Trả lời:

1. Vùng là gì theo luật biển quốc tế ?

Xét ở góc độ phạm vi không gian, Vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ở phía ngoài thềm lục địa pháp lý của các quốc gia ven biển. Trong trường hợp các đảo đá không có thềm lục địa riêng của chính nó theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Công ước luật biển năm 1982 thì Vùng sẽ được tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải bao quanh đảo đá. Do đó, ranh giới của Vùng phụ thuộc vào việc xác định ranh giới các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia trên cơ sở luật quốc tế. Theo khoản 4 Điều 134 Công ước luật biển năm 1982, Cơ quan quyền lực Vùng không được quyền tác động làm ảnh hưởng đến việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo đúng Phàn VI của Công ước luật biển năm 1982 và các điều ước liên quan đến việc hoạch định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. Tuy nhiên, các quốc gia phải gửi lưu chiểu các bản đồ hay bản kê các tọa độ địa lý xác định các đường ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa theo khoản 2 Điều 84 Công ước luật biển năm 1982.

Xét ở góc độ pháp lý, Vùng là lãnh thổ nằm ngoài phạm vi quyền tài phán của quốc gia, và vì vậy, các hoạt động ở Vùng được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Do trong suốt một thời gian dài, nguyên tắc tự do biển cả truyền thống là trụ cột duy nhất của trật tự pháp lý trên biển nên toàn bộ phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quốc tế cũng nằm trong khái niệm Biển cả truyền thống. Cùng với sự xuất hiện những nguyên tắc mới của luật biển quốc tế (ví dụ như nguyên tắc đất thống trị biển), sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với việc khai thác đáy biển và lòng đất dưới đáy biển vào mục đích kinh tế, quân sự... đã dẫn đến sự hình thành khái niệm Vùng. Sự tách khỏi biển quốc tế của Vùng với quy chế mới, khác với quy chế pháp lý ở biển quốc tế, đã chứng tỏ sự phát triển của luật biển quốc tế hiện đại cũng như sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng quốc tể rằng tài nguyên của biển không phải là vô tận nên chúng cần được khai thác, bảo tồn vì lợi ích chung của nhân loại.

Quy chế pháp lý của Vùng được quy định trong Phan XI Công ước luật biển năm 1982 đã được nhiều quốc gia đang phát triển tán thành và cho rằng quy chế này là sáng kiến bởi nó đã quy định hệ thống song hành, những chính sách sản xuất, chuyển giao công nghệ, các điều khoản tài chính của họp đồng... Tuy nhiên, các nước phát triển, nhất là Mỹ, lại không tán thành với khung khổ pháp lý quản lý Vùng theo Phần XI Công ước luật biển năm 1982 vì họ cho rằng, một số quy định trong phần này có lợi nhiều hơn cho các nước đang phát triển.

Ví dụ, theo quan điểm của các quốc gia phát triển, cơ chế thông qua quyết định của Cơ quan quyền lực Vùng theo nguyên tắc 2/3 số thành viên có mặt và bỏ phiếu thông qua (khoản 8 Điều 159 Công ước luật biển năm 1982) sẽ có lợi cho các nước phát triển vốn chiếm phần lớn số thành viên của Công ước.

Ví dụ, Tuyên bố của Tổng thống Regan (Mỹ) ngày 29/01/1982, xem tại Department of State Bulletin, Number 2060, tr. 54; Đại hội đồng UN, Những tư vấn của Đại hội đồng về các vấn đề nối bật liên quan đến các quy định khai thác đáy biển trong Công ước luật biển năm 1982​, Báo cáo của Tổng thư ký UN, A/48/950, ngày 09/6/1994.

Các quốc gia phát triển sẽ phải chịu gánh nặng tài chính, bởi vì Cơ quan quyền lực có quyền vày nợ mà các quốc gia thành viên không phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này (Điều 174 Công ước luật biển năm 1982)... Trong khi đó, theo Điều 309 Công ước luật biển năm 1982, Công ước không chấp nhận bảo lưu bất kỳ một điều khoản nào. Vì vậy, sau 12 năm kể từ khi ký (tính đến tháng 6/1994), UNCLOS 1982 vẫn chưa đủ 60 quốc gia phê chuẩn theo quy định của Công ước.

