1. Chạy quá tốc độ là nguyên nhân gây tai nạn giao thông

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Đáng chú ý, trong hầu hết các vụ tai nạn này, lỗi vi phạm về tốc độ là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn thương tâm. 

Việc các phương tiện lưu thông với tốc độ cao và không làm chủ tốc độ là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo tính toán của các chuyên gia, với tốc độ 70km/h sự va đập sẽ tăng gấp 2 lần so với tốc độ 50km/h; tốc độ 87km/h sự va đập tăng lên gấp 3 lần so với tốc độ 50km/h; tốc độ 100km/h sự va chạm tăng lên gấp 4 lần so với tốc độ 50km/h. Khi tăng tốc độ trung bình 5% thì tai nạn giao thông tăng 10% và tai nạn chết người tăng 20%. Những nghiên cứu này lý giải vì sao đối với những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do tốc độ, đa phần nạn nhân tai nạn giao thông thường phải gánh chịu mất mát to lớn hoặc bị đa chấn thương, với việc điều trị hết sức khó khăn.

Tốc độ càng cao thì mức độ chấn thương càng nghiêm trọng, thực tế, khi vi phạm tốc độ kết hợp cùng với những vi phạm khác thì nguy cơ xảy tai nạn giao thông là rất lớn, chấn thương và hậu quả cũng vì vậy mà trầm trọng hơn.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với lỗi vi phạm này nhưng trên thực tế, tình trạng lái xe vi phạm về tốc độ vẫn còn khá phổ biến, nhất là trên những đoạn đường và ở những thời điểm không có mặt lực lượng giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Có rất nhiều lý do chạy xe quá tốc độ cho phép mà người điều khiển phương tiện giao thông đưa ra nếu chẳng may bị lực lượng chức năng phát hiện. Tuy nhiên, dù với bất cứ lý do gì, thì việc phóng nhanh vẫn tiềm ẩn một mối hiểm họa khôn lường. Phóng nhanh sẽ dẫn đến không làm chủ tay lái và sẽ gây ra tai nạn giao thông, hậu quả là người vi phạm không chỉ gây hại cho mình, mà còn gây nguy hiểm cho cả những người cùng tham gia giao thông.

Có đến khoảng 80% các vụ tai nạn nghiêm trọng đều có nguyên nhân từ việc chạy quá tốc độ, không làm chủ tốc độ. Vì thế, việc làm chủ tốc độ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều đó không chỉ giúp cho người điều khiển phương tiện dễ xử lý tình huống bất ngờ và việc làm chủ tốc độ cũng sẽ hạn chế được tai nạn nghiêm trọng.

Việc tuân thủ đúng quy định về tốc độ cho phép và tốc độ an toàn từ điều kiện lưu thông thực tế sẽ giúp hạn chế được các tình huống nguy hiểm có thể phát sinh tai nạn giao thông, giảm nhẹ chấn thương do va đập. Vì vậy, xử lý tốc độ luôn là một trong những chuyên đề trọng tâm của các lực lượng chức năng. 

2. Cảnh sát giao thông được phép bắn tốc độ ở đâu? 

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát giao thông được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Cũng theo quy định tại Nghị định trên, máy bắn tốc độ sẽ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh (hay còn gọi là máy bắn tốc độ) là một trong các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị cho Cảnh sát giao thông để sử dụng nhằm phát hiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Quy định pháp luật hiện hành không có quy định giới hạn phạm vi sử dụng máy bắn tốc độ nhưng khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP lại có quy định, máy bắn tốc độ chỉ được phép sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của người có thẩm quyền.

Vì vậy, Cảnh sát giao thông có thể bắn tốc độ ở bất kì đoạn đường nào theo phân công trong quyết định, kế hoạch phê duyệt của người có thẩm quyền.

 Do đó, CSGT có quyền kiểm soát giao thông (trong đó có tốc độ) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.

Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

3. Làm thế nào để chạy xe không quá tốc độ

Ở nước ta đa phần nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông xảy ra đều do nguyên nhân uống rượu bia và chạy quá tốc độ gây nên. Việc chạy quá tốc độ không làm chủ tay lái khi xảy ra tai nạn thường tạo ra va chạm mạnh và có nguy cơ gây tử vong cao, vì vậy cần chú ý khi tham gia giao thông để tránh việc chạy quá tốc độ.

Để duy trì việc chạy xe mà vẫn đảm bảo tốc độ an toàn cần nắm vững lý thuyết Luật giao thông đường bộ 2008 về tốc độ tối đa cho phép với loại xe bạn lái tại các loại đường khác nhau, như: Đường đôi, đường một chiều, đường hai chiều không có dải phân cách, đường cao tốc, đường trong khu vực đông dân cư, đường ngoài khu vực đông dân cư...

Tiếp theo, cần chú ý quan sát các biển báo hiệu đường bộ, đặc biệt là biển giới hạn tốc độ tại những đoạn đường đang thi công, thường xảy ra tai nạn. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ sót những sự điều chỉnh của cơ quan quản lý đường.

Một nguyên tắc rất quan trọng là nên thường xuyên kiểm tra đồng hồ tốc độ. Tính tiện nghi, êm ái của các loại xe đời mới có thể đánh lừa cảm giác của người lái. Nếu xe có hệ thống camera kết hợp cảnh báo hoặc bộ kiểm soát tốc độ, hãy tận dụng công nghệ này để tránh vi phạm do lỗi vô tình.

Nhiều tài xế cho rằng, tốc độ tối đa nên được coi là giới hạn chứ không phải mục tiêu. Nếu cao tốc cho phép chạy tối đa 120km/h, các bác tài có thể cân nhắc chạy thấp hơn mức đó từ 10-20km/h. Bởi tốc độ tối đa chỉ nên duy trì trong điều kiện thời tiết và mặt đường lý tưởng.

Một lưu ý nhỏ nhưng không thừa, đó là sự tập trung khi cầm lái. Chỉ một phút sao nhãng sử dụng điện thoại hay làm việc khác trên xe, các bác tài có thể bỏ qua một biển báo sắp vào khu đông dân cư, hoặc biển báo đi chậm cảnh báo phía trước có công trường, sự cố.

Các bạn hãy luôn giữ cho bản thân thật tỉnh táo, minh mẫn, sức khỏe tốt trước khi khởi hành. Trên đường thiên lý, nên tập cho bản thân sự điềm tĩnh, lưu thông nhường nhịn nhau. 

Xem thêm: Công an có được quyền đứng núp để bắn tốc độ xe ô tô không?

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Nhận bàn giao căn hộ chung cư: một số lưu ý quan trọng với người mua mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.


Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!