Mục lục bài viết
1. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở?
>> Luật sư tư vấn chính sách của nhà nước về hỗ trợ hộ nghèo, gọi ngay: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Như bạn có trình bày là mình thuộc diện hộ nghèo của xã từ năm 2014 đến nay và theo đó, bạn thuộc đối tượng được hỗ trợ về nhà ở. Về chính sách này được quy định rõ trong Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BXD hợp nhất Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Theo đó, chính sách này được thể hiện rất rõ trong Quyết định này như sau:
- Thứ nhất là, về đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Quyết định này phải có đủ ba điều kiện sau:
1. Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;
2. Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
3. Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được áp dụng đối với các hộ có đủ 3 điều kiện nêu trên, đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn, bản) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp
Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:
a) Hộ gia đình có công với cách mạng;
b) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;
c) Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
d) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…);
đ) Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn;
e) Các hộ gia đình còn lại.
- Thứ hai là về nguyên tắc hỗ trợ
1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
2. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
3. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
- Thứ ba là mức hỗ trợ mức vay, phương thức cho vay, số lượng hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện
1. Mức hỗ trợ:
Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ. Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở.
2. Mức vay và phương thức cho vay:
- Mức vay: hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay;
- Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.
3. Dự kiến tổng số hộ được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định này là 500.000 hộ.
Chính sách hỗ trợ với hộ nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ và dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để UBND tỉnh đưa ra các chính sách cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật và ngân sách của địa phương. Cho nên, Chúng tôi cung cấp các thông tin pháp lý căn bản để bạn tìm hiểu và áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
2. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và tiêu chuẩn hộ nghèo?
Tháng 7/2015 em có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự, nhưng vì tai nạn nên em có về khám nhưng về trễ mấy ngày và em có xuống hội đồng quân sự xã để trình diện và xác nhận lý do. Lúc có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự, em cũng có làm đơn xin xác nhận tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình vì lý do em là lao động duy nhất trong hộ phải đi làm để lo cho bà. Nhưng khi đem giấy xác nhận xuống UBND xã thì họ lại không đồng ý xác nhận cho em. Và lý do họ nói là vì em muốn trốn tránh nghĩa vụ quân sự nên mới nhập vào hộ khẩu của bà em. Em không có ý trốn tránh nghĩa vụ nhưng vì cuộc sống và sức khoẻ của bà em nên em mới xin tạm hoãn. Hôm thứ 2, ngày 30/11/2015 em có nghe bà em nói là bên UBND xã lên nhà và nói là em đã đi học và đi làm có tiền nên cắt không chứng nhận hộ của nội em là hộ nghèo.
Thực sự em thấy mâu thuẫn trong cách giải quýêt của chính quỳên xã. Lúc trước em xin xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì trong hộ, nội em là người đã mất khả năng lao động và đứa em họ em chưa đến tuổi lao động và em là người trực tiếp lao động để chăm lo cho bà thì UBND xã không đồng ý xác nhận. Và nói em là vì em không nuôi dưỡng bà trực tiếp. Và không xác nhận em là nhân khẩu trong hộ của nội. Nhưng bây giờ thì cắt hộ khẩu nghèo của nội em vì em đã đi làm và có tiền. Thực sự cách giải quýêt của chính quỳên xã em khiến em thấy có sự mâu thuẫn. Lúc trước không xác nhận nhưng giờ lại cắt hộ nghèo vì trong hộ đã có em đi làm có tiền.
Xin luật minh khuê giải đáp giúp em.
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất về vấn đề tạm hoãn nghĩa vụ quân sự của bạn.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình như sau:
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Theo quy định trên, cá nhân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động thì sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự. Vấn đề bạn đang thắc mắc ở đây đó là bạn đã chuyển hộ khẩu sang hộ khẩu của bà nội để chăm sóc bà mà UBND xã không chấp nhận chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trước hết sổ hộ khẩu có giá trị chứng minh nơi cư trú của một cá nhân không có giá trị chứng minh hoàn toàn tư cách là thành viên trong một gia đình của cá nhân, một người không là thành viên trong gia đình cũng có thể có chung hộ khẩu với gia đình đó, mà theo quy định về điều kiện hoãn gọi nhập ngũ thì cá nhân phải là thành viên trong gia đình đang trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động sẽ được hoãn gọi nhập ngũ. Gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau : "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này."