Để giải quyết vấn đề này, Hội nghị của UN về luật biển lần thứ ba đã đưa ra hai nghị quyết gắn kèm với Đạo luật cuối cùng của Hội nghị, trong đó đã xây dựng những quy tắc đặc biệt dành cho “các nhà đầu tư tiên phong”. Mặc dù vậy, một số quốc gia công nghiệp phát triển như Mỹ (1980), Anh (1981), Nhật Bản (1982)... vẫn ban hành luật quốc gia liên quan đến khai thác đáy biển sâu, đồng thời ký kết riêng với nhau các điều ước để tránh sự chồng lấn trong các hoạt động khai thác ở vùng biển này. Thực tiễn này làm dấy lên những quan ngại về sự phá vỡ tính thống nhất và toàn thể của chế độ đáy biển sâu đã được thiết lập theo Phần XI Công ước luật biển năm 1982. Đồng thời, sự trì hoãn trong khai thác thương mại các tài nguyên đáy biển sâu và sự chuyển dịch kinh tế ở cấp độ toàn cầu hướng đến nền kinh tế theo định hướng thị trường cũng chính là động lực làm cho các quốc gia cân nhắc lại Phần XI UNCLOS 1982. Qua các cuộc tư vẩn không chính thức diễn ra từ năm 1990 đến năm 1994 nhằm giải quyết các phản đối cụ thể của những nước phát triển, ngày 29 tháng 7 năm 1994, Đại hội đồng UN đã thông qua Thỏa thuận liên quan đến thực thi Phần XI Công ước luật biển năm 1982 (Thỏa thuận thực thi năm 1994).

Ngoài lời nói dầu, Thỏa thuận thực thi năm 1994 bao gồm 10 điều và 01 phụ lục được chia thành 09 phần. Những quy định trong Thỏa thuận thực thi năm 1994 và Phần XI Công ước luật biển năm 1982 được giải thích và áp dụng như một văn bản riêng. Trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Thỏa thuận thực thi năm 1994 với Phần XI Công ước luật biển năm 1982 thì các quy định của Thỏa thuận thực thi sẽ được áp dụng (khoản 1 Điều 2 Thỏa thuận thực thi năm 1994). Sau khi Thỏa thuận thực thi năm 1994 được thông qua, bất kì văn kiện phê chuẩn hoặc khẳng định chính thức nào hoặc văn bản gia nhập Công ước luật biển năm 1982 cũng sẽ là đồng ý ràng buộc với Thỏa thuận thực thi (khoản 1 Điều 4 Thỏa thuận thực thi năm 1994). Thỏa thuận thực thi năm 1994 nhằm thay đổi phương thức quản lý Vùng được quy định trong phần XI Công ước luật biển năm 1982 nhưng không thay đổi chế độ pháp lý của Vùng - di sản chung của nhân loại (Lời nói đầu và phần 4 của Thỏa thuận thực thi năm 1994).

 

2. Chế độ pháp lý của Vùng

2.1 Vùng và tài nguyên của Vùng 

Hiện nay, Vùng được quản lý theo chế độ pháp lý “Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người” (Điều 136 Công ước luật biển năm 1982). Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng (khoản 2 Điều 137 UNCLOS 1982). Theo Điều 133 điểm a Công ước luật biển năm 1982: “Tài nguyên” (ressources) là tất cả các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí in situ (ở ngay tại chỗ) trong Vùng, nằm ở đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển này, kể cả các khối đá kim (nodules polymétalliques). Nguyên tắc di sản chung của nhân loại bao gồm ba yếu tố pháp lý:

- Thứ nhất, không chiếm đoạt Vùng và tài nguyên của Vùng. Luật biển quốc tế không thừa nhận việc chiếm đoạt Vùng trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền, đồng thời cẩm chiếm đoạt tài nguyên của Vùng (khoản 1 Điều 137 UNCLOS 1982). Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia không được tự do thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở trong Vùng, về vấn đề này, hai nguyên tắc truyền thống của luật biển là nguyên tắc chủ quyền và nguyên tắc tự do biển cả bị loại trừ khỏi khung khổ pháp lý quốc tế về quản lý Vùng.

- Thứ hai, việc khai thác Vùng phải vỉ lợi ích của loài người: Đây là yêu cầu cốt lõi của nguyên tắc di sản chung của nhân loại. Theo Điều 140 UNCLOS 1982, các hoạt động trong Vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và có lưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đang phát triển và của các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác được UN thừa nhận theo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các nghị quyết tương ứng khác của Đại hội đồng. Thông qua một bộ máy thích hợp theo đúng điểm nhỏ (ỉ) điểm f khoản 2 Điều 160 UNCLOS 1982, Cơ quan quyền lực có quyền định ra các quy tắc, quy định và thủ tục cho việc khai thác, sử dụng và phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác từ những hoạt động tiến hành trong Vùng. Như vậy, khái niệm lợi ích của loài người và sự chia sẻ công bằng lợi ích có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ.

