1. Thế nào là đất sản xuất kinh doanh?

Theo Điều 10 của Luật Đất đai 2013, đất sản xuất kinh doanh được xác định là một trong các loại đất phi nông nghiệp được sử dụng cho mục đích sản xuất và kinh doanh.

Theo đó, đất sản xuất kinh doanh sẽ bao gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

Tổng kết lại, đất sản xuất kinh doanh là đất được dùng cho mục đích sản xuất và kinh doanh, không phải là đất dùng để trồng cây ăn quả hoặc các hoạt động nông nghiệp khác. Các loại đất này được ký hiệu là SKC.

2. Các chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định về hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán như sau:

- Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân, tối đa 03 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần). Trường hợp mua sắm hiện vật để cấp cho các hộ dân, định mức chi nêu trên đã bao gồm các chi phí phát sinh khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng được hưởng chính sách thực hiện như sau:

+ Đối với các hộ dân được cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước: Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; số lượng thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của người đại diện hộ), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện kiểm tra, rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước theo quy định;

+ Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước, tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác: Căn cứ định mức hỗ trợ theo quy định và danh sách đăng ký của các hộ dân, sau khi có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (có chữ ký xác nhận của đại diện hộ gia đình và ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí kiểm tra, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các hộ dân.

Như vậy, căn cứ vào danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước thải sinh hoạt phân tán đã được phê duyệt, cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân nhưng tối đa 3 triệu đồng cho mỗi hộ và một hộ chỉ được hỗ trợ một lần.

3. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, Dự án 1 được thiết lập nhằm mục đích giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, và nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo; đặc biệt là các hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở các xã và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Thông tư 02/2022/TT-UBDT do Ủy ban Dân tộc vừa ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022 đã hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025, trong đó có Dự án 1 như sau:

Về hỗ trợ đất ở

Đối tượng hỗ trợ bao gồm các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), cũng như các hộ nghèo dân tộc Kinh ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và thôn ĐBKK trong vùng đồng bào DTTS&MN chưa có đất ở. Không có hỗ trợ đất ở cho các hộ đã nhận hỗ trợ từ các chương trình, chính sách trước đó nhưng đã chuyển nhượng, cho, hoặc tặng.

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện như sau: Dựa trên quỹ đất, hạn mức giao đất ở và nguồn kinh phí của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương sẽ ban hành các quy định cụ thể để giao đất ở cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định. Điều này đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán ở địa phương, cũng như tuân thủ pháp luật về đất đai. Việc giao đất ở phải kèm theo phương án xây dựng nhà ở trên diện tích đất được giao, tránh tình trạng các hộ được giao đất ở mà không có nhà ở.

Ở những vùng cần khai hoang hoặc tạo mặt bằng mới, chính quyền địa phương có thể sử dụng tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để san gạt, tạo mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhằm giao đất ở cho các đối tượng thụ hưởng.

Ở các địa phương không có điều kiện về đất đai, chính quyền địa phương bố trí kinh phí hỗ trợ cho người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. Trường hợp các đối tượng thụ hưởng tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn kiểm tra, xác định cụ thể và lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt hỗ trợ đồng thời hướng dẫn các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Về hỗ trợ đất sản xuất

Đối tượng hỗ trợ bao gồm các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống tại vùng đồng bào DTTS&MN và các hộ nghèo dân tộc Kinh ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK trong vùng đồng bào DTTS&MN, chủ yếu là những hộ nông dân và lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu đất sản xuất.

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện như sau:

- Hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất: Trong trường hợp địa phương có quỹ đất sản xuất sẵn có mà không cần phải thực hiện cải tạo, UBND cấp huyện sẽ căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước phê duyệt để giao đất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách. Những hộ này sẽ không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất.

- Nếu địa phương cần phải khai hoang, phục hóa hoặc cải tạo đất để có khả năng sản xuất, UBND cấp huyện sẽ chỉ đạo tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt. Sau đó, đất sản xuất sẽ được giao cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về đất đai. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương sẽ thực hiện theo định mức quy định và không vượt quá mức hỗ trợ quy định.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!