Theo Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

1. Yêu cầu cá nhân, tổ chức khác côn nhận, tôn trọng, bảo đảm quyền dân sự của mình.

Theo nguyên tắc thì pháp luật dân sự công nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự, nhưng quan hệ dân sự đó phải xác lập, thực hiện không trái với nguyên tắc cơ bản được nếu cụ thể tại Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Chủ thể trong quan hệ dân sự khi bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ:

- Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì Tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công nhận các quyền của chủ thể khi tham gia xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự.

- Khi quyền dân sự bị xâm phạm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tôn trọng các quyền của chủ thể khi bị xâm phạm.

- Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể nếu bị xâm phạm.

- Quyền dân sự của các chủ thể được xác lập, thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự sẽ được pháp luật bảo đảm. Khi quyền dân sự bị xâm phạm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bảo vệ bằng cách công nhận quyền, cụ thể bằng các biện pháp cưỡng chế.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

Khi một quan hệ dân sự được xác lập phù hợp với các nguên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì sẽ được pháp luật công nhận, đảm bảo và bảo vệ.

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm thể hiện thái độ của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm sẽ được các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi người có quyền bị xâm phạm yêu cầu. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là việc một chủ thể phải làm, nhằm khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần cho bên chủ thể có quyền bị xâm phạm. Đây là một phương thức bảo vệ quyền dân sự trong quan hệ dân sự.

Ví dụ trong trường hợp quyền sở hữu của cá nhân bị xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ.

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

Buộc xin lỗi, cải chính công khai trong nhiều trường họp được áp dụng bằng sức mạnh cường chế của Nhà nước khi chủ thể có quyền bị vi phạm có yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.

Các quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở: tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể và quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Vì vậy, khi có chủ thể có lỗi làm thiệt hại và ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể khác, thì quy định về buộc xin lỗi để khắc phục những hậu quả là để xây dựng nểp sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng xã hội. Đây chính là nét đẹp truyền thống của đời sống xã hội nước ta.

Trong trường họp Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các văn bản không đúng với thực tế khách quan vụ việc, làm thiệt hại và ảnh hưởng đến quyền lợi của một hay nhiều chủ thể, thì quy định về cải chính công khai là phương thức khắc phục những hậu quả đã xảy ra.

Ví dụ như trong khi xét xử các vụ án, buộc công khai xin lỗi là biện pháp tư pháp do tòa án quyết định buộc người vi phạm pháp luật phải công khai xin lỗi người bị vi phạm. Người bị buộc công khai xin lỗi người bị hại trước sự chứng kiến của tòa án. Buộc công khai xin lỗi chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, có gây thiệt hại về tinh thần.

Điều 46. Các biện pháp tư pháp (Bộ luật hính sự)

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

Chủ thể trong quan hệ dân sự luôn luôn có những quyền và nghĩa vụ nhất định trong quan hệ dân sự. Dù quan hệ dân sự do các chủ thể cam kết, thỏa thuận trong các giao dịch dân sự cụ thể nhưng được áp dụng bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Khi có một chủ thể vi phạm, chủ thể có quyền sẽ yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ thể đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã tự nguyện cam kết, thỏa thuận buộc phải thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ trong hợp đồng thương lại thì buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp để bảo vệ quyền khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, xâm phạm đến quyền của bên kia.

Hay tại Điều 358 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Buộc thực hiện nghĩa vụ cũng là việc một chủ thể phải làm, nhằm khắc phục những hậu quả xấu về tài sản cho bên chủ thể có quyền bị xâm phạm. Đây là một trong những phương thức bảo vệ quyền dân sự trong quan hệ dân sự.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm tài sản cũng là đặc điểm đặc trưng về trách nhiệm pháp lý của pháp luật dân sự. Do phạm vi điều chỉnh của luật dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản có tính chất hàng hoá - tiền tệ và những quan hệ nhân thân, nên sự vi phạm của một bên có thể dẫn đến sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần cho phía bên kia. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra. Đây là tiền đề pháp lý để các chủ thể phải có trách nhiệm với nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Buộc bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục những hậu quả xấu về tài sản cho bên chủ thể có quyền bị xâm phạm phương thức bảo vệ quyền dân sự phổ biến trong các vụ việc tại Tòa án. Khi khởi kiện, các chủ thể có quyền bị xâm phạm thường yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên có lỗi và có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Đây là một trong những phương thức bảo vệ quyền dân sự phổ biến trong quan hệ dân sự có yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Theo Bộ luật dân sự 2015:

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Trong quá trình hực hiện việc áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thể nhận thức chưa đúng, đánh giá các sự vật, hiện tượng chưa khách quan, chưa phù hợp với thực tế nên đã gây ra thiệt hại hoặc có thể sẽ gây ra thiệt hại cho một chủ thể.

Một trong những phương thức bảo vệ quyền dân sự là pháp luật cho phép chủ thể khi bị thiệt hại hoặc có thể sẽ bị thiệt hại do những quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thì có quyền khởi kiện, khiếu nại. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền là một trong những phương thức bảo vệ quyền dân sự có ý nghĩa quan trọng khi chủ thể bị thiệt hại hoặc có thể sẽ bị thiệt hại khiếu nại, khiếu kiện yêu cầu giải quyết.

Ví dụ Theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

Ngoài những phương thức bảo vệ quyền dân sự kể trên, do quan hệ dân sự và các yêu cầu của các chủ thể rất đa dạng, phong phú nên có thể còn có những yêu cầu khác trong quan hệ dân sự cụ thể. Có điều này cũng là do sự đa dạng, phong phú và tính phức tạp của các quan hệ dân sự trong đời sổng xã hội mà các nhà làm luật chưa thể dự liệu ngay được.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Nếu có gì vướng mắc vui lòng liên hệ: 19006162 để được giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./