1.Chế độ đãi ngộ quốc dân (national Treatment)

Chế độ đãi ngộ quốc dân là chế độ cho phép người nưốc ngoài có các quyền và nghĩa vụ tương ứng ngang với công dần nưốc sở tại trong những quan hệ xã hội nhất định. Điêu đó có nghĩa là, không phải trong mọi quan hệ xã hội người nưốc ngoài đều được hưởng chế độ đãi ngộ quốc dân. Trong nhiều quan hệ xã hội người nước ngoài không được hưởng các quyền mà công dân nước sở tại được hưỗng, ví dụ quyền bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, quyền hoạt động trong một số ngành nghề hay ở một số địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt đôì với việc bảo vệ an ninh và quốc phòng hay bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội của nưốc sỏ tại, ...Trong sách báo pháp lý gần đây và cả trong một số văn bản của Nhà nước ta, thuật ngữ “chế độ đốì xử quốc gia “ hay được dùng thay cho thuật ngữ “chế độ đãi ngộ quốc dân”.

Với nội dung như đã xác định ồ trên thì dùng thuật ngữ “chế độ đối xử quốc gia” không thể hiện chính xác nội dung cần phải được thể hiện. Vấn đề ỏ đây không phải là dành cho quốc gia nào các quyền, nghĩa vụ, và cũng không phải dành cho người nước ngoài các quyền, nghĩa vụ như quốc gia dành cho chính mình, mà là dành cho người nước ngoài các quyền, nghĩa vụ ngang vối công dân của nước sỗ tại. Nói cách khác, dùng thuật ngữ “chế độ đãi ngộ quốc dân” thì chuẩn xác hơn. Từ “quốc dân” ở đây được hiểu là công dân của quốc gia. Đối xử như công dân hay đãi ngộ quốc dân chính là dành cho người nước ngoài chế độ pháp lý mà quốc gia dành cho công dân của mình trong những quan hệ xã hội nhất định. Không phải ngẫu nhiêu có người còn dùng đến thuật ngữ “chế độ đãi ngộ như công dân” 

Người nước ngoài được hưỏng chế độ đãi ngộ quốc dân trong những quan hệ xã hội cụ thể nào là vấn đề trước hết do pháp luật nước sở tại quy định. Ví dụ: Theo các điều 7 và 8 Quyết định sô' 122/CP ngày 25-4-1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đô'i vối người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ quốc dân chỉ trong lĩnh vực sở hữu cá nhân đối với thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt, và cả trong lĩnh vực thừa kế đối với loại tài sản này, nhưng trong lĩnh vực sở hữu bất động sản thì không được hưỏng; Quyết định này không đề cập vấn đề dành chế độ đãi ngộ quốc dân cho những người nước ngoài thuộc diện không định cư ở Việt Nam. Với việc ban hành Bộ luật Dần sự của Việt Nam năm 1995, Quyết định số 122/CP ngày 25-4-1977 nêu trên không còn hiệu lực thi hành nữa. Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 1995 quy định: “Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Như vậy, với việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 1995, chế độ đãi ngộ quốc dần trở thành nguyên tắc chung trong việc xác định năng lực pháp lụật dân sự được khẳng định dành cho tất cả người nước ngoài, không phân biệt định cư ỏ Việt Nam hay chỉ tạm trú ở Việt Nam, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hay ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, phải trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định không cho người nưốc ngoài hưởng chế độ này trong những truờng hợp nhất định. Ví dụ, theo quy định hiện hành của nước ta, cho đến thời điểm này, người nước ngoài định cư ở Việt Nam chỉ có quyền sỏ hữu đối với một nhà ở cho bản thân và cho gia đình của mình; trong khi đó công dân Việt Nam định cư ở Việt Nam không bị giới hạn quyền sở hữu về sô' lượng nhà ở. Pháp luật của nhiềụ nước trên thế. giới cũng có cách quy định về việc dành chế độ đãi ngộ quốc dân cho người nước ngoài tương-tự như cách quy định trong Bộ Ịuật Dân sự của Việt Nam năm 1995. Ví dụ, theo Điều 400 Bộ luật Dân sự Mông Cổ, người nước ngoài được hưồng các quyền nhân thân và quyền tài sản như công dân Mông cổ, nếu pháp luật Mông Cổ không có quy định khác. Trong nhiều trường hợp, chế độ đãi ngộ quốc dân còn được quy định trong các điều ước quôc tê song phương và đa phương. Ví dụ, Điều 1 Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nam - Hunggari quy định rằng: "Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình". Theo Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sỗ hữu công nghiệp, công dân nưởc ký kết này hưỗng trên lãnh thổ nước ký kết kia mọi ưu đãi mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