- Thứ ba, sử dụng Vùng vào các mục đích hoàn toàn hòa bình: Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đổi xử và không phương hại đến các điều quy định khác của phần này (Điều 141 UNCLOS 1982).

 

2.2 Cơ chế thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng

- Cơ quan quyền lực Vùng

Việc thăm dò, khai thác tài nguyên của Vùng được tiến hành thông qua một tổ chức quốc tế được gọi là Cơ quan quyền lực Vùng. Thông qua bộ máy của mình, Cơ quan quyền lực bảo đảm việc phân chia công bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế khác thu được từ những hoạt động được tiến hành trong Vùng.

 

- Về cơ cấu tổ chức:

Tất cả các quốc gia là thành viên của UNCLOS 1982 thì đương nhiên là thành viên của Cơ quan quyền lực Vùng (khoản 2 Điều 156 UNCLOS 1982). Cơ quan quyền lực Vùng bao gồm các cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng và Ban thư ký, trong đó:

+ Đại hội đồng là cơ quan duy nhất bao gồm tất cả các thành viên của Cơ quan quyền lực. Đại hội đồng là cơ quan tối cao của Cơ quan quyền lực. Các cơ quan chính khác chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng. Đại hội đồng họp thường kì hàng năm và họp bất thường theo quyết định của Đại hội đồng hay do Tổng thư ký triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng hay của đa số các thành viên của Cơ quan quyền lực. Các khóa họp của Đại hội đồng được tiến hành tại trụ sở của Cơ quan quyền lực, trừ khi Đại hội đồng có quyết định khác. Đại hội đồng có quyền, căn cứ vào các quy định tương ứng của Công ước, quyết định chính sách chung của Cơ quan quyền lực về bất kì vấn đề gì hay về bất kì việc gì thuộc thẩm quyền của Cơ quan quyền lực theo tiểu mục B, Phần XI UNCLOS 1982.

+ Hội đồng, gồm 36 ủy viên của Cơ quan quyền lực do Đại hội đồng bầu ra, là cơ quan chấp hành của Cơ quan quyền lực. Hội đồng có quyền căn cứ vào Công ước và chính sách chung do Đại hội đồng xác định, định ra các chính sách riêng mà Cơ quan quyền lực phải theo đối với mọi vấn đề hay mọi việc thuộc thẩm quyền của mình.

+ Ban thư ký của Cơ quan quyền lực gồm có một Tổng thư ký và số nhân viên theo sự cần thiết của Cơ quan quyền lực. Trong khi thực hiện chức trách của mình, Tổng thư ký và nhân viên không được xin hay nhận chỉ thị của bất kì một chính phủ nào hay một nguồn nào khác ngoài Cơ quan quyền lực. Tổng thư ký và nhân viên tránh mọi hành vi không phù họp với tư cách các viên chức quốc tế và họ chỉ chịu trách nhiệm đối với Cơ quan quyền lực. Mỗi quốc gia thành viên cam kết tôn trọng tính chất quốc tế thuần túy của các chức trách của Tổng thư ký và nhân viên của Cơ quan quyền lực và cam kết không tìm cách gây ảnh hưởng đến họ trong khi họ thi hành nhiệm vụ. Mọi hoạt động thiếu trách nhiệm của một viên chức được đưa ra trước một tòa án hành chính được chỉ định theo các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực. Tổng thư ký và nhân viên không được có những lợi ích tài chính trong một hoạt động nào liên quan đến việc thăm dò và khai thác tiến hành trong Vùng. Với các trách nhiệm của họ đối với Cơ quan quyền lực, họ không được tiết lộ một bí mật nào, một số liệu nào thuộc sở hữu công nghiệp và đã được chuyển giao cho Cơ quan quyền lực theo Điều 14 Phụ lục III và một thông tin mật nào khác mà họ biết do các chức trách của họ ngay cả sau khi đã thôi việc.

