>> Luật sư tư vấn luật Dân sự về chứng cứ, chứng minh, gọi:  1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Chứng minh và chứng cứ trong các vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:

Khái niệm của chứng minh trong vụ án dân sự.

- Chứng minh là hoạt động tố tụng do tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng tiến hành nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

- Chứng minh bao gồm các giai đoạn: thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ.

- Đặc điểm:

+ Hoạt động chứng minh bắt đầu từ khi khởi kiện đến khi vụ án được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

+ Hoạt động chứng minh phải tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Hoạt động chứng minh là hoạt động sử dụng chứng cứ.

- Chủ thể chứng minh:

+ Đương sự đưa yêu cầu ra: cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, của tổ chức, công đồng, lợi ích của nhà nước.

+ Đương sự phản đối yêu cầu.

+ Đại diên đương sự.

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

 

1. Các thuộc tính của chứng cứ:

- Có tính khách quan: có thật, không phụ thuộc vào ý chí con người tham tố tụng, chứng cứ phải được phát hiện, tìm thấy từ một nguồn nhất định.

- Tính liên quan: Trực tiếp hoặc gián tiếp (dùng làm căn cứ)

Ví dụ: Liên quan trực tiếp như kiện đòi nợ, giấy vay nợ; liên quan trực tiếp: phủ nhận vay, giấy công tác, phòng nghỉ khi đi công tác.

- Tính hợp pháp: chứng cứ phải được rút ra từ quá trình chứng minh, chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp khi chỉ rút ra từ một nguồn nhất định do pháp luật quy định.

- Những gì đương sự cung cấp chỉ được coi là căn cứ, bằng chứng. Nếu muốn được coi là chứng cứ thì phải qua một quá trình chứng minh, điều tra và phải được thẩm phán hoặc hội thẩm ra quyết định (người tiến hành tố tụng ra quyết định).

 

2. Phân loại chứng cứ:

* Căn cứ khi kèm theo

- Chứng cứ theo người gồm chứng cứ theo lời nói của con người và chứng cứ kết luận giám định (chứng cứ khách quan về mặt chuyên môn) do các chuyên gia có chuyên môn giám định.

- Chứng cứ theo vật chiếm đa phần các loại chứng cứ có thể là con dao, di chúc...

* Căn cứ vào mối quan hệ với đối tượng cần chứng minh

- Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ ảnh hưởng luôn, không thông qua một nguồn nào khác. Ví dụ: như giấy nợ, hợp đồng mua bán tài sản,...

- Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ cần phải thông qua một trung gian nào đó. Ví dụ như giấy đi công tác, hóa đơn chứng từ khi nghỉ, hóa đơn khi ăn...

* Căn cứ vào hình thức

- Chứng cứ gốc là những lời khai của người biết đầu tiên, không thông qua một ai, trực tiếp mình nhìn thấy, nghe thấy.

- Chứng cứ sao chép thuật lại là chứng cứ mà một người được kể lại từ một người khác, hay thuật lại, tường thuật lại.

 

3. Chứng cứ là gì?

1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2. Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luận giám định;

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

 

4. Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

4.1 Chứng cứ

Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng trong Tố tụng dân sự. Mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ. Dựa vào chứng cứ mà các đương sự có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các cơ quan tiến hành tốt bụng cũng xem xét được tính đúng đắn của sự việc để bảo vệ lợi ích của người dân và bảo vệ pháp luật.

Tại điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng trong vụ việc dân sự cụ thể như sau:

"Điều 93. Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp."

Điều kiện để được công nhận là chứng cứ:

- Các tài liệu đọc được nội dung nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

- Các tài liệu nghe được, nhìn được nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, ghi hình đó. Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, bằng đĩa ghi âm, đĩa ghi âm, bằng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;

- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định;

- Tập quán được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận;

- Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp.

Việc quy định chứng cứ chặt chẽ, rõ ràng như vậy là để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đương sự, bảo đảm cho việc giải quyết của Tòa án được đúng đắn khách quan và để khắc phục tình trạng tài liệu giả, chứng cứ giả. Do đó các tài liệu đọc được mà không phải là bản chính hoặc bản sao nhưng không có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước hoặc không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì tài liệu đó không phải là chứng cư. Đối với các tài liệu nghe được, nhìn được mà không có văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc không có văn bản về sự liên quan đến việc thu âm, thu hình đó thì tài liệu nghe được, nhìn được đó cũng không phải là chứng cứ.

