Theo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 71 Luật thi hành án dân sự năm 2014 thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chấp hành viên phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế.

- Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong những thời gian mà pháp luật quy định không được cưỡng chế thi hành án dân sự.

Việc cưỡng chế thi hành án dân sự là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Tuy nhiên, để việc thi hành án dân sự không ảnh hưởng tới trật tự công cộng, vì mục đích nhân đạo và tôn trọng phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, pháp luật quy định không được tiến hành cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động, 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách là người phải thi hành án (Điều 46 Luật thi hành án dân sự, Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015).

- Chấp hành viên có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án nhưng phải tương ứng với nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện theo bản án, quyết định của toà án phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp cưỡng chế đầu tiên được áp dụng. Chấp hành viên chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản, trừ vào thu nhập cùa người phải thi hành hoặc khai thác tài sản của người phải thi hành án nếu người phải thi hành án không có tiền, tài khoản hoặc giấy tờ có giá để thi hành án.

- Theo quy định tại Điều 76 và các điều từ Điều 79 đến Điều 83 Luật thi hành án dân sự, biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án sẽ được áp dụng khi có các điều kiện sau:

+ Theo bản án, quyết định cùa toà án thì người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền.

Thông thường, nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án được xác định trong các bản án, quyết định của toà án có thể xuất phát từ việc thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thanh toán tiền chênh lệch giá trị tài sản khi phân chia tài sản trong các vụ án li hôn, thừa kế tài sản, bồi thường thiệt hại... Trong trường hợp bản án, quyết định của toà án có quyết định về nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế này.

+ Có căn cứ để xác định người phải thi hành án có tài khoản, có tiền hoặc giấy tờ có giá để thi hành án.

Ngoài trường hợp người phải thi hành án có tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác thì biện pháp cưỡng chế này còn được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có tiền, giấy tờ có giá và bản thân họ đang giữ các tài sản này hoặc đang do người thứ ba giữ. Chỉ sau khi xác với nghĩa vụ của người phải thi hành án để thi hành án. Theo quy định tại Điều 76 Luật thi hành án dân sự số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Điều 21 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 còn quy định thêm về cách xử lí đối với trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài khoản. Theo đó, trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhau thì chấp hành viên căn cứ số dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án, nếu có.

Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án có tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước, chấp hành viên gửi ngay quyết định đó cho ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng đang giữ tiền của người phải thi hành án và yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức này thực hiện quyết định. Theo quy định tại Điều 76 Luật thi hành án dân sự thì khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án ở ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm khấu trừ ngay tiền gửi, tài khoản của người phải thi hành án và chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khẩu trừ.

Trong thực tiễn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng cũng còn nhiều vướng mắc, người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền tương ứng với nghĩa vụ thi hành án của họ để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không kí vào biên bản thì phải có chữ kí của người làm chứng. Ngoài ra, Điều 79 Luật thi hành án dân sự còn có quy định cụ thể về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án để Thi hành án. Theo đó, trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của họ để thi hành án. Khi thu tiền, chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.

Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ giấy tờ có giá thì chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. Người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp người phải thi hành án không chịu giao giấy tờ thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.

- Trường hợp người phải thi hành án có tiền hoặc giấy tờ có giá nhưng đang do người thứ ba giữ.

Việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ được quy định tại Điều 81 Luật thi hành án dân sự. Theo đó, trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp số tiền đang giữ cho chấp hành viên để hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.

- Mức khấu trừ tài khoản, thu hồi tiền, giấy tờ có giá

Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ vào tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì mức khấu trừ, thu hồi phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án để thi hành án. Hiện nay, Luật thi hành án dân sự không quy định cụ thể về việc để lại cho người phải thi hành án một khoản tiền tối thiểu khi áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ vào tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Điều 79 Luật thi hành án dân sự và Điều 22 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 chi quy định về mức thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án. Theo đó, chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kì hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tuỳ theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án. Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.

Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng định người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Tuy nhiên, khác với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án khác như biện pháp cưỡng chế trừ vào tài khoản, tiền, giấy tờ có giá, kê biên và bán tài sản của người phải thi hành án, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.

+ Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định.

Theo quy định tại Điều 78 luật thi hành án dân sự, biện pháp cưỡng chế thi hành án này được áp dụng trong trường hợp: Do các đương sự thoả thuận; bản án, quyết định của toà án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

+ Chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ.

Đe bảo đảm cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án sau khi đã xác định người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm: Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế; thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người được họ nuôi dưỡng.

Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn. Trân trọng./.