2.Chế độ tối huệ quốc (Most favoured nation treatment)

Chế độ tối huệ quốc là chế độ theo đó nước này dành cho công dân và pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi đang hoặc sẽ dành cho công dân và pháp nhân của bất kỳ nước thứ ba nào trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và hàng hải quốc tế. Việc công dân và pháp nhân của nước này có được hưởng trên lãnh thổ nước kia chế độ tối huệ quốc hay không phải được quy định cụ thể trong điều ước quốc tế giữa hai nước ký kết với nhau. Ví dụ: Điều 2 Hiệp định buôn bán và hàng hải Việt Nam - Liên Xô ngày 12-3-1958 (hiện nay nước Nga thừa kế Hiệp định này của Liên Xô) quy định rằng: "Hai bên ký kết dành cho nhau chế độ tôì huệ quốc trong mọi vấn đề liên quan đến thương’ mại và hàng hải và trong mọi quan hệ kinh tế khác giữạ hai nước”.

Điều 1 của Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ quy định: “Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đốỉ xử không kém thuận lợi hơn sự đốỉ xử dành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào khác trong tất cả các vấn đề liên quan tới: mọi loại thuế... phương thức thanh toán...thủ tục xuất nhập khẩu v.v...”. Trong các hiệp định thương mại và hàng hải Việt Nam ký vổi các nước khác cũng có quy định' tương tự như vậy.

Vấn đề về chế độ tối huệ quốc trong nhiều trường hợp được đề cập trong pháp luật quốc gia của các nước. Tuy nhiên, thông thường pháp luật quốc gia chỉ quy định nội dung của chế độ tối huệ quốc ở nước mình và nguyên tắc chung về việc dành cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chế độ này trên cơ sỏ quy định của các điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia, còn việc dành chế độ này cho các tổ chức, cá nhân của một nước ngoài cụ thể nào thì phải do điều ước quốc tế ký với quốc gia đó quy định. Các điều ước quốc tế nói chung và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ chỉ quy định nguyên tắc dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong từng lĩnh vực hay trong những vấn đề này hay vấn đề khác, không quy định cụ thể nội dung các quyền, ưu đãi mà các bên được hưỏng theo chế độ tối huệ quốc.

Nội dung cụ thể của các quyền, ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc như thuế suất ưu đãi là bao nhiêu, thủ tục hành chính liên quan được lược giản ra sao, phương thức thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, thủ tục chuyển tiền quốc tế, các yêu cầu liên qúan đến việc chào hàng, bán hàng, vận tải, phân phôi, lưu kho, sử dụng hàng hoá trên thị trường như thế nào hoàn toàn do quốc gia tự quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình và phù hợp với cả các cam kết quốc tế mà quốc gia đã khẳng định trong các điều ước quốc tế.

Tuy nhiên, theo thực tiễn quốc tế, các ưu đãi mà các quốc gia có chung đường biên giới dành cho nhau chỉ để thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại giữa các khu vực biên giới của nhau thì không được đưa vào nội dung của chế độ tối huệ quốc; các quốc gia không có chung đường biên giới không có quyền đòi được hưởng các ưu đãi này. Ví dụ, Điểm b khoản 3 Điều 1 của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ quy định rằng những quy định về tối huệ quốc nêu tại khoản 1 của Điều này không áp dụng đối với những thuận lợi dành cho nưốc thứ ba nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế biên giới.

Việc quy định rõ ràng và cụ thể nội dung của chê độ tối huệ quốc ở nước mình và nguyên tắc dành cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chế độ này là việc làm rất cần thiết. Một khi đã có quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề này, các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị lúng túng trong việc xác định các quyền và lợi ích của mình; các cơ quan có thẩm quyền của nước mình cũng như của nước ngoài liên quan có điều kiện hiểu và vận dụng thông nhất, chính xác.