Trong vụ việc dân sự nếu đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, là hợp pháp. Đương sự tự chịu trách nhiệm hậu quả về việc không có chứng cứ và chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.

Nguồn của chứng cứ trong vụ việc dân sự

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nguồn của chứng cứ cụ thể như sau:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

- Vật chứng.

- Lời khai của đương sự.

- Lời khai của người làm chứng.

- Kết luận giám định.

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

- Kết quả đinh giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

- văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

- Văn bản công chứng, chứng thực.

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Xác định chứng cứ trong vụ việc dân sự

Theo điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì xác định chứng cứ được quy định cụ thể như sau:

- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng đĩa ghi âm, đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

- Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập thành văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

- Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

 

4.2 Chứng minh

Trong tố tụng dân sự có thể thấy được ý nghĩa của việc chứng minh và có thể hiểu chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sự chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sự chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà nó còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật. là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Đối tượng chứng minh là những tình tiết, những vấn đè cần phải làm rõ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Đối tượng chứng minh được chia làm 2 loại:

+ Những tình tiết thuộc về nội dung, bản chất của vụ án

+ Những tình tiết khác của vụ án dân sự.

Tùy từng vụ án dân sự khác nhau, tùy phạm vi yêu cầu của các đương sự mà xác định đối tượng chứng minh nào thuộc về bản chất của vụ án. Còn đối tượng khác, không thuộc bản chất của vụ án thường là những chứng cứ cần chứng cứ khác chứng minh làm rõ, những vấn đề không thể hiện trực tiếp các yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự.

Tuy nhiên, có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Điều 92 Luật này:

ĐIều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh.

"1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong ban án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.

3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện."

Về nguyên tắc thì Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh mà nghĩa vụ chứng minh trước hết thuộc về đương sự vì:

+ Đương sự là người trong cuộc nên thường biết rõ vụ việc, có điều kiện cung cấp các tin tức về vụ việc và nguồn của nớ.

+ Đương sự có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nên họ sẽ quan tâm và tìm mọi biện pháp để khẳng định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của mình là có cơ sở.

Tuy nhiên để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án vẫn cần xác định xem cần phải chứng minh, làm rõ những tình tiết sự kiện nào? Các chứng cứ tài liệu đã đủ chưa?... Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ thì Tòa án có thể tiến hành các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ.

Có thể nói rằng chứng cứ và chứng minh là những quy định quan trọng trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Mọi hoạt động tố tụng đều tập trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Có thể nói rằng chế định chứng minh và chứng cứ của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không chỉ thay đổi về lượng mà còn đã biến đổi cả chất so với pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Đó là quy định và cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các đương sự.

 

Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự:

Tại Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể:

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của Pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Theo tinh thần của điều luật trên, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về các chủ thể:

1. Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phản đối yêu cầu của người khác đối với mình

Tại khoản 1 Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Nguyên đơn là người khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình nên nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh những quyền và lợi ích của mình đã bị xâm phạm trên thực tế. Ngược lại với nghĩa vụ của nguyên đơn thì bị đơn sẽ có quyền chứng minh nhưng yêu cầu bên phía nguyên đơn là không đúng, nó không phải là nghĩa vụ.

- Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn khi bị đơn yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là khi bị đơn đưa ra các yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, tức là khi bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn nếu như yêu cầu phản tố của bị đơn đáp ứng các điều kiện của quy định pháp luật. Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn còn là khi bị đơn phản đối yêu cầu của người khác đối với mình, khi đó bị đơn cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan, tương tự như đối với nguyên đơn, những người này phải chứng minh trước tòa các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì mới yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.

Khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

" Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công công, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn".

Như vậy, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước tham gia tố tụng với vai trò là nguyên đơn và có nghĩa vụ phải chứng minh như nguyên đơn

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác.

Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự. tại điều 21 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định:

"Trong trường hợp này cơ quan, tổ chức khởi kiện tham gia tố tụng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó".

Ngoài ra, tuy tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự có nghĩa vụ chứng minh nhưng vai trò là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì họ cũng có nghĩa vụ chứng minh.

Như vậy, theo những nội dung phân tích ở trên có thể thấy, xét trên từng vụ án dân sự cụ thể, tùy phạm vi yêu cầu của các đương sự mà xác định đối tượng chứng minh nào thuộc về bản chất vụ án. Còn đối tượng khác, không thuộc bản chất của vụ án thường là cần chứng cứ khác chứng minh làm rõ, những vấn đề không thể hiện trực tiếp các yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!