Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm bắt người
- 2. Có được phép bắt người vào ban đêm không?
- 3. Các trường hợp bắt, giữ người theo quy định của pháp luật
- 3.1. Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- 3.2. Bắt người phạm tôi quả tang
- 3.3. Bắt người đang bị truy nã
- 3.4. Trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
- 3.5. Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị yêu cầu dẫn độ
1. Khái niệm bắt người
Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng với bị can, bị cáo hoặc trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội chưa phải là bị can, bị cáo nhưng việc áp dụng biện pháp bắt giữ là một biện pháp cần thiết với mục đích là ngăn chặn tội phạm.
Biện pháp bắt người có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, không phải cứ phạm tội là sẽ bị bắt giữ. Việc bắt giữ người phạm tội, bị can, bị cáo của phía bên công an, cảnh sát điều tra đều phải thông qua một quá trình với những thủ tục hành chính mà pháp luật quy định. Mọi hành vi bắt, giữ người trái phép đều phải chịu các chế tài của pháp luật.
Việc bắt, giữ người phạm tội, bị can, bị cáo nhằm mục đích quan trọng là ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi bỏ trốn của họ. Bắt, giữ người phạm tội, bị can, bị cáo góp phần tạo điều kiện thuận lợi đối với việc lấy lời khai, thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, việc bắt, giữ người được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ; bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ.
2. Có được phép bắt người vào ban đêm không?
Theo quy định của pháp luật, ban đêm đươc hiểu là khoảng thời gian từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Việc bắt người vào ban đêm theo quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 không hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên bắt người vào ban đên chỉ được áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 của Bộ luật này như sau:
"Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã"
Như vậy, chúng ta có thể hiểu, mọi hành vi bắt giữ người vào ban đêm mà không thuộc trường hợp bị truy nã hay phạm tội quả tang đều là trái pháp luật. Nếu cơ quan chức năng thực hiện hành vi này vào ban đêm sẽ bị xử lý nghiêm và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người bị bắt hoàn toàn có quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quy định trên nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong quá trình tố tụng. Việc hạn chế bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo tình hình an ninh, trật tự xã hội. Vì việc bắt người vào ban đêm có thể gây nên sự ảnh hưởng đến những công dân khác tại thời điểm họ nghỉ ngơi.
3. Các trường hợp bắt, giữ người theo quy định của pháp luật
3.1. Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện khi xác định người phạm tội đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trong, đặc biệt nghiêm trọng, có người nhìn thấy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu vết của tội phạm trên người, tại chỗ ở, chỗ làm việc của người phạm tội.
Việc bắt giữ người trong trường hợp này nhằm ngăn chặn hành vi bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ của người phạm tội, giúp đảm bảo cho quá trình điều tra, khởi tố vụ án. Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 110 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, người có thẩm quyền ra quyết đinh bắt người trong trường hợp này là:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng của Cơ quan điều tra các cấp;
-Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và trung ương; Đồn trưởng, chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng, Cục trưởng trinh sát biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm lực lượng biên phòng;
- Tư lệnh vùng cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặ nhiệm phòng chống tội phạm lực lượng cảnh sát biển;
- Chi cục trưởng chi cục Kiểm ngư.
Theo quy định, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét, phê chuẩn.
3.2. Bắt người phạm tôi quả tang
Bắt người phạm tội quả tang được hiểu là việc bắt, giữ người sau khi người này ngay sau khi họ thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện việc đuổi bắt. Quy định về bắt người phạm tội quả tang được thể hiện tại Điều 111 Bộ Luật Tố tung Dân sự 2015.
Phạm tội quả tang bị bắt thì sẽ bị tước vũ khí, hung khí, lấy lời khai ban đầu và phải được báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.
3.3. Bắt người đang bị truy nã
Truy nã là biện pháp mà cơ quan điều tra thực hiện, ra quyết định nhằm tìm kiếm, phát hiện và bắt giữ những người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn để về thực hiện thủ tục điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án phạt tù, tử hình.
Quy định về bắt người truy nã được thực hiện theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tất cả những người phát hiện ra người bị truy nã đang lẩn trốn đều có quyền bắt và giải ngay người đó đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất.
Đây là trường hợp được bắt người vào ban đêm trong quy định đã nêu trên. Nguyên nhân vì những đối tượng bị truy nã đều là những đối tượng có hành vi lẩn trốn, bỏ trốn để tránh phải thực hiện quyết định của cơ quan tố tụng về tội phạm của mình,. Việc bắt giữ những đối tượng này cần phải được bắt nhanh chóng, kịp thời.
3.4. Trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo khỏi xã hội một khoảng thời gian, nhằm ngăn chặn hành vi bỏ trốn, bảo đảm cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Việc bắt người để tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đối tượng có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt, tạm giam đối với bị can, bị cáo là:
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp được quyền ra lệnh bắt để tạm giam đối với bị can bị cáo và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân, Tòa án Quân sự các cấp.
Lệnh, quyết định bắt để tạm giam đối với bị can, bị cáo cần được đọc khi tiến hành và thực hiện lập biên bản quá trình bắt để tạm giam. Khi thi hành lệnh bắt đối với bị can, bị cáo để tạm giam tại nơi cư trú của họ phải có người đại diện ở chính quyền địa phương và người khác chứng kiến. Bắt để tạm giam ở nơi học tập, làm việc thì cần phải có người đại diện, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
3.5. Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị yêu cầu dẫn độ
Dẫn độ là một hành vi trong đó chủ thể có quyền tài phán đưa ra yêu cầu một người bị buộc tội hoặc bị kết án phạm tội ở một khu vực tài phán khác, cho cơ quan thực thi pháp luật của họ thực hiện truy cứu trách nhiệm hoặc áp dụng thi hành án với người phạm tội.
- Đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ bị bắt nếu xét thấy có căn cứ cho rằng người bị xem xét yêu cầu dẫn độ có thể bỏ trốn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ; hoặc thi hành quyết định dẫn độ, Tòa án có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người bị xem xét.
Đối với người bị yêu cầu dẫn độ: Việc bắt người bị dẫn độ để tạm giam được thưc hiện theo quy định tại Điều 113 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Thời hạn tạm giam những đối tượng này tại Việt Nam tương đương với thời gian tạm giam mà có quan có thẩm quyền ở nước ngoài đưa ra yêu cầu này.
Mọi vướng mắc pháp lý về việc bắt người cần tư vấn, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.