1. Công an xã xử phạt đánh nhau như thế nào ?

Vào ngày 24/10/2019 cháu tôi có chơi chung với đám bạn, chúng rủ cháu tôi đi nhậu nhưng cháu tôi không đi. Người bạn đó đã có rượu trong người đến tận nhà đòi chém cháu tôi, mẹ của cháu tôi ra hỏi tại sao lại đòi chém cháu tôi thì người đó nói những câu tục tĩu xô chị tôi muốn đánh chị tôi.
Tôi thấy vậy can ngăn và xô xác với người đó, gia đình tôi cũng can, người đó đánh cả cha tôi rồi đi về. Vài phút sau người đó cầm dao quay lại nhà tôi đòi chém cả gia đình tôi, cháu tôi thấy vậy cầm cây đập nước đá lên, nhưng không có hành vi gì thì gia đình người đó can ngăn dẫn về. Lát sau anh người đó lại đòi đánh tôi vì tôi đã có hành vi xô xát với em trai anh ấy, nhưng tôi trong nhà không ra, anh tôi ra nói chuyện thì bị anh ấy đánh. Công an xã có xuống giải quyết nhưng mọi trách nhiệm thuộc về gia đình tôi.
Hiện nay gia đình tôi bị mời lên công an xã giải quyết vụ việc vì bị gia đình đó thưa là đánh con của họ. Xin luật sư giúp tôi hiểu gia đình chúng tôi có bị xử phạt và có cách giải quyết nào tốt cho gia đình chúng tôi không?
Cám ơn luật sư.
Người gửi: P.T.H

Trả lời:

Theo như những thông tin bạn cung cấp thì sau khi có đơn thưa yêu cầu của gia đình kia thì công an xã có trách nhiệm xuống xác minh và tìm hiểu vụ việc bởi vậy việc mời gia đình bạn đến để tìm hiểu đối với lời thưa của gia đình bên kia thì không có nghĩa là gia đình bạn sẽ có phải chịu trách nhiệm gì đó ngay.

Nếu như đúng những gì bạn nói thì sau khi xác mình công an sẽ tiến hành xử lý hành chính đối với lỗi của một số thành viên gia đình kia (người bạn của cháu bạn có hơi men và anh trai cậu ta) đối với hành vi về tội Vi phạm quy định về trật tự công cộng theo quy đinh tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình thì mức xử phạt được quy định như sau:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

Như vậy, công an xã sẽ đưa ra mức phạt phù hợp với quy định của pháp luật để xử phạt. Trong trường hợp việc vi phạm 2 thành viên kia đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh người (đánh cha bạn và đánh anh bạn) đã gây ra, công an xã sẽ chuyển vụ việc lên cơ quan điều tra của công an huyện để họ điều tra, xác minh vụ việc và có thể khởi tố vụ án hình sự.

Đúng như những gì bạn cung cấp thì việc chỉ ra hòa giải, can ngăn không tham gia gây gổ đánh nhau của gia đình bạn thì gia đình bạn không bị xử phạt hành chính theo như Điều 5 phía trên. Gia đình bạn có thể an tâm.

 

2. Đánh thương tích do nghi ngờ ngoại tình bị phạt thế nào ?

Xin chào Luật Minh Khuê, em có thắc mắc cần được giải đáp như sau: Vợ em đang sống ở Việt Nam sau khi em đi nước ngoài làm việc. Ở nhà có chị nhà ở bên nói vợ em có gian díu với chồng của chị, gian díu với người khác nữa, nói những điều xúc phạm đến vợ em nói vợ em đi làm đĩ làm điếm trong khi không có bằng chứng xác thực.
Vợ em đang đi cắt rau cho bò thì chị hàng xóm cùng với hai con trai của chị giá ớt cay cho vào tay và tới đánh đập vợ em xé áo quần, con giữ mẹ cho ớt vào vùng kín. Đánh thương tích rất nặng bị thủng màng nhĩ. Bị chân thương vùng đầu và ảnh hưởng não. Bị sa tử cung. Bị bầm máu ở vùng kín và thương tích khắp cơ thể. Sau khi hành hung chị và người nhà của em đưa vợ em đi bệnh viện huyện rồi tỉnh kiểm tra. Vợ em về gia đình chị có tới gia đình em xin lỗi và đã bồi thường thiệt hại về người là 150 triệu đồng. Và chi phí toàn bộ tiền điều trị hai bên thỏa thuận chị phải bồi thường số tiền trên với phải đứng ra xin lỗi giữa phụ nữ thôn xóm ?
Nhưng sau khi bồi thường tiền chị lại nói vợ em có gian díu với chồng chị? Em phải làm sao để chấm dứt tình trạng này?
Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định về tội vu khống như sau:

Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi nói vợ bạn có hành vi dan díu với người khác, nói những điều xúc phạm khi không có bằng chứng xác thực của chị hàng xóm đối với vợ bạn đã đủ yếu tố cấu thành tội làm nhục và vu khống người khác theo Điều 155 và Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 như đã trình bày ở trên. Do đó, để chấm dứt tình trạng này, bạn cần khai báo với chính quyền, công an, cơ quan đoàn thể về vụ việc nói trên nhằm làm rõ vụ việc. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể tố cáo chị hàng xóm về hành vi làm nhục, vu khống người khác như quy định đã nêu trên.

