CƠ SỞ PHÁP LÝ

Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993

Hiến pháp Italia 1947

Hiến pháp Nhật Bản 1946

hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992

Đạo luật Liên bang Áo năm 1970

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Cách thức truyền ngôi ở các nước quân chủ lập hiến

Thủ tục truyền ngôi Hoàng đế thông thường được quy định trong Hiến pháp, luật về kế vị ngôi vua hoặc được hình thành bởi tập quán từ lâu đời nay đã trỏ thành tập quán pháp luật..

Hầu hết các Nhà nước quân chủ lập hiến đều tôn trọng ba nguyên tắc cơ bản trong việc kế truyền ngôi vua. Đó là những nguyên tắc sau đây:

1.1 Nguyên tắc lãnh thổ bất khả phân

Nguyên tắc này đòi hỏi ngôi vua chỉ truyền cho một người. Dù Hoàng đế có nhiều hoàng tử và công chúa thì ngôi vua cũng không thể truyền cho nhiều người vì như vậy vương quốc sẽ bị phân chia thành các vương quốc nhỏ, Nhà nước sẽ suy yếu.

1.2 Nguyên tắc trọng nam

Nếu Hoàng đế vừa có con trai vừa có con gái thì việc truyền ngôi phải ưu tiên cho con trai. Việc truyền ngôi cho con gái chỉ có thể thực hiện được khi Hoàng đế không có con trai. Tuy nhiên, nguyên tắc này được hiểu và áp dụng ở nhiều nước rất khác nhau. Ở một số nước khi Hoàng đế không có con trai thì ngôi vua có thể truyền cho người con gái (Ví dụ, như Anh quốc), một số nước khác không cho phép Hoàng đế truyền ngôi cho con gái (Ví dụ, như Thụy Điển). Trường hợp này ngôi vua có thể truyền cho một người đàn ông trong'hoang tộc...

1.3 Nguyên tắc trọng trưởng

Theo nguyên tắc này nếu Hoàng đế có nhiều con trai thì ngôi vua được truyền cho con trưởng. Nếu con trưởng đã chết thì truyền ngôi cho cháu trưởng. Tuy nhiên nếu người con trưởng có những khiếm khuyết về trí tuệ, đạo đức thì vua có thể truyền cho người con thứ. Ngoài những nguyên tắc đã nêu trên nhiều vương quốc còn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về đạo đức, về tôn giáo và cả về trình độ vãn hóa sao cho người được kế vị ngôi vua phải xứng đáng là biểu tượng cho cả quốc gia, cả dân tộc.

2. Cách thức bầu cử Tổng thống ở các Nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ

Đa số các nước trên thế giới ngày nay có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ. Nguyên thủ quốc gia ở các Nhà nước này được lựa chọn bằng phương pháp bầu cử. Nguyên thủ quốc gia ở các nước Cộng hòa Nghị viện như Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Italia được bầu cử dựa trên cơ sở chủ yếu là Nghị viện.

Theo quy định tại Điều 83 Hiến pháp 1947 - Hiến pháp hiện hành của Cộng hòa Italia, Tổng thống được bầu bởi Nghị viện trong phiên họp toàn thể của hai viện. Trong phiên họp này ngoài các đại biểu của Thượng viện và Hạ viện còn có sự tham dự của các đại biểu đại diện cho các Hội đồng vùng. Mỗi vùng có ba đại biểu. Như vậy tham dự bầu cử Tổng thống ở Italia có 630 Hạ nghị sĩ, 315 Thượng nghị sĩ và 57 đại diện cho các Hội đồng vùng.

Các cử tri này được gọi là “đại cử tri”. Cuộc bầu cử được tiến hành bằng việc bỏ phiếu kín và phải đạt từ 2/3 trở lên số phiếu của đại cử tri thì ứng cử viên mới trúng cử. Nếu không đủ số phiếu trên thì phải bỏ phiếu lần hai, nếu lần này cũng không đạt thì đợt bỏ phiếu lần 3 chỉ cần trên 50% số phiếu của đại cử tri, ứng cử viên sẽ đắc cử Tổng thống. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 7 năm. Bất kỳ một công dân nào đủ 50 tuổi và được hưởng đầy đủ các quyền chính trị và dân sự đều được tham gia ứng cử Tổng thống. 0 Cộng hòa Liên bang Đức Tổng thống Liên bang được bầu bằng một Hội nghị liên bang với thành phần bao gồm các Nghị sĩ của Hạ viện và đại biểu của các lãnh địa. Tổng thống được bầu là ứng cử viên nhận được đa số tuyệt đối (trên 50%) phiếu thuận của Hội nghị liên bang. Nếu không người nào đạt được số phiếu nói trên thì phải bầu vòng hai. Vòng hai cũng không được thì bầu vòng ba. Ở vòng ba ứng cử viên trúng cử chỉ cần đạt đa số tương đối (là người cao phiếu nhất nhưng không cần trên 50% số phiếu của Hội nghị liên bang), ứng cử viên phải là công dân Cộng hòa Liên Bang Đức có độ tuổi từ 40 trở lên.

