1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế tài nguyên

Quan hệ pháp luật thuế tài nguyên là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên được các quy phạm pháp luật thuế tài nguyên điều chỉnh.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế tài nguyên gồm:

- Chủ thể nhân danh nhà nước thực hiện quyền thu thuế đối với đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế trước hết là cơ quan thuế, ngoài ra còn có sự tham gia phối hợp của chính quyền địa phương ưong một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, việc quy định giá tính thuế đối với một số loại tài nguyên do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định để áp dụng cho các trường hợp không thể xác định giá tính thuế theo cách thông thường hoặc ttong một số trường hợp miễn, giảm thuế phải có ý kiến hoặc xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực...

- Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế

Theo Điều 3 Luật thuế tài nguyên: Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Người nộp thuê tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể: Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập ttên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế; bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu môi thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

Như vậy, căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ phải nộp thuế tài nguyên cho Nhà nước Việt Nam là dựa vào dấu hiệu có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

2. Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên

Quan hệ pháp luật thuế tài nguyên phát sinh trên cơ sở có quy phạm pháp luật điều chỉnh, CÓ cơ cấu chủ thể xác định và có sự kiện pháp lí phát sinh.

Các quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ thuế tài nguyên là các quy phạm trong Luật thuế tài nguyên và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, còn có một số quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên có ở Luật dầu khí và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật dầu khí.

Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên được pháp luật xác định là hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hành vi khai thác tài nguyên của một tổ chức hay cá nhân là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên thì phải thoả mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, tài nguyên khai thác phải là các loại tài nguyên thiên nhiên (tài nguỵên không do con người tạo ra) như: Tài nguyên là khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên, khí thạn; sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; yến sào thiên nhiên; tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên khai thác phải nằm trong phạm vi chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba, hoạt động khai thác tài nguyên phải là hoạt động khai thác hợp pháp có nghĩa là tài nguyên đó được phép khai thác, nằm trong khu vực địa bàn được khai thác. Thông thường để xác định tính hợp pháp của hoạt động khai thác tài nguyên thì tổ chức, cá nhân khai thác phải có giấy phép khai thác tài nguyên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ một số trường hợp khai thác tài nguyên mà pháp luật quy định không cần phải có giấy phép khai thác.

3. Căn cứ tính thuế tài nguyên

Theo pháp luật thuế tài nguyên hiện hành, để xác định số thuế tài nguyên phải nộp của đối tượng nộp thuế thì phải dựa vào ba căn cứ sau:

Thứ nhất, sản lượng tài nguyên tính thuế

Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, ưọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kì tính thuế.

Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thục tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

Đối vói tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kì tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản Ịượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bện giao, bên nhận.

Đối với nưóc khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (1) theo hệ thống đo đếm đặt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam

Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sàn lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kì để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

Thứ hai, giá tính thuế

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:

- Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;

- Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Giá tính thuế tài nguyên trong một sô trường hợp được quy định cụ thể như sau :

- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;

- Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

- Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;

- Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện.

Thứ ba, thuế suất: mức thuế suất thuế tài nguyên được quy định bằng tỉ lệ % áp dụng riêng cho từng nhóm, từng loại tài nguyên khai thác.

Việc xác định mức thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên theo pháp luật hiện hành có dựa vào các yếu tố như: tính chất quý hiếm (giá ttị) của tài nguyên khai thác; điều kiện khai thác, vận chuyển; yêu cầu quàn lí nhà nước đối với từng loại tài nguyên; ngoài ra, còn tính đến thông lệ quốc tế và chính sách thị trường tiêu thụ. Việc quy định mức thuế suất thuế tài nguyên trong pháp luật hiện hành đã thể hiện được định hướng góp phần tăng cường bảo vệ môi trường, đã có được sự phân biệt rõ trong việc đánh thuế tài nguyên đối với loại tài nguyên không thể tái tạo và loại tài nguyên có thể tái tạo được.

