Trả lời:

1. Khái niệm lãnh hải

Theo quy định của công ước luật biển năm 1982, lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với nội thủy, theo đó “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo... “mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiểu rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước ”- Điều 2 UNCLOS 1982 và Điều 3 UNCLOS 1982.

Thực tiễn cho thấy, chiều rộng của vùng nước mà ở đó một quốc gia có thể thực thi một cách hợp pháp quyền tài phán thuộc chủ quyền đã là một chủ đề tranh luận hàng thế kỉ. Đến thế kỉ XX, xu hướng ấn định khoảng cách đó là 3 hải lý trở nên nổi trội. Sự bất đồng giữa những quốc gia ủng hộ sự mở rộng vùng này, để thúc đẩy an ninh ven biển hoặc sự tiếp cận các nguồn tài nguyên, và những quốc gia phản đối điều này nhân danh tự do hàng hải (và nghề cá ở biển cả) không chỉ đã đặt nền móng cho sự phát triển của các vùng biển chức năng mà cũng còn là nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của Hội nghị Luật biển lần thử nhất và lần thứ hai của UN trong giải quyết các vấn đề này. Điều 6 Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp cũng xác định, ranh giới ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm trên đó cách điểm gần nhất trên đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải. Tuy nhiên, chiều rộng của lãnh hải lại không được Công ước này quy định cụ thể

Tuy nhiên, tại Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ ba, sự mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý là rõ ràng và không tránh khỏi. Điều 3 UNCLOS 1982 thừa nhận quyền thiết lập lãnh hải rộng đến 12 hải lý và phần lớn các quốc gia hiện nay (hơn 130 quốc gia) đã yêu sách như vậy.

Quy định của UNCLOS 1982 không chỉ xác định rõ vị trí của lãnh hải là vùng biển “nằm tiếp liền với nội thủy” mà còn ấn định chiều rộng tối đa cho vùng biển này. Ranh giới bên trong của lãnh hải chính là đường cơ sở do quốc gia ven biển hoạch định theo đúng quy định của Công ước và ranh giới bên ngoài là đường song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở một khoảng cách tối đa là 12 hải lý.

Đối với lãnh hải của quốc gia quần đảo (Theo Điều 46 UNCLOS 1982, quốc gia quần đảo là quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo...), bên cạnh những điểm tương tự như lãnh hải của các quốc gia ven biển khác, UNCLOS 1982 cũng có một số quy định mang tính chất đặc thù. Theo đó, lãnh hải của quốc gia quart đảo là vùng biển nằm tiếp liền với vùng nước quần đảo có ranh giới bên trong là đường cơ sở quần đảo do quốc gia quần đảo tự xác định.

2. Chiều rộng lãnh hải

Đối với lãnh hải, việc xác định chiều rộng - khoảng cách từ đường cơ sở đến ranh giới ngoài của lãnh hải có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với quốc gia ven biển mà còn cả với các quốc gia khác. Ngay cả khi đường cơ sở - ranh giới bên trong của lãnh hải đã được xác định hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật biển quốc tế, nhưng nếu Luật biển quốc tế không có quy định thống nhất về chiều rộng lãnh hải, một so quốc gia vẫn có thể mở rộng lãnh hải của mình về phía biển. Nếu khoảng cách này quá rộng, quyền và lợi ích của các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng bởi biên giới biển của quốc gia ven biến sẽ được đẩy ra xa. Thực tiễn của các nước cũng như quá trình phát triển của Luật biển quốc tế cho thấy ở thời kì trước năm 1958, quy định về chiều rộng của lãnh hải được xác định khá đa dạng. Phụ thuộc vào từng quốc gia, chiều rộng lãnh hải tính từ đường cơ sở có thể được giới hạn là 3 hải lý, 5 hải lý..., thậm chí là tới 200 hải lý.

