1. Vài nét về Marx

Karl Heinrich Marx là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái.

Karl Marx sinh ra tại Trier, Đức. Khi lên đại học, ông theo học ngành luật và triết học. Ông kết hôn với Jenny von Westphalen vào năm 1843. Do những hoạt động chính trị của mình, Marx trở thành người không quốc tịch và phải sống lưu vong cùng vợ và con tại Luân Đôn trong nhiều thập kỷ. Tại đây, ông tiếp tục phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản cùng với Friedrich Engels và cho xuất bản nhiều tác phẩm. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và 3 tập Tư bản. Những quan điểm chính trị và triết học của ông làm ảnh hưởng lớn đến lịch sử tri thức, kinh tế và chính trị của thế giới sau này.

Những lý luận phê phán của Marx về xã hội, kinh tế và chính trị – gọi chung là chủ nghĩa Marx cho rằng lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong chủ nghĩa tư bản, điều đó xuất hiện giữa giai cấp thống trị (được biết đến như giai cấp tư sản) và giai cấp lao động (được biết đến như giai cấp vô sản) sử dụng những phương tiện này thông qua việc sử dụng sức lao động của mình để đổi lấy tiền lương. Các tư tưởng trên được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx tiên đoán rằng như những hệ thống kinh tế – xã hội trước đó, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những cuộc khủng hoảng nội bộ dẫn tới sự tự sụp đổ trong tương lai và sẽ thay thế bởi một hệ thống mới có tên là chủ nghĩa xã hội.

2. Bản thảo kinh tế, triết học 1844

Ngay sau khi dời đến Paris sống vào năm 1843, Marx bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị học tới hạn. Năm 1844, ông hoàn tất một số bản thảo, dụng ý đây là một bộ phận quan trọng trong quyển sách sắp xuất bản. Tuy nhiên, quyển sách không bao giờ trở thành hiện thực, bản thảo vẫn chưa xuất bản trong 80 năm sau. Khi toàn bộ công trình hiện có này xuất bản năm 1932 dưới nhan đề Economic and Philosophic Manuscripts of 1844, tạo ra sự tranh luận sôi nổi trong sô' những học giả marxist và giải thích lại những tác phẩm sau này của ông. Trái với một số giải thích, chúng ta nhận thấy sự tiếp tục cơ bản giữa tác phẩm đầu tiên của Marx và Capital, mặc dù vào thời điểm ông viết bộ Capital, Marx đã từ bỏ khái niệm siêu hình mà ban đầu ông chịu ảnh hưởng của những triết gia Đức để ủng hộ các phân tích thực nghiệm hơn.

Đề tài chính của Manuscripts là lịch sử và chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử đặc biệt trong chủ nghĩa Tư bản hiện đại, là câu truyện dài về sự chuyển nhượng trong đời sống con người như những người sản xuất. Và chủ nghĩa cộng sản, đạt được thông qua cuộc cách mạng chống lại tài sản cá nhân, là lối thoát sau cùng khỏi sự chuyển nhượng. Mặc dù ông không phát triển thuyết giá trị lao động, trong Manuscripts Marx đã thể hiện quan điểm lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Phần chia sản phẩm quý trong lao động sẽ thuộc về nhà Tư bản, điều này dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt hơn giữa Tư bản và lao động. Trong cuộc đấu tranh này, mục đích của các nhà Tư bản, người đang có mọi lợi thế, là phải giữ mức lương tối thiểu. Lao động trở thành một hàng hóa thuần túy trong chủ nghĩa Tư bản, tất cả những môi quan hệ của con người chẳng bao lâu rút gọn thành môi quan hệ tiền bạc. Trong những quan hệ này, nhà Tư bản chắc chắn giàu thêm do công nhân chi trả, những người sống ở mức lương vừa đủ sống.

