1. Giao dịch dân sự với chính mình là gì? 

Theo điều 116 bộ luật dân sự 2015 quy định “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“. Đối với giao dịch dân sự là hợp đồng, phải có 2 chủ thể tham gia ký kết. Đối với những giao dịch dân sự thông thường, 2 chủ thể là những cá nhân/pháp nhân khác nhau, đại diện cho những lợi ích đối lập nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp 2 bên chủ thể thực hiện giao dịch là 1 cá nhân/pháp nhân sẽ là việc giao dịch dân sự với chính mình

2. Quy định khi giao dịch dân sự với chính mình

Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự quy định:

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Từ đó có thể thấy một cá nhân không được thực hiện giao dịch với chính mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vậy, chúng ta phải xét đến việc “ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Luật doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp khác trong quy định này như sau:

Ví dụ: Trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên, người đại diện theo pháp luật nhân danh công ty ký với chính mình phải được Hội đồng thành viên chấp thuận (Điều 67 Luật doanh nghiệp 2020)

Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
 
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
 
a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
 
b) Người có liên quan của người quy định tại điểm a khoản này;
 
c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
 
d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC (có người đại diện theo pháp luật là ông G) góp vốn để trở thành thành viên công ty TNHH CDE. Công ty TNHH ABC muốn uỷ quyền cho ông G đại diện quản lý phần vốn góp của công ty ABC tại công ty CDE. Khi đó, công ty ABC phải được Hội đồng thành viên đồng ý Công ty ABC (do ông G đại diện) ký văn bản uỷ quyền cho ông G làm đại diện phần vốn góp của công ty ABC tại công ty CDE.

Đó là trường hợp pháp luật có quy định khác để ông G ký hợp đồng với chính mình nhưng với 2 tư cách: Người đại diện theo pháp luật của công ty – Chính bản thân ông G.

Trường hợp 2: Đối với công ty TNHH một thành viên quy định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan
 
1. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận:
 
a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
 
b) Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
 
c) Người có liên quan của người quy định tại điểm b khoản này;
 
d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó;
 
đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

Trường hợp 3: Trong công ty cổ phần theo quy định tại điều 167 luật doanh nghiệp:

Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
 
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
 
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
 
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
 
c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.

Theo đó, pháp luật doanh nghiệp vẫn cho phép trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập giao dịch với chính họ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định, phải được Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông chấp thuận tùy vào loại hình doanh nghiệp.

Hợp đồng giữa hai công ty do cùng 1 người làm đại diện ký

Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự quy định: “3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty. Do vậy nhiều trường hợp khi các công ty đó giao dịch với nhau, người đó sẽ đại diện cho cả 2 công ty để ký hợp đồng. Vậy hợp đồng đó ký có hiệu lực pháp luật không?

Theo quy định tại Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự thì Hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế, các công ty thường áp dụng cách sau: Một công ty uỷ quyền lại cho một người khác để ký hợp đồng. Cách làm này về hình thức đảm bảo theo quy định của pháp luật nhưng về bản chất cũng như việc một người làm đại diện cho hai công ty ký hợp đồng. Bởi, người được uỷ quyền thực hiện công việc theo uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có quyền ký hợp đồng với công ty khác mà mình làm đại diện mới có thể uỷ quyền lại cho người khác.

Giải quyết hợp đồng vô hiệu: Điều 162 Luật doanh nghiệp quy định: “Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

3. Giám đốc công ty có tự mình ký kết hợp đồng lao động với chính mình hay không?

3.1 về việc giám đốc có được ký hợp đồng lao động với chính mình

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 về Phạm vi đại diện thì:

“3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

 

Theo đó, giám đốc (người đại diện theo pháp luật) của công ty bạn sẽ không thể đại diện cho pháp nhân để ký hợp đồng lao động (thực hiện giao dịch dân sự) với chính mình.

3.2 Về việc đóng bảo hiểm

Căn cứ theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về Đối tượng áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 về giải thích từ ngữ thì:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy địn đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy trong trường hợp này, giám đốc không thể tự ký hợp đồng với chính mình. Nếu giám đốc có hưởng lương hàng tháng và trong thang bảng lương của đơn vị đã ghi nhận thì giám đốc vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu trong thang bảng lương của công ty đã có ghi nhận mức lương của giám đốc thì giám đốc vẫn được đóng bảo hiểm xã hội căn cứ vào mức lương trong thang bảng lương.

4. Hậu quả ký hợp đồng trong công ty không đúng thẩm quyền

Hậu quả pháp lý do việc ký hợp đồng không đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 131 đối với giao dịch dân sự vô hiệu:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định".

- Tùy từng trường hợp mà người ký kết hợp đồng hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng được ký không đúng thẩm quyền 

Theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp:

- Người được đại diện đã công nhận hợp đồng đó

- Người được đại diện biết mà không phản đối về việc ký hợp đồng sai thẩm quyền trong một thời hạn hợp lý.

- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết được việc mình ký kết hợp đồng là không đúng thẩm quyền.

Trong tất cả các trường hợp ngoại trừ ba trường hợp trên, người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mình đã ký.

Doanh nghiệp phải ký hợp đồng với người ký không đúng thẩm quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại trừ trường hợp doanh nghiệp này đã biết hoặc buộc phải biết nhưng vẫn ký kết hợp đồng.

Trường hợp đồng được ký kết không đúng thẩm quyền như đã nêu trên và gây thiệt hại cho công ty thì sẽ bị tuyên vô hiệu: Người ký kết hợp đồng (cổ đông, thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên hoặc giám đốc có liên quan) phải liên đới bồi thường thiệt hại và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ các hợp đồng đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162