Ở các nước Cộng hòa Tổng thống bầu cử Tổng thống không phụ thuộc vào bầu cử Nghị viện. Tổng thống có thể do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.Điển hình của chế độ Cộng hòa Tổng thống là Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ do nhân dân bầu cử gián tiếp.

Theo quy định của Hiến pháp: “Mỗi bang (do cơ quan lập pháp của bang đó định liệu cử ra một số đại cử tri bằng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang đó ở quốc hội”.

Tất cả các Thượng nghị sĩ Hạ nghị sĩ và các viên chức Nhà nước liên bang đều không thể được bầu làm đại cử tri. Tổng thống sẽ do các đại cử tri bầu ra. Muốn trở thành ứng cử viên Tổng thống, các cá nhân phải hội đủ các điều kiện Hiến định và luật định Điều kiện Hiến định quy định trong Điều 2 khoản 1 mục 5 của Hiến pháp năm 1787 “phải là công dân Hoa Kỳ từ lúc sinh ra, không dưới 35 tuổi và phải trú ngự ở Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm trước ngày bầu cử”. Điều kiện luật định là phải tự mình ra ứng cử. Hình thức ứng cử rất đơn giản, ứng cử viên chỉ cần điền vào giấy ứng cử và làm thành ba bản gửi cho ủy ban bầu cử của liên bang.

Năm 1980 có 112 ứng cử viên đã ghi vào danh sách ứng cử. Ngoài quy định của Liên bang còn có quy định của các bang. Mỗi bang còn bổ sung thêm quy định riêng của mình. Ví dụ, tại bang Florida, một ứng cử viên của đảng thứ 3 (ngoài Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ, cần phải thu được 100 chữ ký của cử tri. Còn ở New York thì cần phải có chữ ký của 20.000 cử tri ủng hộ. Các quy định riêng của từng bang chủ yếu nhằm cản trở các ứng cử viên của đảng thứ ba ngoài hai đảng lớn của Hoa Kỳ là Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ. Ngoài ra còn có những điều kiện khác là những điều kiện khắt khe hơn nhưng chỉ áp dụng cho những ứng cử viên của Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ. Đây là những điều kiện thông lệ và không được ghi thành văn bản. Theo quy định chung của pháp luật những ứng cử viên Tổng thống có thể là người da đen, phụ nữ người Do Thái và có thể thuộc giai cấp công nhân nhưng thên thực tế những người đó không bao giờ có thể trở thành ứng cử viên của Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ. Muốn trở thành ứng cử viên của hai đảng nói trên, thông thường phải là người đàn ông da trắng, hầu hết có bằng đại học, theo đạo tin lành và phải là đại diện của một bang lớn. Trong số 58 ứng cử viên đã được hai đảng nói trên lựa chọn từ năm 1824 cho đến nay tất cả đều là người da trắng, hầu hết có bằng đại học, 5 người trong số họ theo đạo tin lành, 2 đại biểu theo đạo thiên chúa, không có ai là người Do thái. Trong số họ 21 người là Thượng nghị sĩ, 18 người là Hạ nghị sĩ, 11 người là sĩ quan cấp tướng, 7 người là phó Tổng thống, 7 người là đại sứ, 4 người là bộ trưởng, 3 người là thẩm phán tòa án tối cao, chỉ có hai người là không giữ chức vụ chính trị quan trọng (đó là Horace Greely nhà báo và Weudeull Wilkie, trạng sư) và hầu hết họ là những người có tài sản lớn.

Theo Hiến pháp, Tổng thống và Phó tổng thống được bầu gián tiếp, bởi một đoàn đại cử tri. Toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri (Đại cử tri 112 của 50 bang và của tỉnh Colombia). Để có thể trở thành Tổng thống, ứng cử viên phải thu được đa số tuyệt đối số phiếu ủng hộ của các đại cử tri) nghĩa là phải có ít nhất 270 phiếu. Hiêh pháp năm 1787 chỉ quy định các đại cử tri do các bang cử ra theo cách thức do cơ quan lập pháp của bang đó định liệu với số lượng bằng số lượng các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của bang đó trong Quốc hội. Trong Hiến pháp không hề có Điều khoản nào bắt buộc việc tuyển chọn các đại cử tri phải bằng bầu cử phổ thông đầu phiếu. Vì vây, trong nhiều năm trước đây các bang có thể tuyển chọn các đại cử tri với các cách thức khác nhau:

- Các đại cử tri do Quốc hội bầu trong một cuộc họp chung của hai viện.