Trong một phân tích đầu tiên về lợi nhuận, cũng được tìm thấy trong Manuscripts, Marx lưu ý một khuynh hướng chung hướng đến sự tập trung Tư bản độc quyền ngày càng vào tay một số người ít hơn. Khuynh hướng chung này dẫn đến sự gia tăng tổng lợi nhuận và sự gia tăng toàn bộ sự đau khổ của giai cấp công nhân. Marx cho rằng sau cùng mâu thuẫn giữa hệ thống Tư bản chủ nghĩa sẽ dẫn đến sự kết liễu của nó, vì thế mở ra con đường thực sự tự do cho loài người. Tất cả những tư tưởng này lại xuất hiện trong nhiều tác phẩm sau này của Marx, mặc dù, cũng như mọi người thường nghĩ, chúng được phát triển chính xác và chi tiết hơn.

3. Vấn đề Manuscripts năm 1844 không đề cập đến

Những gì mà Manuscripts năm 1844 không đề cập đến là sự phân tích xuyên suốt các mâu thuẫn chính của chủ nghĩa Tư bản-người ta phải mong đợi ở tác phẩm Capital về vấn đề này. Nhưng không có sự phát biểu chín chắn về phê bình phương pháp luận nhắm vào kinh tế chính trị học. Đoạn văn sau là một ví dụ:

“Kinh tế chính trị học xuất phát từ thực tế tài sản cá nhân, nhưng không giải thích cho chúng ta về điều ấy, nói chung nó chỉ diễn đạt các công thức trừu tượng tiến trình vật chất thông qua đó tài sản cá nhân thực sự chuyển giao, và sự phát biểu có hệ thống này lúc ấy được chọn để làm luật. Nhưng không hiểu những luật này - nghĩa là, không chứng minh chúng phát sinh từ chính bản chất của tài sản cá nhân ra sao. Kinh tế chính trị học không phơi bày nguồn phân công lao động và Tư bản, và giữa Tư bản với đất đai. Chẳng hạn khi xác định mối quan hệ giữa tiền lương đối với lợi nhuận, cần phải xem quyền lợi của các nhà Tư bản là nguyên nhân cuối cùng, nghĩa là, cứ cho đây là những gì phải giải thích. Tương tự, sự cạnh tranh diễn ra ở mọi nơi [nhưng] được giải thích từ những tình huống bên ngoài. Đến chừng mực những tình huống hình như ngẫu nhiên và bên ngoài này diễn ra bao xa chỉ là sự thể hiện diễn tiến phát triển cần thiết, kinh tế chính trị học không cho chúng ta biết điều gì cả, sự tự thân trao đổi có vẻ là một thực tế ngẫu nhiên. Bánh xe duy nhất mà kinh tế chính trị học đang hoạt động là hám lợicuộc chiến giữa những cạnh tranh hám lợi”. (Manuscripts, trang 106-107).

Rõ ràng, Marx phê bình các nhà kinh tế học vì không giải thích (không hiểu?) nguyên nhân cơ bản của chủ nghĩa Tư bản, theo quan điểm của ông đơn giản là điều này không đủ để hiểu những hoạt động đơn thuần của thị trường. Người ta cũng nên hiểu cơ chế thị trường xuất hiện ra sao và sẽ đi về đâu. Marx nhận thấy điều chính yếu là phải nắm bắt sự kết hợp giữa “tài sản cá nhân, tính hám lợi và sự chuyển nhượng lao động, Tư bản và bất động sản, giữa sự trao đổi và cạnh tranh, giá trị và đánh mất giá trị của con người, độc quyền và cạnh tranh, v.v..., sự kết hợp giữa toàn bộ sự bất hòa này với hệ thống tiền tệ”.

