên nền thống trị của mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cửa ở Singapore, vì vậy, quốc gia này nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. 

Trước sức ép của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của người dân Singapore và sự lớn mạnh của phong trào giai phóng dân tôc ở khu vực, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập của Malaysia, thực dân Anh cũng bắt buộc phải thừa nhận nền độc lập Singapore. Đến năm 1963, Singapore gia nhập liên bang Malaysia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Singapore. Bắt đầu từ năm 1963, Singapore đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình và đưa đất nước bước vào thời kì phát triển mới với những điều thần kì trong sự phát triển kinh tế. Sau ba thập kỉ xây dựng và phát triển, Singapore đã bước vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới trên thế giới, trở thành con rồng nổi bật nhất trong 4 con rồng. Trong vòng 25 năm, từ năm 1966 đến năm 1991, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18025 USD. Có thể nói, từ nửa sau thế kỉ XX, Singapore đã dần trở thành quốc gia phát triển bậc nhất Đông Nam Á và là một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỉ cương xã hội, pháp luật nghiêm minh,...

 

3.2. Lãnh thổ Đài Loan

Đài Loan bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay hầu như vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc. Về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế - xã hội đã đạt được một số thành tựu ban đầu, song kinh tế vẫn còn khó khăn, vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao và phụ thuộc rất nhiều vào Mĩ. Đến những năm 60, Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư một cách mạnh mẽ và quyết liệt, xây dựng chiến lược kinh tế "hướng về xuất khẩu". Tất cả những cải cách đó đã khiến Đài Loan được coi là một trong những con rồng Đông Á trong vòng 3 thập niên, tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%/năm,...

 

3.3. Hàn Quốc

Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt, có thể thấy tình hình kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị thì không ổn định. Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại, thử thách để phát triển đất nước một cách mạnh mẽ nhất. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới và là một con rồng trong bốn con rồng kinh tế của Châu Á. Từ năm 1964 đến năm 1991, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc đã tăng gần 130 lần dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế, tỉ trọng công nghiệp tăng, nền kinh tế đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Điểm đặc biệt của Hàn Quốc hời điểm đó là đã phát triển đến mức có hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng được hoàn chỉnh, là một xã hội thông tin khá cao, có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxét, máy tính điện tử,... Đồng thời, công tác giáo dục tại Hàn Quốc cũng rất được coi trọng. Việc chú trọng đến tình hình học tập là một nguyên nhân gián tiếp giúp cho Hàn Quốc trở thành một trong 4 con rồng kinh tế Châu Á. 

 

3.4. Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía Bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía Đông là vịnh Đại Bằng, phía Tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam. Hồng Kông là trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thập kỉ nằm dưới sự quản lý của người Anh, đã quay về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1/1/1997.

Theo quan điểm "một nước - hai chế độ" của nhà lãnh đạo Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ. Chính vì thế, Hồng Kông thời điểm đó có sự phát triển khá khác biệt so với Trung Quốc. Theo đó, Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hoá cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh. "Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004" của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trên đây là những thông tin về bốn con rồng kinh tế Châu Á từ nửa sau thế kỉ XX đến nay. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Xin chân thành cảm ơn!