Với tinh thần nêu trên, nước ta cũng nên sớm ban hành một văn bản luật hoặc pháp lệnh để quy định nội dung cụ thể của chế độ tối huệ quốc ở Việt Nam và nguyên tắc dành chế độ này cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài để thuận tiện cho việc áp dụng khi điều ưởc quốc tế mà nước ta ký kết hoặc tham gia với các nước khẳng định phải dành cho nhau chê độ tối huệ quốc.

Mục đích cơ bản của việc các nưởc dành cho nhau chế độ tối huệ quốc là nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử của một nước đối vối các bạn hàng khác nhau về quốc tịch, nhằm tạo ra cơ hội và điều kiện ngang nhau trong quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải cho tất cả các đối tác của một nưốc . Vì vậy, bản thân việc các nước dành cho nhau chẽ độ tôi huệ quốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hoá giữa các nưốc trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

3.Chế độ đãi ngộ đặc biệt 

Chế độ đãi ngộ đặc biệt là chế độ cho phép những người nước ngoài nhất định hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà những người nước ngoài khác hoặc thậm chí ngay cả công dân nước sở tại cũng không được hưởng. Ví dụ: Những người nước ngoài có thân phận ngoại giao được hưỗng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trên lãnh thổ nước sỏ tại; các viên chức lãnh sự nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự trên lãnh thổ nước sỏ tại. Những người nưốc ngoài không thuộc hai loại này và cả công dân nước sỏ tại không được hưởng trên lãnh thổ của nưởc sở tại các loại quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. Những người nước ngoài không thuộc hai loại này và cả công dân nưốc sở tại không được hưởng các loại quyền ưu đãi và miễn trừ đó, nếu pháp luật nưởc sở tại hoặc điều ước quốc tế do nước sỏ tại ký kết không có quy định khác.

Ngoài những người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự, còn có một số loại người nưốc ngoài khác được hưởng ưu đãi đặc biệt trong từng lĩnh vực hay trong một số lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định trên cơ số các quy định của pháp luật nước sồ tại hoặc điều ước quốc tế. Ví dụ: Theo Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được ưu tiên sử dụng các loại nghiệp vụ bưu chính và viễn thông của bưu điện Việt Nam để liên lạc trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và ra nưóc ngoài; theo tinh thần của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năml996, trong thời gian đầu tư tại Việt Nam người đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu các loại bất động sản như nhà máy, nghiệp, V.V., mà họ góp vốn hoặc đầu tư 100% vốn để xây dựng. Những người nưốc ngoài không thuộc diện đang đầu tư ở Việt Nam không được hưởng những quyền này.

Nội dung cụ thể của chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài do từng quốc gia tự quyết định để áp dụng cho từng đôì tượng cụ thể, không thể thông nhất đối với mọi loại người nước ngoài và đối với mọi tổ chức, cá nhân của các nước khác nhau như nội dung của chế độ tốì huệ quốc. Mỗi loại người nước ngoài đều có thể có nội dung cần ưu đãi riêng. Tuy nhiên, không thể cho phép có sự phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, nam nữ, tôn giáo, địa vị tài sản trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài này.

Việc dành cho những người nước ngoài nhất định Chế độ đãi ngộ đặc biệt hoặc nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện chức năng và nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện cho nhà nước của họ về mặt ngoại giao hay lãnh sự, hoặc nhằm tranh thủ thái độ hay khuyến khích những hoạt động nhất định của loại người nưốc ngoài nhất định vì lợi ích của bản thân nước sở tại, và tất nhiên các nội dung của chế độ đãi ngộ đặc biệt không thể gộp vào nội dung của chế độ tối huệ quốc.

Tóm lại, mỗi nước tự quyết định việc dành cho từng loại người nước ngoài chế độ đãi ngộ quốc dân, chế độ tối huệ quốc hay chế độ đãi ngộ đặc biệt trong từng lĩnh vực, từng loại hay nhóm quan hệ xã hội cụ thể. Quyết định đó có thể được thể hiện trong pháp luật từng nước và cả trong điều ước quốc tế mà nước đó ký kết hoặc tham gia. Nếu việc hưởng các chế độ nêu trên được quy định trong điều ước quốc tế, thì phải hiểu là các nước hữu quan cam kết dành cho công dân z:ủa nhau quyền hưỏng các chê độ đó trên cơ sở có đi có lại.