4. Phê bình cơ sở của những mâu thuẫn xã hội thật

Ngoài ra, trong Manuscripts Marx cố gắng phê bình cơ sở của những mâu thuẫn xã hội thật mà ông quan sát theo thực nghiệm. Mâu thuẫn cơ bản được Marx nhấn mạnh là “Tất cả công nhân đều trở thành người nghèo hơn khi tạo ra của cải nhiều hơn... [anh ta] thậm chí trở thành hàng hóa rẻ tiền hơn khi chính bản thân sản xuất hàng hóa nhiều hơn”. Sự đánh mất giá trị công nhân nói cách khác tiếp tục theo tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa gia tăng, và trong tiến trình công nhân đương đầu với mục tiêu lao động của họ (hàng hóa) như những tài sản không thuộc bản thân mình, những tài sản, một khi thành hình, họ không có quyền kiểm soát hay quyền sở hữu - như tài sản chuyển nhượng, khả năng không phụ thuộc vào người sản xuất ra chúng. Dĩ nhiên, quan điểm này - cho rằng lao động bằng chính bản chất nằm ngoài khả năng con người - Marx đã vay mượn từ Hegel. Nhưng lúc này ông phê phán kinh tế học đã giấu đi sự chuyển nhượng vốn có trong bản chất lao động không phải bằng cách cân nhắc mối quan hệ trực tiếp giữa công nhân và sản xuất. Mối quan hệ này, được Marx cần mẫn phân tích là đặc điểm kinh tế học Marxist và cũng là đặc điểm phân biệt với kinh tế học cổ điển.

5. Grundrisse (1857-1858)

Manuscripts năm 1844 trình bày sự thâm nhập bước đầu trong phê bình kinh tế của Marx thời trai trẻ. Sự phê bình không tinh tế hay sâu sắc như trong Capital sau này. Nhưng vào những năm tiếp theo sau, Marx hoàn thiện công cụ phân tích mà ông kế thừa từ các nhà kinh tế học cổ điển. Năm 1858, ông tích lũy nhiều bản thảo tập hợp có thể xem là phác họa và bản thảo của những kỹ thuật lập luận sau này ông ứng dụng trong Capital. Sự tập hợp những bài viết, xuất bản trong Thế chiến II, mang nhan đề Grundrisse der Kritik der Politischen ukonomie (Đề cương phê bình kinh tế chính trị học). Người ta mới dịch một phần nhỏ trong Grundrisse sang tiếng Anh, nhưng tiết lộ một số vấn đề không đề cập trong Capital, chẳng hạn như thảo luận về các hệ thống tiền chủ nghĩa Tư bản và nghiên cứu sự tương quan của các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Tư bản (như sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng).

Marx phê bình những người đi trước ông trong kinh tế học vì quan điểm sản xuất phi lịch sử. Trong Grundrisse, ông tìm cách liên hệ tiến trình sản xuất với giai đoạn phát triển xã hội trong xã hội. Đặc biệt ông chọn vấn đề lập trường của Mill về sản xuất - trái với phân phối - là đối tượng của luật pháp không thay đổi độc lập với lịch sử. Quan điểm của riêng ông dĩ nhiên là sản xuất diễn ra trong một bối cảnh xã hội và có thể được đảm nhiệm chỉ bằng các cá nhân trong xã hội và ở một số giai đoạn phát triển xã hội nhất định. Ngoài ra, mọi hình thức sản xuất hình thành những mối quan hệ pháp lý của riêng nó với hình thức của chính phủ. Marx kết luận cái gọi là điều kiện sản xuất chung được các nhà kinh tế học cổ điển tán thành không gì khác hơn là những khái niệm trừu tượng không tạo thành bất kỳ giai đoạn thực sự nào trong lịch sử sản xuất.

Những khái niệm trừu tượng này theo quan điểm của Marx khiến cho kinh tế học có thể giải quyết bản chất thật của sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Bản chất thật này bao gồm nghiên cứu lao động như nền tảng sản xuất, phân tích cơ sở lịch sử của sản xuất Tư bản chủ nghĩa, và nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong Grundrisse, Marx bắt đầu thêu dệt những quan điểm này. Ông hoàn thiện thuyết giá trị lao động và thuyết giá trị thặng dư và thuyết tiền tệ. Vào năm sau, trong A Contribution to the Critique of Political Economy, Marx phát triển chính đề mâu thuẫn giữa sự phát triển các lực lượng sản xuất và mối liên hệ của sản xuất tạo ra động lực cách mạng xã hội. Vì thế năm 1860, cơ sở do Marx xây dựng đã đạt mức hoàn hảo, tập đầu tiên xuất bản năm 1867.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)