3. Đánh chết người thì hình phạt như thế nào ?

Xin chào Công ty Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Em tôi bị một người bán nước mía ở đường Nguyễn tất thành – Đà Nẵng đánh chết. 3 người đánh 1 người.
Vậy cho tôi hỏi như thế có là đánh có tổ chức không? Có tính chất côn đồ không? Họ đã phạm vào điều nào BLHS, mức án bao nhiêu? Đền bù thiệt hại như thế nào ?
Xin cám ơn!

Trả lời:

3.1 Quy định về phạm tội có tổ chức:

Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm:

Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Như vậy, phạm tội có tổ chức sẽ có các đặc điểm sau: nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy-phục tùng. Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Trong trường hợp trên nếu 3 người kia thực hiện hành vi đánh người đến chết đáp ứng các điều kiện này thì họ phạm tội có tổ chức.

 

3.2 Quy định về phạm tội có tính chất côn đồ:

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 quy định về các tình tiết tăng nặng, trong đó có tình tiết "phạm tội có tính chất côn đồ" nhưng luật và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về tính chất côn đồ.

Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995 giải thích “có tính chất côn đồ” là hành động của những tên:
- Coi thường pháp luật;
- Luôn phá rối trật tự trị an;
- Sẵn sàng và thích dùng vũ lực để uy hiếp người khác;
- Vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự người khác.
Hiện nay, Án lệ số 17/2018/AL có xác định yếu tố được đánh giá là “có tính chất côn đồ” là việc:

“chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân.”

Nhìn chung, hành vi “có tính chất côn đồ” có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, về tính chất mức độ nguy hiểm của yếu tố “côn đồ” được xem xét trong các trường hợp xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, đặc biệt là cố ý gây thương tích và giết người. Theo đó, tính chất “côn đồ” được thể hiện chủ yếu nhất là trong hành vi người thực hiện tội phạm sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực, cố ý dùng các phương tiện, vũ khí sắt, nhọn, nguy hiểm và có tính sát thương cao như mã tấu, dao phay, kiếm, súng,… tác động mạnh như đâm, chém, bắn,… vào các vùng trọng yếu của cơ thể như đầu, ngực, lưng, bụng,…. Nhờ vậy, khả năng gây thương tích cho nạn nhân cao hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với các hành vi thông thường và hậu quả dẫn đến chết người là không thể tránh khỏi. Bằng các phương thức thực hiện tội phạm này, người phạm tội nhanh chóng và dễ dàng đạt được mục đích của mình trong sự ghê rợn của nạn nhân cũng như mọi người xung quanh.
- Thứ hai, đối tượng thực hiện hành vi “có tính chất côn đồ” thường là những người coi thường pháp luật, thường xuyên phá rối trật tự trị an. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các đối tượng này là những người trình độ thấp, ít học, thất nghiệp, ăn chơi lêu lỏng và là thành phần của nhiều tệ nạn xã hội khác. Do đó, những đối tượng này có trình độ và ý thức pháp luật kém, thường có nhân thân xấu, đã có tiền án, tiền sự. Một trong những hành vi phổ biến hiện nay là thích gây sự, hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng và nền tảng của “tính chất côn đồ” cũng được hình thành từ những hành vi sai trái nhỏ này.
- Thứ ba, nguyên nhân để thực hiện hành vi phạm tội được xác định “có tính chất côn đồ” hay không cũng là yếu tố cần được xem xét. Chỉ cần vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, vô cớ hoặc vì những duyên cớ vô lí thì họ đã có thể thực hiện hành vi phạm tội. Những nguyên nhân này rất đơn giản và nhỏ nhặt như việc chỉ cần người khác có biểu hiện thái độ với đối tượng này, mà họ cho là vô lễ hay khinh thường họ thì hành vi hành hung đã có thể xảy ra. Hay những nguyên nhân khách quan vô lí khác như trả thù thay cho đàn anh, đàn em của họ. Hay thậm chí là tư tưởng chỉ cần thích là đánh.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!