 

- Về thẩm quyền

Thẩm quyền của Cơ quan quyền lực bị giới hạn bởi những vấn đề được quy định trong UNCLOS 1982. Cụ thể, về không gian, thẩm quyền của cơ quan quyền lực Vùng chỉ trong giới hạn đối vợi Vùng (Điều 135 UNCLOS 1982). về lĩnh vực, thẩm quyền của Cơ quan quyền lực Vùng bị giới hạn bởi những vấn đề được quy định trong UNCLOS (khoản 2 Điều 157) và Thỏa thuận thực thi năm 1994. Cụ thể, nhiệm vụ của Cơ quan quyền lực gồm:

+ Tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động ở trong Vùng (khoản 1 Điều 153 và khoản 1 Điều 157 UNCLOS 1982);

+ Quyền lập pháp và cưỡng chế tư pháp đối với những hoạt động tiến hành trong Vùng (khoản 1 Điều 17 Phụ lục III UNCLOS 1982). Các vấn đề này bao gồm các thủ tục hành chính liên quan đến thăm dò, khai thác trong Vùng;

+ Các vấn đề về tài chính và hoạt động theo quy định tại khoản 10 Điều 151 và điểm d khoản 2 Điều 164 UNCLOS 1982...

+ Quyền xử phạt (khoản 1 Điều 18 Phụ lục III) và đình chỉ việc hưởng các quyền và đặc quyền vốn có của các thành viên (Điều 185 UNCLOS 1982).

Thẩm quyền của Cơ quan quyền lực Vùng được tiến hành đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên và các pháp nhân tiến hành các hoạt động ở Vùng, bất kể quốc tịch của chúng. Mặt khác, thẩm quyền của Cơ quan quyền lực Vùng là đặc quyền, nghĩa là không quốc gia nào, xí nghiệp hay thể nhân, pháp nhân nào có thể tiến hành các hành vi ở Vùng mà không được sự thông qua của Cơ quan quyền lực.

 

- Hệ thống các quy định về thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng

- Những nghĩa vụ chung

Hệ thống thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng thể hiện sự thỏa hiệp về lợi ích giữa các nhóm khác nhau. Các hoạt động tiến hành trong Vùng được tiến hành bởi Xí nghiệp và (kết hợp với) Cơ quan quyền lực, các quốc gia thành viên hay các Xí nghiệp nhà nước, hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân có quốc tịch của các quốc gia thành viên hay do quốc gia đó hoặc các công dân của các quốc gia đó kiểm soát thực sự, khi họ được sự bảo trợ của các quốc gia này hoặc của bất kì một nhóm nào thuộc những loại kể trên đáp ứng các điều kiện được quy định trong UNCLOS 1982. Nhìn chung, UNCLOS 1982 quy định ba mô hình khai thác Vùng:

Mô hình thứ nhất, Cơ quan quyền lực trực tiếp tiến hành các hoạt động trong Vùng thông qua cơ quan chức năng của mình, tức là Xí nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc thành lập Xí nghiệp bị trì hoãn. Hơn nữa, các hoạt động ban đầu sẽ được tiến hành thông qua các dự án hợp tác phù hợp với Phần 2 (2) của Thỏa thuận thực thi năm 1994.

Mô hình thứ hai, Cơ quan quyền lực phối hợp với các quốc gia thành viên và các thực thể khác (được nêu ở điểm b khoản 2 Điều 153 UNCLOS 1982). Theo khoản 3 Điều 153 UNCLOS 1982, các thể nhân, pháp nhân này có nghĩa vụ đệ trình lên Cơ quan quyền lực một bản kế hoạch làm việc dưới hình thức một hợp đồng với Cơ quan quyền lực (Điều 3 Phụ lục in UNCLOS 1982). Bản kế hoạch này sẽ được Hội đồng thông qua sau khi được ủy ban Kĩ thuật và Pháp lý xem xét. Trong trường hợp này, để cho phép mô hình khai thác thì mỗi đơn đề nghị phải bao gồm tổng diện tích khai thác hiệu quả và giá trị hiệu quả thương mại dự tính. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được những dữ liệu này, Cơ quan quyền lực Vùng sẽ chỉ định phần nào sẽ chỉ dành cho các hoạt động được tiến hành bởi Cơ quan quyền lực thông qua Xí nghiệp hoặc phối hợp với các quốc gia đang phát triển theo Điều 8 Phụ lục III UNCLOS 1982. Các phần mà không dành riêng cho Xí nghiệp khai thác sẽ trở thành vùng mà các bên nộp đơn được khai thác.

