1. Khái niệm chấp thuận được hiểu thế nào?

Chấp thuận là sự thoả thuận được thể hiện bằng hợp đồng, điều ước, chứng thư, thoả ước về một yêu cầu nào đó.

Chấp thuận là thể hiện cùng đồng ý, nhất trí ý kiến hoặc quyết định của ít nhất hai chủ thể về cùng một vấn đề được đưa ra. Đó là sự hoà hợp về sự hiểu biết và ý định của hai hoặc nhiều hơn các bên liên quan đến hiệu lực hoá quyền và nghĩa vụ của các bên về các sự kiện hoặc hành vi trong quá khứ hoặc tương lai. Chấp thuận là hành vi khẳng định, chấp nhận, thoả mãn về việc gì đó hoặc đồng ý để hành động hoặc đồng ý cho hành vi do một hoặc một số người thực hiện. Chấp thuận có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Chấp thuận có thể có điều kiện hoặc vô điều kiện. Chấp thuận có điều kiện là việc vận hành hoặc có hiệu lực của điều được chấp nhận phụ thuộc vào việc thực hiện hoặc không thực hiện một việc, sự xảy ra hoặc không xảy ra của một điều kiện dự phòng.

Theo pháp luật về hợp đồng dân sự Việt Nam thì chấp thuận và chấp nhận hợp đồng là đồng nghĩa và có cùng một nội dung với nhau. Theo đó, khi một bên để nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung của hợp đồng mà bên kia có trả lời chấp thuận hoặc chấp nhận nội dung đó thì coi như hợp đồng đã được thoả thuận. Thậm chí hợp đồng cũng coi như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận.

Trong pháp luật về đầu tư nước ngoài, chấp thuận đồng nghĩa với việc phê chuẩn. Khi cá nhân hoặc tổ chức xin phép được đầu tư vào Việt Nam, nếu các dữ liệu đưa vào hồ sơ xin phép phù hợp với yêu cầu của pháp luật Việt Nam thì hồ sơ sẽ được các cơ quan nhà nước chấp thuận bằng văn bản chuẩn y.

 

2. Chấp thuận Tiếng Anh là gì?

Chấp thuận tiếng anh là: Acceptance

Bản dịch của chấp thuận dưới dạng danh từ Acceptance có nghĩa là: bằng lòng, chấp thuận, ưng chịu, ưng thuận.
- Acceptance nghĩa là: Bằng lòng, chấp thuận, ưng chịu
Dưới dạng động từ agree có nghĩa là: Bằng lòng, chấp thuận, đồng ý, hòa thuận, hợp nhau, phù hợp nhau
- Pass có nghĩa là:  Qua, đưa, trôi qua, đi ngang qua, đem, sang qua.
Từ đồng nghĩa với chấp thuận:
  • Accept [accepted|accepted] {động} thuận (từ khác: đồng ý)
  • Admit [admitted|admitted] {động} thuận (từ khác: chấp nhận, nhận vào, cho vào, thừa nhận)
  • Approve of {động} thuận (từ khác: tán thành, bằng lòng)
  • Grant [granted|granted] {động} thuận (từ khác: ban tặng, ban, cho, cấp, chi cấp, phong tặng)

 

3. Sự khác nhau giữa chấp thuận và phê duyệt

Phê duyệt là quá trình xác nhận, đồng ý hoặc cho phép một đề xuất, yêu cầu hoặc hành động nào đó sau khi đã xem xét và đánh giá. Trong môi trường công việc, phê duyệt thường liên quan đến các quy trình hành chính như phê duyệt đơn xin nghỉ phép, yêu cầu mua sắm, đề xuất dự án, hoặc hoàn trả chi phí.

Sự giống nhau giữa chấp thuận và phê duyệt: Đều thể hiện sự đồng ý, nhất trí về một nội dung, yêu cầu cụ thể.

Ví dụ: Chấp thuận chủ trương đầu tư so với phê duyệt dự án đầu tư. Cả hai, đều thể hiện sự đồng ý, cho phép nhà đầu tư được phép đầu tư vào một lĩnh vực ngành nghề kinh doanhh, tại một địa bàn cụ thể. 

Sự khác biệt cơ bản: Phê duyệt thể hiện sự quyền lực của người có quyền hoặc đại diện cho quyền lực nhà nước. Còn chấp thuận, thể hiện tính phù hợp, sự thỏa  thuận có tính ngang bằng hơn.