Như vậy trường hợp của bạn những người trong gia đình còn bao gồm cả bố mẹ bạn và những người có quan hệ huyết thống với bà bạn tuy không cùng hộ khẩu nhưng vẫn có nghĩa vụ phải chăm sóc nuôi dưỡng cho bà bạn nữa, nếu trên thực tế những người có quan hệ huyết thống này không có khả năng nuôi dưỡng bà mà chỉ có một mình bạn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng bà thì bạn sẽ được hoãn gọi nhập ngũ.
Thứ hai về vấn đề hộ nghèo
Căn cứ Điều 2 quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Hộ có mức sống trung bình
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Theo đó trên một hộ gia đình nhà bạn nếu có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng ở nông thôn hoặc 000.000/người/năm ở thành thị thì sẽ được xác định là hộ nghèo, tiêu chuẩn hộ nghèo này sẽ được tính trên một hộ gia đình khác với gia đình.
Vậy trường hợp của bạn hộ gia đình của bà bạn sẽ gồm có bạn và bà bạn do chỉ có hai người sống cùng với nhau và bạn là người lao động để nuôi bà bạn, nếu mức thu nhập bình quân đầu người (được tính bằng tổng thu nhập chia cho số người) của bạn và bà bạn dưới hai mức nói trên sẽ được công nhận là hộ nghèo.
3. Hộ nghèo có được hưởng chế độ giảm 50% tiền sử dụng đất không?
Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật đất đai 2013 quy định về tiền sử dụng đất:
"Điều 12. Giảm tiền sử dụng đất
1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở...."
Như vậy, giảm 50% tiền sử dụng đất đối với trường hợp thỏa mãn 2 tiêu chí:
- Đối tượng: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo;
- Điều kiện: Khi được Nhà nước giao đất, công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.
Theo thông tin bạn cung câp, tên bạn vẫn có tên trong sổ hộ khẩu do bố bạn làm chủ hộ và có tên trong sổ hộ nghèo, đây chính là căn cứ xác định bạn thuộc hộ nghèo, thuộc đối tượng miễn giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức.
Để hưởng chính sách bà phải làm hồ sơ xin miễn, giảm tiền sử dụng đất được thực hiện cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị được miễn, giảm tiền sử dụng đất; trong đó ghi rõ: diện tích, lý do miễn, giảm;
- Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất (bản sao có chứng thực),
- Các giấy tờ có liên quan về thửa đất (nếu có).
4. Mức hưởng chế độ bảo hiểm trái tuyến đối với gia đình hộ nghèo?
>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm h khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 bạn thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó, Điều 22 quy định như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này…
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Do không biết nơi thường trú của bạn thuộc vùng nào nên trường hợp bạn là hộ gia đình nghèo tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng đặc biệt khó khăn thì khi đi khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương thì mức hưởng như đi đúng tuyến và bằng 100% chi phí khám, chữa bệnh nằm trong danh mục được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Nếu không thuộc trường hợp trên bạn sẽ chỉ được hưởng với mức 40% chi phí khám, chữa bệnh nằm trong danh mục được quỹ bảo hiểm y tế chi trả khi nằm viện nội trú. Còn nếu bạn đi khám chữa bệnh ngoại trú sẽ phải tự chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.
5. Chính sách đất đai cho hộ nghèo di dân?
Tuy nhiên ít lâu sau đó bà em có vấn đề thần kinh nên cơ quan nhà nước chuyển bà em về lại Bến Tre để điều trị , đến nay em 19 tuổi và bà em vẫn còn điều trị tại Bến Tre. Trong quá trình điều trị em và bà em hoàn toàn không đóng bất kì phí nào cả, bà em hiện cũng đã gần hết bệnh. Luật sư cho em hỏi nếu bà em ra viện thì có được trả lại nhà và đất tại Đắclak như trước không ạ? Hiện tại em vẫn thuê nhà và cuộc sống bình thường, tuy nhiên sau khi bà em ra viện thì chắc là cuộc sống sẽ rất khó khăn ạ.
Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.
Kính thư!
Người thư: TH Trần
>> Tư vấn chính sách pháp lý lĩnh vực dất đai, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Việc trao quyền sử dụng đất theo Điều 17 Luật Đất đai của Quốc hội số 45/2013/QH13 quy định như sau:
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
3. Công nhận quyền sử dụng đất.”
Về vấn đề thu hồi đất, Điều 16 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì bạn có thể xác định khi nhà nước trao qyền sử dụng đất này của bạn như thế nào để làm căn cứ xác định nhà nước có thể thu hồi đất của bạn không.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật nhà ở trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.