Mô hình thứ ba, dàn xếp hợp tác giữa Cơ quan quyền lực Vùng và các quốc gia hoặc các thực thể khác được nêu ở điểm b khoản 2 Điều 153 UNCLOS 1982 để tiến hành các hoạt động trong Vùng, phù hợp với Điều 11 Phụ lục III UNCLOS 1982.

Trong tất cả các trường hợp, Cơ quan quyền lực Vùng sẽ tiến hành sự kiểm soát đối với các hoạt động trong Vùng bởi điều đó là cần thiết để bảo đảm sự phù hợp với các quy định có liên quan tại Phần XI UNCLOS 1982 và với các Phụ lục cũng như các quy định có liên quan theo khoản 4 Điều 153 UNCLOS 1982.

 

- Nghĩa vụ của các quốc gia bảo trợ

Theo Hội đồng về tranh chấp đáy biển, nghĩa vụ của các quốc gia bảo trợ có thể chia thành 2 nhóm:

+ Thứ nhất là nghĩa vụ bảo đảm. Nhóm này nhằm mục đích thiết lập một cơ chế mà thông qua đó, các quy định của UNCLOS 1982 liên quan đến các hoạt động ở Vùng trở nên hiệu quả đối với các bên của hợp đồng. Ví dụ, nghĩa vụ này được quy định tại Điều 139 UNCLOS 1982 là “nghĩa vụ thực hiện” (mà không phải là “kết quả”).

+ Thứ hai là các nghĩa vụ xuất phát trực tiếp từ UNCLOS 1982 và các văn bản liên quan, ví dụ như các nghĩa vụ theo khoản 4 Điều 153; Điều 235, Điều 206 UNCLOS 1982...; nghĩa vụ tiến hành đánh giá tác động môi trường theo Điều 206 UNCLOS và Phần 1(7) Thỏa thuận thực thi năm 1994; nghĩa vụ áp dụng một sự tiếp cận cẩn trọng theo Các quy định về điều tra và thăm dò quặng đa kim ở Vùng năm 2000...

 

- Trách nhiệm pháp lý của các quốc gia bảo trợ

Khoản 2 Điều 139 UNCLOS 1982 quy định:

“Khôngphương hại đến các quy tắc của pháp luật quốc tế và đến Điểu 22 của Phụ lục III, một quốc gia thành viên hay một tổ chức quốc tế phải chịu những trách nhiệm về các thiệt hại do một thiếu sót của mình đối với những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo phần này; các quổc gia thành viên hay các tổ chức quốc tế khi cùng hành động thì phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do một thiếu sót như vậy của một người do quổc gia này bảo trợ theo Điều 153 khoản 2 điểm b nếu quốc gia này đã thi hành tất cả các biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo đảm việc tuân thủ hiệu quả theo Điều 153 khoản 4 và Điểu 4 khoản 4 của Phụ lục III”.

Như vậy, theo quy định này trách nhiệm của các quốc gia bảo trợ nảy sinh trên cơ sở vi phạm của quốc gia đó đối với những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Phần XI UNCLOS 1982, trong khi đó, trách nhiệm của một người do quốc gia này bảo trợ (nhà thầu) nảy sinh trên cơ sở vi phạm các nghĩa vụ của họ theo giao ước. Trách nhiệm pháp lý của quốc gia bảo trợ và trách nhiệm pháp lý của các nhà thầu tồn tại song song với nhau. Quốc gia bảo trợ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những vi phạm của nhà thầu đối với các nghĩa vụ của họ (Ý kiến tư vấn của ITLOS năm 2011, đoạn 172, 184 và 189).

 

- Các đặc quyền và quyền miễn trừ của Cơ quan quyền lực

Theo quy định tại Điều 177 UNCLOS 1982: Để có thể thực hiện các chức năng của mình, Cơ quan quyền lực được hưởng trên lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên những đặc quyền và quyền miễn trừ được trù định trong Công ước. Theo đó, Cơ quan quyền lực cũng như tài sản của Cơ quan quyền lực đều được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp và tài sản, trừ phạm vi mà Cơ quan quyền lực đã từ bỏ rõ ràng quyền miễn trừ này trong một trường hợp đặc biệt (Điều 178 UNCLOS 1982). Những tài sản của Cơ quan quyền lực, dù chúng nằm ở đâu và người giữ chúng là ai, đều được miễn khám xét, trưng thu, tịch thu, tước đoạt và mọi hình thức sai áp khác theo một biện pháp của cơ quan hành pháp hay lập pháp (Điều 179 UNCLOS 1982). Tài sản của Cơ quan quyền lực được miễn mọi sự kiểm soát, hạn chế, quy định hay lệnh tạm hoãn nợ nào (Điều 180 UNCLOS 1982).