Trong biểu khung thuế tài nguyên hiện hành có phân chia thành 9 nhóm tài nguyên với các khung có mức thuế suất khác nhau từ 1% đến 40% cụ thể:

Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định như sau:

STT

Nhóm, loại tài nguyền

Thuế suất (%)

I

Khoáng sản kim loại

1

Sắt, mãng-gan (mangan)

7-20

2

Ti-tan (titan)

7-20

3

Vàng

9-25

4

Đất hiếm

12-25

5

Bạch kim, bạc, thiếc

7-25

6

Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)

7-25

7

Chì, kẽm, nhôm, bô-xít (bouxite), đồng, ni-ken (niken)

7-25

8

Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)

7-25

9

Khoáng sản kim loại khác

5-25

II

Khoáng sản không kim loại

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

3-10

2

Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thuỷ tinh

5-15

3

Đất làm gạch

5-15

4

Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa

7-20

5

Đô-lô-mít (dọloinỊte), qụắc-zít (quartzite)

7-20

6

Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kĩ thuật, cát làm thuỷ tinh

7-15

7

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sàn xuât xi măng

5-15

8

A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)

3-10

9

Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

4-20

10

Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

6-20

11

Than nâu, than mỡ

6-20

12

Than khác

4-20

13

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphứe)

16-30

14

E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen

16-30

15

Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê- rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)

12-25

16

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (íenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

12-25

17

Khoáng sản không kim loại khác

4-25

III

Dầu thô

6-40

IV

Khí thiên nhiên, khí than

1-30

V

Sản phẩm của rừng tự nhiên

1

Gỗ nhóm I

25-35

2

Gỗ nhóm n

20-30

3

Gỗ nhóm III, IV

15-20

4

Gồ nhóm V, VI, vn, vin và các loại gỗ khác

10-15

5

Cành, ngọn, gốc, rễ

10-20

6

Củi

1-5

7

Tre, trúc, nứa, mai, giang, ừanh, vầu, lồ ô

10-15

8

Trầm hương, kì nam

25-30

9

Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10-15

10

Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

5-15

VI

Hải sản tự nhiên

1

Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

6-10

2

Hải sản tự nhiên khác

1-5

vn

Nước thiên nhiên

1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

8-10

2

Nước thiên nhiên dùng cho sàn xuất thuỷ điện

2-5

3

Nước thiên nhiên dùng cho sàn xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 nhóm này

3.1

Nước mặt

1-3

3.2

Nước dưới đất

3-8

Vin

Yến sào thiên nhiên

10-20

IX

Tài nguyên khác

1-20

Luật thuế tài nguyên quy định: Căn cứ vào khung thuế suất trên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kì bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định;

- Góp phần quản lí nhà nưởc đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên;

- Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường.

Thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày.

Chẳng hạn đối với tài nguyên khai thác là dầu thô, khí thiên nhiên, mức thuế suất thuế tài nguyên được xác định tuỳ thuộc vào các điều kiện địa lí, kinh tế kĩ thuật của mỏ và mức sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên. Tại Điều 44, 45 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí có quy định về mức thuế suất thuế tài nguyên như sau:

Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô và khí thiên nhiên được quy định như sau:

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

1. Đổi với dầu thô

- Đến 20.000 thùng/ngày

4%

6%

- Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày

6%

8%

- Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày

8%

10%

- Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày

10%

15%

- Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày

15%

20%

- Trti 150.000 thùng/ngày

20%

25%

2. Đổi với khí thiên nhiên

- Đến 5 triệu m3/ngày

0%

0%

- Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày

3%

5%

- Trên 10 triệu m3/ngày

6%

10%

Thuế tài nguyên thu từ dầu, khí được nộp bằng dầu, khí hoặc bằng tiền, tuỳ theo sự lựa chọn của cơ quan thuế. Cơ quan thuế thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác dầu khí trước 6 tháng về việc nộp thuế tài nguyên bằng tiền hay bằng dầu khí. Thuế tài nguyên được tạm nộp hàng tháng và quyết toán theo quý. Nêu thuế tài nguyên được thu bằng dầu khí thì địa điểm nộp thuế là điểm giao nhận. Trong trường hợp cơ quan thuế yêu cầu nộp thuế tài nguyên tại địa điểm khác thì đối tượng nộp thuế được trừ chi phí vận tải và các chi phí trực tiếp khác phát sinh do thay đổị địa đỉểm nộp thuế vào phần thuế tài nguyên phải nộp.

4. Chế độ miễn, giảm thuế tài nguyên ?

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu thuế. Vì thế, về nguyên tắc không đật ra vấn đề miễn, giảm thuế thuế tài nguyên đối vói cơ sở khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước như khuyến khích việc khai thác tài nguyên ở những vùng khó khăn hoặc giúp đỡ các cơ sở khai thác tài nguyên gặp phải khó khăn khách quan, pháp luật thuế tài nguyên có quy định về các trường hợp được miễn, giảm thuế sau:

Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn ttả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kì sau.

Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.

Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.

Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sân xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.

Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.

Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)