>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:  1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao :Điều 30-Điều 32 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014)

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

* Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

*Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

 * Bộ máy giúp việc.

-  Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

* Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao ( Điều 31 )

- Thành phần: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.

-  Nhiệm vụ, quyền hạn :

+ Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

+ Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.

-  Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao (Điều 32).

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

- Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

*  Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao

-  Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.

-  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.

Trong đó:

Tránh án Tòa án nhân dân tối cao

+  Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

 Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;

Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

  •  Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

-  Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.

2. Hoạt động và nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao:

          Tòa án nhân dân cấp cao hoạt động việc: phúc thẩm và giảm đốc thẩm, tái thẩm theo phạm vi thẩm quyền. Qua đó hoạt động theo nguyên tắc chug của Tòa án ( Từ Điều 5 đến Điều 19 luật tổ chức TAND).

- Tòa án xét xử độc lập theo thẩm quyền lãnh thổ.

- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

- Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Tòa án nhân dân xét xử tập thể.

- Tòa án nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai.

- Bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án nhân dân.

- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử.

- Trách nhiệm chứng minh tội phạm và việc bảo vệ quyền bào chưa của bị can, bị cáo,quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự

- Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân.

- Trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân với cơ quan, tổ chức.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!