 

- Thỏa thuận năm 1994 về thực thi phần XI UNCLOS 1982

Bất kể tên gọi là “thực thi”, Thỏa thuận năm 1994 đã có những thay đổi quan trọng đối với phần XL UNCLOS 1982, chủ yếu ở những vấn đề sau:

- Tăng hiệu quả của các chi phí: Để tăng hiệu quả của việc sử dụng các chi phí, việc thành lập và hoạt động của các bộ phận, các cơ quan phụ trợ của Cơ quan quyền lực được dựa trên cơ sở sự tiếp cận tự nguyện.1 Ban thư ký của Cơ quan quyền lực sẽ thực hiện các chức năng của Xí nghiệp cho đến khi nó bắt đầu hoạt động một cách độc lập (Khoản 3 Phần 1 Thỏa thuận thực thi năm 1994 và Khoản 1 Phần 2 Thỏa thuận thực thi năm 1994). Quy định tại khoản 3 Điều 11 Phụ lục IV UNCLOS 1982 (về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên tài trợ một khu vực khai thác của Xí nghiệp) sẽ không được áp dụng nếu như có sự trì hoãn trong sản xuất thương mại các tài nguyên khoáng sản của Vùng. Cơ quan quyền lực Vùng không được thực hiện quyền vay vốn như quy định tại Điều 174 UNCLOS 1982, thay vào đó, một ủy ban tài chính (bao gồm 15 thành viên) sẽ được thành lập theo khoản 1 Phần 9 Thỏa thuận thực thi năm 1994...

- Những tiếp cận theo định hướng thị trường: Để đảm bảo sự tiếp cận một cách bình đẳng theo định hướng thị trường, quy định về giới hạn sản xuất tại Điều 151 UNCLOS 1982 sẽ không được áp dụng (khoản 7 Phàn 6 Thỏa thuận thực thi năm 1994). Tương tự, việc bắt buộc chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 5 Phụ lục III UNCLOS 1982 cũng sẽ không được áp dụng (khoản 2 Phần 5 Thỏa thuận thực thi năm 1994)... Ngoài ra, những điều khoản về tài chính của hợp đồng (Điều 13 Phụ lục III UNCLOS 1982) và những hỗ trợ kinh tế (khoản 10 Điều 151 UNCLOS 1982) cũng thay đổi tưong ứng theo các quy định tại khoản 2 Phần 8 và khoản 1 Phần 7 Thỏa thuận thực thi năm 1994.

Cơ chế thông qua các quyết định: Hội đồng của Cơ quan quyền lực được trao thêm quyền hạn trong việc đưa ra các quyết định chính sách. Hơn nữa, cơ chế đưa ra các quyết định của Đại hội đồng (khoản 7 và 8 Điều 159 UNCLOS 1982) và Hội đồng (điểm b và c khoản 8 Điều 161 UNCLOS 1982) cũng đã thay đổi theo Thỏa thuận thực thi năm 1994. Khoản 2 Phần 3 Thỏa thuận thực thi năm 1994 quy định về thủ tục đồng thuận (consensus). Nếu mọi nỗ lực đã được tiến hành nhung không thể đưa ra quyết định trên cơ sở đồng thuận thì các quyết định được biểu quyết tại Đại hội đồng được tiến hành theo nguyên tắc đa số thành viên có mặt và biểu quyết nhưng các quyết định về những vấn đề nội dung sẽ được tiến hành theo nguyên tắc 2/3 số thành viên có mặt và biểu quyết như đã được quy định tại khoản 8 Điều 159 UNCLOS 1982?

Bên cạnh những thay đổi trên, các khoản 1, 3 và 4 Điều 155 UNCLOS 1982 về hội nghị xét duyệt lại các quy định của phần XI và các phụ lục có liên quan sẽ không được áp dụng (xem: Khoản 1 Phần 3 và Phần 4 Thỏa thuận thực thi năm 1994; Khoản 3 Phần 3 Thỏa thuận thực thi năm 1994 và Phần 4 Thỏa thuận thực thi năm 1994).

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)