Trong 04 công ước về biển được ký kết năm 1958 (04 công ước Giơnevơ 1958, bao gồm: Công ước về lãnh hãi và vùng tiếp giáp, Công ước về thềm lục địa, Công ước về biển cả, Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên trên biển cả), mặc dù có Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp, nhưng chiều rộng của lãnh hải cũng không được xác định chính xác. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 24 Công ước, vùng tiếp giáp không thể vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở mà từ đó chiều rộng .của lãnh hải được tính. Như vậy, cả lãnh hải và vùng tiếp giáp mới có chiều rộng tối đa là 12 hải lý. So với các quy định có liên quan của Công ước Giơnevơ 1958, lãnh hải hiện nay đã được mở rộng hơn nhiều. Từ góc độ thực tiễn, có thể khẳng định chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải đã tồn tại với tư cách của tập quán quốc tế trước khi UNCLOS 1982 phát sinh hiệu lực mà minh chứng chính là quy định về chiều rộng lãnh hải của các quốc gia ven biển trong đó có Việt Nam. Tập quán quốc tế này đã được pháp điển hóa trong UNCLOS 1982 và nội luật hóa vào pháp luật về biển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia ven biển chỉ có thể xác định chiều rộng tối đa 12 hải lý cho lãnh hải của mình khi các vùng biển của họ tồn tại độc lập. Nếu có sự đan xen, chồng lấn vào vùng biển của các quốc gia khác, các quốc gia hữu quan sẽ phải thỏa thuận phân định. Trong trường họp này, lãnh hải của quốc gia không thể có chiều rộng tới 12 hài lý.

Ngoài lãnh hải tính từ bờ biển, các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ở xa bờ biển sẽ chỉ có nội thủy, lãnh hải hoặc có cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng nếu đáp ứng các quy định của Điều 121 UNCLOS 1982. Đối với các bãi cạn lúc chìm r';c nổi nếu ở cách lục địa hoặc một đảo khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì chúng sẽ không có lãnh hải riêng.

3. Chế độ pháp lý của lãnh hải

3.1 Hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải

Khác với nội thủy, lãnh hải chỉ thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Đặc trưng cho tính chất chủ quyền quốc gia trong vùng biển này chính là sự hiện diện của quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài. Tuy nhiên, đối với vùng trời phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía dưới lớp nước của lãnh hải vẫn thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia ven biển. Phương tiện bay nước ngoài không được quyền bay qua không gây hại trên không phận của lãnh hải.

Thuật ngữ “đi qua” và “đi qua không gây hại” được định nghĩa cụ thể tại Điều 18 và 19 UNCLOS 1982. Việc đi qua có thể được thực hiện theo nhiều hướng như:

- Đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy;

- Đi qua lãnh hải để vào nội thủy;

- Đi qua lãnh hải để rời nội thủy ra biển cả.

Tàu thuyền được phép “đi qua liên tục và nhanh chóng” trong vùng lãnh hải “chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quổc gia ven biển ” - Xem thêm Điều 13 UNCLOS 1982 và Khoản 1 Điều 19 UNCLOS 1982. Điều 17 UNCLOS 1982 quy định:

“Với điều kiện phải chấp hành Cóng ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gãy hại trong lãnh hải”.

Mặc dù không định nghĩa thế nào là “đi qua không gây hại”, nhưng khoản 2 Điều 19 UNCLOS 1982 lại chỉ rõ các hành vi bị coi là "làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển ”, bao gồm: Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển; luyện tập hoặc diễn tập với bất kì loại vũ khí nào; đánh bắt hải sản; phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phưomg tiện bay, phương tiện quân sự...

Nếu có các hành vi này trong lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài không được coi là đi qua không gây hại và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, quốc gia ven biển "có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hạỉ”.x

Công ước cũng cho phép khi cần bảo đảm an toàn hàng hải hoặc nhằm điều phổi việc qua lại của các tàu thuyền, quốc gia ven biển có thể buộc tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải tôn trọng các cách bổ trí phân chia các luồng giao thông đó. Đặc biệt, đối với các tàu xi-teec, các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất vốn nguy hiểm hay độc hại, có thể bị buộc chỉ được đi theo các tuyến đường này.

Trong trường hợp cần thiết, quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình. Ngoài việc không được gây khó khăn hoặc xác lập những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài (Khoản 3 Điều 25 UNCLOS 1982 và Khoản 1 Điều 24 UNCLOS 1982), quốc gia ven biển có thể định ra (phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác-pủa luật quốc tế) các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại trong lãnh hải của mình về các vấn đề sau:

- An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;

- Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác;

- Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn ngầm;

- Bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển;

- Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh bắt;

- Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường;

- Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;

- Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven biển.

