1. Khái niệm thế nào là người nước ngoài

Người nước ngoài, tức là người có quốc tịch nước ngoài, là quốc tịch của một nước khác không phải là của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Do tình hình phát triển đất nước hiện nay nên chính sách mở cửa của nước ta số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể được phân thành hai loại cơ bản sau:
– Người nước ngoài tạm trú tức là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam.
– Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú không thời hạn ở Việt Nam

Ngoài ra, còn có những trường hợp người nước ngoài quá cảnh, người nước ngoài nhập cảnh nhưng thời gian lưu ở Việt Nam không quá 48 tiếng; hoặc người nước ngoài mượn đường vào Việt nam không quá 3 ngày (72 tiếng) vv…
Ở nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài. Họ đều được làm ăn sinh sống, quyền cư trú, đều chịu sự tác động của cùng một quy chế pháp lý hành chính.

2. Quy chế pháp lý của người nước ngoài

Quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cư trú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và pháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm việc sinh sống.

+ Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài.

Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nước quy định khác nhau. Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại.

Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nước đều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộc luật nơi cư trú.

3.Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài

Người nước ngoài sẽ phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Việt Nam. Họ không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người nước ngoài có công với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật Việt nam, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài  gồm các vấn đề cơ bản sau:

a, Về tạm trú

– Người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt nam khi có đăng kí tạm trú phù hợp với mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt nam. Thời hạn tối đa được chứng nhận tạm trú là 12 tháng;

– Người nước ngoài chỉ có thể đi vào nơi cấm người nước ngoài cư trú khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Về vấn đề trục xuất

Người nước ngoài có thể bị trục xuất nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

– Có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia;

– Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt nam

– Ðã bị Toà án Việt nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;

d) Về vấn đề cư trú

Ðược quyền cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Vấn đề lao động và nghề nghiệp

– Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự lưa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước ngoài không được thực hiện là:

+ Nghề in và sao chụp;

+ Nghề cho thuê nghỉ trọ;

+ Nghề giải phẫu thẩm mỹ

+ Nghề khắc con dấu;

+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;

+ Nghề sản xuất và sửa chửa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;

Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài phải được cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý ngành nghề đó chấp thuận.

e) Vấn đề y tế và giáo dục

– Ðược khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam;

– Ðược quyền học ở các trường học Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học và trên đại học trừ một số trường hoặc một số ngành liên quan tới an ninh quốc phòng;

g) Vấn đề các quyền khác về xã hội

– Có nghĩa vụ lao động công ích và được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân trong các cơ quan nhà nước thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được hưởng các khoản trợ cấp như công nhân viên chức Việt Nam;

– Có quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Ðược nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

– Người nước ngoài có thể đi lại không phải xin phép trong phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc các địa phương khác nếu mục đích đi lại phù hợp với mục đích tạm trú.

b) Về vấn đề thường trú

– Trong thời hạn 48 tiếng kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng kí cư trú (thường trú) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi đăng kí thường trú là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an nơi thường trú.

– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ thủ tục hợp lệ, Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh cấp giấy chứng nhận thường trú. Trường hợp người nước ngoài muốn đăng kí, thay đổi nghề nghiệp, địa chỉ đã đăng kí hoặc thay đổi nơi thường trú phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi cư trú.

– Ðối với người dưới 14 tuổi sống chung với cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người nước ngoài thường trú tại Việt nam được cha hoặc mẹ đỡ đầu khai chung vào bản khai thường trú.

– Giấy chứng nhận thường trú có giá trị không thời hạn chỉ được cấp cho người có đủ các yêu cầu luật định và phải từ đủ 14 tuổi trở lên.

4. Những quy định của pháp luật Viêt Nam về lao động là người nước ngoài

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2019, lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện sau đây :

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 154 của Bộ Luật lao động 2019

Lao động nước ngoài phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài được quy định cụ thể (Điều 152) như sau:

  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những quy định về giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Điều 153):

  • Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
  • Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ luật Lao động cũng quy định về những công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (Điều 154) như sau:

  •  Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
  •  Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  •  Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Bộ luật Lao động quy định thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm và trường hợp được gia hạn thì chỉ được gia hạn 1 lần với thời hạn tối đa là 2 năm (Điều 155) và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực (Điều 155).

5.  Cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến quyền của LĐNN

Việt Nam cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế và trong trường hợp văn bản pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Hơn thế, việc ban hành văn bản pháp luật cũng nhằm phải bảo đảm không làm cản trở sự thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Chính vì vậy, đảm bảo sự hài hòa giữa những quy định pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia qua gia nhập hay phê chuẩn là rất quan trọng trong việc hoàn thành những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình 

Bên cạnh những điều ước quốc tế liên quan kể trên của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia một số điều ước quốc tế khác có liên quan đến quyền con người của lao động nước ngoài, trong đó có 21 trong tổng số 189 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trên thực tế, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về lao động là nội dung luôn được đề cập đến trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động mà các nước thành viên FTA đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi với tư cách thành viên ILO, như các vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp...(ILO, 2007). Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam, Việt Nam cam kết sẽ hướng tới phê chuẩn ba công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam hiện chưa phê chuẩn về Quyền tự do liên kết và Bảo vệ quyền được tổ chức (Công ước số 87), Quyền tổ chức và thương lượng tập thể (Công ước số 98), và Xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105).