- Các đại cử tri được bầu ra bởi tất cả cử tri của toàn bang. Hiện nay tất cả các đại cử tri đều do các cử tri bầu theo nguyên tắc bầu cử đầu phiếu phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín theo danh sách ứng cử viên mà các Đảng thành lập ở mỗi bang. Theo cách thức bầu cử Tổng thống hiện hành, ứng cử viên nào thắng cử ở mỗi khu vực bầu cử thì sẽ giành tất cả số đại cử tri ở khu vực bầu cử đó. Vì vậy, ứng cử viên nào thắng cử ở những khu vực bầu cử có nhiều* đại cử tri hơn thì ứng cử viên đó sẽ có ưu thế mặc dù người đó có thể không phải là người thu được nhiều phiếu nhất của cử tri.

Ví dụ, năm 1988, New York có 36 đại cử tri và California có 47 đại cử tri. Tại New York ứng cử viên của Đảng dân chủ thu được 4 triệu phiếu bầu và ứng cử viên Đảng cộng hòa thu được 2,2 triệu phiếu bầu. Tại California ứng cử viên Đảng dân chủ thu được 4 triệu phiếu bầu và ứng cử viên Đảng cộng hòa thu được 4,6 triệu phiếu bầu. Như vậy, ứng cử viên Đảng dân chủ thu được tại hai khu vực bầu bử là 8 triệu phiếu bầu nhưng chỉ có 36 đại cử tri, trong khi đó ứng cử viên Đảng cộng hòa thu chỉ được 6,8 triệu phiếu bầu nhưng lại có 47 đại cử tri. Như vây, sẽ dẫn đến tình trạng người trúng cử là người chiếm được nhiều nhất phiếu đại cử tri nhưng không phải là người có nhiều nhất phiếu bầu của cử tri. Lịch sử bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX đã ghi nhận hai trường hợp: Năm 1876 ông Rutherford Hayes trúng cử Tổng thống nhưng số phiếu bầu cử của cử tri ít hơn ông Samuel Tilden; Năm 1888 ông Ben Jamin có số phiếu bầu ít hơn ông Groner Cleneland. Theo Điều 12 của Tu chính án (Điều khoản sửa đổi hoặc bổ sung) của Hiến pháp Hoa Kỳ và Luật ngày 5/6/1934, Các đại cử tri tập trung tại bang của mình để bỏ phiếu lựa chọn Tổng thống và phó Tổng thống vào ngày thứ 2 tuần thứ 3 của tháng 12, năm bầu cử. Tổng thống và Phó Tổng thống phải là người của các bang khác nhau. Các đại cử tri của Đảng nào sẽ bỏ phiếu cho Đảng đó. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính chất thông lệ chứ không mang tính chất bắt buộc. Richard Nixon trong ba lần ứng cử Tổng thống đã chứng kiến một trong số các đại cử tri của Đảng cộng hòa - Đảng của Nixon đã không tôn trọng ý kiến của các cử tri, không bỏ phiếu cho ông. Các đại cử tri sẽ lập thành hai bản danh sách riêng biệt ghi tất cả những người được bầu làm Tổng thống và phó Tổng thống cùng tất cả số phiếu dành cho mỗi người. Họ sẽ ký nhận vào những bản danh sách này và niêm phong rồi gửi cho Chủ tịch Thượng nghị viện; Chủ tịch Thượng nghị viện trước sự hiện diện Nghị sĩ hai viện sẽ mở tất cả những bản chứng nhận và kiểm phiếu vào lúc 13 giờ ngày 6 tháng 1. Sau thủ tục đó, Quốc hội sẽ chính thức công bố người trúng cử Tổng thống. Tổng thống đương nhiệm sẽ tuyên bố kết thúc nhiệm kỳ của mình vào lúc 12 h ngày 20 tháng 1 (tức là hai tuần sau khi công bố kết quả bầu cử Tổng thống mới). Tổng thống mới sẽ tuyên thệ nhận chức vào cuối tháng giêng.

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngân khố (Prime Minister and First Lord of the Treasury) - Tony Blair;Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê