Mục lục bài viết
- 1. Người sử dụng lao động bắt người lao động phải nghỉ hết ngày phép năm có đúng luật không ?
- 2. Điều kiện nghỉ phép năm?
- 3. Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian nghỉ phép năm
- 4. Không được trả tiền phép năm khi chưa nghỉ hết?
- 5. Nghỉ phép năm sau nghỉ tết nguyên đán được không?
- 6. Hướng dẫn tính nghỉ phép năm trong doanh nghiệp nhà nước?
1. Người sử dụng lao động bắt người lao động phải nghỉ hết ngày phép năm có đúng luật không ?
Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ nghỉ phép, gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được bắt buộc người lao động phải sử dụng hết số ngày phép năm, bởi vì nhiều lý do mà người lao động không nghỉ hết số ngày phép năm và những ngày chưa nghỉ sẽ được thanh toán bằng lương. Cụ thể Điều 113 Bộ luật Lao động quy định:
"Điều 113. Nghỉ hàng năm
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.."
>> Đối với trường hợp này, bạn có thể tham khảo các bài viết sau: Hướng dẫn chế độ nghỉ hàng năm theo quy định luật lao động ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Điều kiện nghỉ phép năm?
Em làm việc cho 1 đơn vị liên tục từ tháng 05/2017 đến nay. Hợp đồng mới nhất năm 2019 em được ký từ ngày 04/01/2019, vậy em có được nghỉ phép năm hay không ạ? Do em có dự tính xin nghỉ phép trong năm 2019. Rất mong được Luật sư tư vấn.
Em cảm ơn Luật sư rất nhiều ạ!
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi.Trường hợp của bạn được giải quyết như sau :
Căn cứ vào Điều 113, BLLĐ 2019Nghỉ hằng năm
"
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này."
Thì bạn đã làm từ 5/2017 đến nay hơn 12 tháng nên bạn sẽ được hưởng chế độ nghỉ hàng năm. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra xem số ngày nghỉ phép của năm trước bạn đã được nghỉ hay đã được thanh toán chưa để tính số ngày nghỉ cho năm 2019.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
3. Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian nghỉ phép năm
Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điều 113 BLLĐ 2019 có quy định về nghỉ hằng năm cụ thể như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-cp quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động có quy định về thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Như vậy, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, trường hợp của bạn thuộc vào Điều 113 Bộ Luật Lao động dẫn chiểu tới khoản 7 Điều 6 Ngị định 45/2013/NĐ-cp quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, theo quy định của pháp luật thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được tính vào số ngày nghỉ hằng năm. Do đó 04 tháng đầu năm 2016 bạn nghỉ chế độ thai sản của bạn vẫn vào thời gian làm việc của bạn cho Công ty và vẫn được tính vào số ngày nghỉ phép hằng năm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
4. Không được trả tiền phép năm khi chưa nghỉ hết?
Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
"Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
"
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
Như vậy, nếu bạn chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì sẽ được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
>> Tham khảo bài viết liên quan:Cách tính ngày nghỉ hằng năm của Người lao động
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
5. Nghỉ phép năm sau nghỉ tết nguyên đán được không?
>>Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo như bạn đã trình bày, bạn còn 8 ngày nghỉ phép năm của năm cũ và muốn xin nghỉ thêm 3 ngày sau Tết nguyên đán. Căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động nếu bạn không nghỉ hết phép của năm cũ công ty sẽ thanh toán tiền lương cho bạn tương ứng với ngày bạn không nghỉ trong năm đó.
Bộ luật lao động 2019 quy định
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Căn cứ Khoản 2 Điều 113, Bộ luật lao động năm 2019 quy định:"Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động"
Như vậy, việc bạn xin nghỉ 3 ngày sau Tết nguyên đán sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ phép năm của năm mới. Công ty có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm bạn nên xem xét quy định của công ty về nghỉ hằng năm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thời điểm xin nghỉ phép năm ?
6. Hướng dẫn tính nghỉ phép năm trong doanh nghiệp nhà nước?
Tháng 12/2015, Công ty trả lương như sau: lương 2.620.000 đ + tiền phép năm 945.000 đ = 3.565.000 đ. Ở đây Công ty cho rằng do cộng tiền phép năm vào đã lớn hơn 3.300.000 đồng nên không bù thêm. Như vậy Công ty trả đúng hay sai, đề nghị giải thích dùm.
Xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
- Căn cứ vào Khoàn 4, Điều 5,Nghị định 122/2015/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng người lao động theo hợp đồng lao động:
4. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Như vậy, công ty bạn cộng dồn tiền nghỉ phép năm và không trả tiền bù lương tối thiểu vùng trái quy định của pháp luật.
- Mặt khác,bộ luật lao động 2019 quy định Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ quy định như sau:
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Phân biệt lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê