Mục lục bài viết
1. Quy định về chia tách đơn vị hành chính của tổ chức chính quyền địa phương
Căn cứ theo quy định tại Điều 135 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp như sau:
- Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc công tác ở địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
- Trường hợp Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới có số đại biểu lớn hơn hoặc bằng hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật này thì Hội đồng nhân dân mới bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 83 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
- Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Hội đồng nhân dân sau khi đã được bầu bổ sung đại biểu tiến hành bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
- Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
- Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính trước khi được chia để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 138 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Ủy ban nhân dân khóa mới được bầu ra.
2. Hướng dẫn các chính sách đối với thôn, bản đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập
Ủy ban Dân tộc đã ban hành Công văn 1429/UBDT-CSDT hướng dẫn xác định thôn, bản ĐBKK và việc thực hiện chính sách đối với thôn, bản ĐBKK sau khi chia tách, sáp nhập, đổi tên.
Theo đó, Ủy ban Dân tộc có hướng dẫn về các chính sách đối với thôn, bản đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập như sau:
- Về việc hướng dẫn xác định lại các thôn, bản ĐBKK: Đề nghị UBND tỉnh Điện Biên căn cứ quy định tại Điều 6 Quyết định 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016, chỉ đạo rà soát, lập hồ sơ, tổ chức thẩm định gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung thôn đặc biệt khó khăn và xã khu vực III, II, I vùng dân tộc thiểu số và miền núi đối với trường hợp chia tách, thành lập mới, sáp nhập, giải thể, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh (nếu có):
- Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ các tiêu chí quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quyết định này, chỉ đạo rà soát, lập hồ sơ, tổ chức thẩm định gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn và xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Quy trình thủ tục, hồ sơ xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quyết định này.
- Thời gian gửi hồ sơ về Ủy ban Dân tộc trước ngày 01 tháng 6 hàng năm."
+ Về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các thôn, bản ĐBKK sau khi chia tách, sáp nhập, đổi tên: Trong thời gian hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng xem xét, quyết định, đề nghị Tỉnh tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng đã được phê duyệt tại Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 cho đến khi có Quyết định phê duyệt sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.
Ủy ban Dân tộc đề nghị Ban Dân tộc nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo thực hiện.
3. Quy định về rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn là nội dung đề cập tại Thông báo 392/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành.
Theo đó, Ủy ban Dân tộc khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hoàn thiện hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật về đầu tư công; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 27/9/2023.
- Thông báo mức vốn sự nghiệp năm 2024 và 2025 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo đúng quy định tại Nghị định 38/2023/NĐ-CP; hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.
- Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Nghị định 38/2023/NĐ-CP và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; thiết lập liên thông dữ liệu với Hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thành trong Quý II năm 2024.
- Ban hành sổ tay/cẩm nang hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tăng cường chuyển đổi số và bảo đảm thuận tiện trong quá trình sử dụng; hoàn thành trong tháng 10 năm 2023.
- Thiết lập đường dây nóng hoặc hình thức phù hợp để tiếp nhận thông tin, phản ánh của các địa phương về khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.
- Ban hành danh sách thôn có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên và rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định; hoàn thành trong tháng 12 năm 2023.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để phát động và triển khai thực hiện phong trào thi đua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hoàn thành trong tháng 11 năm 2023.
Xem thêm: Phụ cấp khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn ?
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Hướng dẫn chính sách với thôn, bản đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!