Cũng với ví dụ về: Chấp thuận chủ trương đầu tư so với phê duyệt dự án đầu tư. Thì sự khác nhau thể hiện ở chỗ, nếu chấp thuận chủ trương đầu tư là bước đầu tiên thì phê duyệt dự án đầu tư là bước cuối cùng thể hiện quyền lực của chủ thể được phép hoặc có thẩm quyền quyết định cuối cùng. Như vậy, dưới góc nhìn pháp  lý thì phê duyệt thường có tính pháp lý, sự đảm bảo pháp lý cao hơn so với chấp thuận. Nếu chấp thuận thường bị ràng buộc bởi các điều kiện cụ thể thì phê duyệt là bước cuối cùng để thông qua, cho phép một sự kiện pháp lý được phép xảy ra một cách hợp pháp.  

 

4. Ví dụ về mẫu văn bản chấp thuận

Luật Minh Khuê giới thiệu một văn bản chấp thuận cụ thể thỏa thuận cho phép người khác sử dụng bí mật kinh doanh của người đang sở hữu bí mật kinh doanh đó.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày …… tháng …… năm……

VĂN BẢN CHẤP THUẬN

Tên tôi là: .....................................................................

Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ........... cấp ngày …../…../……. tại ……

Nơi cư trú: …………………………………………………

Số điện thoại: …………Fax………. Email:...................

Là chủ sở hữu bí mật kinh doanh/Là chủ sở hữu thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân/Là thành viên của gia đình có thông tin liên quan tại văn bản/hồ sơ/tài liệu: ……………………

Đồng ý để Ông/Bà: ......................................................

Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ....... cấp ngày ......./…../……. tại …........

Nơi cư trú: …………………………………………………

Số điện thoại: ………………… Email: ..........................

Được tiếp cận thông tin …………….. tại văn bản/hồ sơ/tài liệu nêu trên.

XÁC NHẬN CỦA ........

(Xác nhận chữ ký của người chấp thuận)

NGƯỜI CHẤP THUẬN

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

5. Ví dụ mẫu công văn chấp thuận chủ trương đầu tư

Mẫu công văn chấp thuận chủ trương đầu tư là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về việc chấp thuận chủ trương đầu tư. Mẫu nêu rõ nội dung bản công văn, thông tin đầu tư...

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ ... 

V/v Chấp thuận chủ trương đầu tư 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., Ngày ..., Tháng, .... Năm ...

 

Kính gửi: (tên cơ quan chủ đầu tư đề nghị đầu tư dự án)

Sau khi xem xét tờ trình của......Đề nghị được đầu tư dự án

Căn cứ ..........

UBND thành phố / tỉnh chấp thuận về nguyên tắc cho phép..... Nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng dự án với các tiêu chí sau:

  • Tên cơ quan: .......................................................................
  • Tên dự án đầu tư: ................................................................
  • Địa điểm xây dựng: ............................................................... 
  • Vị  trí khu đất dự án: ............................................................... 
  • Diện tích đát dự án: ............................................................... 
  • Diện tích đất xây dựng: ........................................................ 
  • Mật độ xây dựng: ................................................................
  • Hệ số sử dụng đất: ................................................................
  • Hệ số xây dựng: ................................................................
  • Các tiêu chí và yêu cầu quy hoạch kiến trúc: ....................... 
  • Việc áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn: ...................................... 
  • Đối tượng mua, thuê mua: .................................................. 
  • Tổng mức đầu tư: ................................................................
  • Nguồn vốn: ...........................................................................

- Các đề xuất kiến nghị ............

Nơi nhận: 

............

............

CHỦ TỊCH UBND  .....

(Ký tên và đóng dấu)

 

4. Ví dụ về thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư

Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

  1. Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  2. Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
  3. Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
  4. Phát thanh, truyền hình;
  5. Kinh doanh casino;
  6. Sản xuất thuốc lá điếu;
  7. Thành lập cơ sở đào tạo đại học;
  8. Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế ...

Thẩm quyền chấp thuận cấp giấy chứng nhân đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Thành phố, gồm:

  1. Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
  2. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao ...

Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chúng nhận đầu tư của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

  1. Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
  2. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ...

Tham khảo thêm một số bài viết khác có liên quan:

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật Minh Khuê chúng tôi qua số điện thoại tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162. Luật Minh Khuê xin cảm ơn!