3.2 Quyền tài phản của quốc gia ven biển trong lãnh hải

+ Quyền tài phán hình sự

Đối với các vi phạm hình sự xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải, “quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình”, trừ khi phát sinh một trong các trường hợp:

“nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển; nếu vụ vi phạm có tính chất phả hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải; nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kých thích ”

Về cơ bản thì các vi phạm hình sự trên tàu thuộc quyền tài phán quốc gia mà tàu mang cờ theo nguyên tắc “luật cờ tàu” - Khoản 1 Điều 27 UNCLOS 1982 và Theo nguyên tắc này, quyền tài phán về hình sự thuộc về quốc gia mà con tàu mang quốc tịch; quốc gia ven biển chỉ thực thi quyền tài phán hình sự trong các trường hợp liệt kê từ điểm a tới d khoản 1 Điều 27 UNCLOS 1982. Nguyên tắc tại khoản 1 Điều 27 UNCLOS 1982 có liên quan đến quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài; đặc biệt nhấn mạnh tại khoản 1 Điều 24 UNCLOS 1982 khi chỉ ra rằng quốc gia ven biển có nghĩa vụ “không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải”. Nghĩa là, UNCLOS 1982 cố gắng hạn chế sự can thiệp của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền đi qua không gây hại một cách tối đa; quốc gia ven biển không thể viện dẫn việc thực thi quyền tài phán đối với một vụ vi phạm hình sự trên tàu thuyền nước ngoài để cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền đó. Tuy nhiên, việc đánh giá khi nào một vụ vi phạm trên tàu “mở rộng đến quổc gia ven biển ” hay “có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải " (Điểm a, b khoản 1 Điều 27 UNCLOS 1982) lại tùy thuộc quyền hạn và các quy định của nội luật quốc gia ven biển.

UNCLOS 1982 còn trù định các trường hợp tàu thuyền nước ngoài đĩ qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy, nhằm mục đích bảo vệ an ninh và trật tự xã hội của mình, quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bắt giữ, hay tiến hành việc dự thẩm theo luật pháp nước mình (Khoản 2 Điều 27 UNCLOS 1982). Nguyên tắc này có nhiều điểm tưong đồng với quyền truy đuổi, là một dạng ngoại lệ đảm bảo cho quốc gia ven biển trừng trị tàu thuyền vi phạm các quy định pháp luật trong nước.

Đối với tàu thuyền đi từ một cảng nước ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thủy, quốc gia ven biển không có quyền can thiệp đối với một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải (Khoản 5 Điều 27 UNCLOS 1982). Quy định này có hai ngoại lệ, dựa theo các khoản 3, 5 và 6 Điều 220 UNCLOS 1982 trong việc bắt giữ và truy tố tàu thuyền vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường gây ra trên vùng đặc quyền kinh tế và Điều 73 UNCLOS 1982:

“trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tằn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế”.

+ Quyền tài phán dân sự

Khoản 1 Điều 28 UNCLOS 1982 quy định:

‘Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đoi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dãn sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó"

Điều khoản này điều chỉnh quyền tài phán dân sự trên tàu nước ngoài đang thực hiện hành vi “đi qua” theo cách hiểu ở điểm a khoản 1 Điều 18 UNCLOS 1982 và đối tượng được xác định rõ là cá nhân ở trên tàu mà không phải bản thân con tàu.

Khoản 2 Điều 28 UNCLOS 1982 xác định đối tượng điều chỉnh là tàu thuyền nước ngoài:

“Quốc gia ven biển khồng thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (mesures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển".

Các vấn đề mà tàu thuyền phải cam kết đảm bảo thực hiện “để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển” thường bao gồm yêu cầu về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư (Điểm a khoản 1 Điều 33 UNCLOS 1982).

Quốc gia ven biển có thẩm quyền xét xử dân sự, áp dụng các biện pháp trừng phạt hay các biện pháp bảo đảm về mặt dân sự khác do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy. Các tranh chấp dân sự phát sinh trong nội bộ thủy thủ đoàn thuộc quyền tài phán của quốc gia mà tàu treo cờ.

Tàu quân sự và tàu Nhà nước phi thương mại của nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tài phán dựa trên tập quán pháp luật quốc tế về miễn trừ ngoại giao:

“Ngoài những ngoại lệ đã nêu..., không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng”.

Trong trường hợp có hành vi vi phạm, quốc gia nơi tàu đang hoạt động có quyền yêu cầu tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển của mình (Điều 32 UNCLOS 1982 và Điều 30 UNCLOS 1982), đồng thời đề nghị quốc gia mà tàu quân sự hoặc tàu Nhà nước phi thương mại của nước ngoài mang quốc tịch trừng trị các nhân viên phạm pháp, đồng thời đền bù mọi thiệt hại phát sinh (Điều 31 UNCLOS 1982).

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)