Nếu người nưổc ngoài hưỏng chế độ đãi ngộ quốc dân hay chế độ đãi ngộ đặc biệt theo quy định của pháp luật nưốc sở tại (chế độ tối huệ quốc chỉ có tính chất điều ước và là có đi có lại), thì việc hưỏng từng chế độ cụ thể này trên cơ sở có đi có lại hay không còn tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nưổc.

Ví dụ, theo tinh thần của Điều 11 Bộ luật Dân sự Pháp, chế độ đãi ngộ quốc dân dành cho ngưồi nước ngoài trên cơ sỗ có đi có lại, nhưng theo tinh thần Điều 830 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, người nước ngoài hưỏng chế độ đãi ngộ quốc dân trong những quan hệ xã hội nhất định không trên cơ sở có đi có lại.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều có quyền quyết định áp dụng những biện pháp trả đũa cần thiết, nếu các quyển dân sự của công dân nước mình bị nước ngoài áp dụng những biện pháp hạn chế đặc biệt.

4. Thông tin về cơ chế thuế tối huệ quốc (MFN) của Vương quốc Anh hậu BREXIT

Tháng 05 năm 2020, Vương quốc Anh đã ban hành Biểu thuế riêng hậu Brexit với tên gọi Chính sách Thuế Toàn cầu của Vương quốc Anh (UK Global Tariff - UKGT). Đây là chế độ thuế tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) mới của Vương quốc Anh có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Chế độ này sẽ thay thế Biểu thuế quan ngoại khối chung của Liên minh châu Âu (EU’s Common External Tariff - EU CET) hiện đang được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào Vương quốc Anh.

     Biểu UKGT được xây dựng theo cách tiếp cận giữ nguyên cam kết về mức thuế theo biểu EU CET trước Brexit. Biểu UKGT đơn giản hóa thủ tục đối với khoảng 6.000 dòng thuế, bỏ thuế quan đối với khoảng 47% số dòng thuế. Biểu UKGT cũng áp dụng ưu đãi GSP tương tự với các chính sách của EU trước đây (Việt Nam thuộc nhóm nước được hưởng mức ưu đãi GSP thông thường).

     Ngoài ra, UKGT có một số điểm nổi bật như:

     - Có sự đơn giản hóa và tự do hóa đối với một lượng lớn các hàng hóa nhập khẩu. Trong đó, nhiều mặt hàng hóa có thuế quan đã được giảm xuống bằng 0.

     - Giảm thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa được sử dụng để phòng chống điều trị coronavirus (COVID-19).

     - UKGT là một Chế độ thuế quan đơn giản, dễ sử dụng hơn và thấp hơn so với Biểu thuế nhập khẩu chung của EU (CET) và sẽ được tính bằng bảng Anh (GBP), không phải euro. Đối với bất kỳ tỷ giá ưu đãi nào có thành phần tiền tệ được biểu thị bằng Euro, Vương quốc Anh sẽ áp dụng quy đổi tiền tệ thành GBP.

     - Bên cạnh đó, UKGT chấm dứt sử dụng Bảng đo lường phức tạp của EU giúp loại bỏ hàng ngàn biến thể thuế quan không cần thiết đối với nhiều sản phẩm - bao gồm hơn 13.000 biến thể thuế đối với các sản phẩm như bánh quy, bánh quế, pizza, bánh quế, mứt quả và các loại phết.

5.Quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam có những đặc điểm gì?

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam điều này được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành và được nhà nước cộng hoà XHCN Việt nam bảo đảm thực hiện theo các quy định và trình tự thủ tục. Quy chế này có 3 đặc điểm chính cụ thể đó là:

– Thứ nhất, Mặc dù công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật và chịu sự Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, nhưng nhà nước Việt nam chỉ thừa nhận và bảo đảm việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam theo quy định. Theo đó, Nhà nước Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật của Việt nam khi cư trú trên lãnh thổ Việt nam mà không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ khi vi phạm pháp luật của nước khác theo quy định của pháp luật

– Việc Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bình đẳng trong việc tham gia vào quản lý hành chính nhà nước theo quy định không phân biệt màu da, không phân biệt tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, Và không phân biệt thành phần xã hội.

– Với các Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt nam có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam theo quy định
Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập )