1. Khái niệm chính thể Cộng hòa

Chính thể Cộng Hòa là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo một chế độ bầu cử nhất định.

Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hoà không thuộc về một người mà được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.

Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước dân chủ, văn minh của nhân loại, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hoà tổng thống. Cộng hoà đại nghị được tổ chức ở những nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp. Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.

2. Ưu điểm của chính thể Cộng hòa

- Các cuộc bầu cử cho phép người dân lựa chọn người cầm quyền và tạo ra một cơ chế dân chủ ổn định.

Trong các thể chế cộng hoà hiện đại, việc áp dụng chế độ bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trao cho người dân quyền lựa chọn những người cầm quyền, chính là sự thực hiện một trong những quyền dân chủ quan trọng nhất của công dân. Việc thiết lập một chính phủ thông qua sự uỷ nhiệm quyền lực từ lá phiếu của người dân là một giá trị nổi bật của thể chế cộng hòa. Ở các nước áp dụng thể chế này, bầu cử là phương tiện để đạt được sự nhất trí trong xã hội bằng con đường dân chủ, phi bạo lực. Tính thường xuyên của các cuộc bầu cử và tính nhiệm kỳ của các chức danh được bầu có nghĩa rằng, không một nhà chính trị, một đảng phái nào được đảm bảo sẽ nắm giữ quyền lực mãi mãi. Trong cuộc chơi này, bất kể đảng nào phá bỏ “luật chơi” đều không thể có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị.

- Quyền lực nhà nước được giới hạn trong những phạm vi nhất định.

Trong nền chính trị hiện đại, các ý tưởng của chủ nghĩa tự do có ý nghĩa quan trọng. Nó trở thành nền tảng cho việc xây dựng lý thuyết tam quyền phân lập và thiết kế bộ máy nhà nước trong các thể chế chính trị cộng hòa. Trong các thể chế cộng hòa, phạm vi của quyền lực nhà nước được thể hiện trong hiến pháp. Để đề phòng trường hợp các đảng phái, lực lượng chính trị lên cầm quyền tìm cách mở rộng phạm vi quyền lực theo ý mình, xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân, các quốc gia đều quy định các thủ tục sửa đổi hiến pháp đòi hỏi sự đồng thuận cao của người dân với một quy trình hết sức thận trọng. Nhiều quốc gia còn yêu cầu việc sửa đổi hiến pháp, dù là toàn bộ hay một vài điều khoản, đều phải nhận được sự đồng tình của đa số nhân dân thông qua thủ tục trưng cầu dân ý. Triết lý chính trị ở đây được tuyên bố rõ ràng: quyền lực của người dân là tối thượng. Chính người dân sẽ quyết định cách thức tổ chức bộ máy, mức độ uỷ quyền, cũng như phạm vi thẩm quyền của nhà nước.

- Cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Như đã nói, việc thiết kế cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước theo thể chế cộng hòa được dựa trên lý thuyết tam quyền phân lập. Tổ chức bộ máy nhà nước theo lý thuyết này hiện được phân thành ba mô hình chính: cộng hòa đại nghị (kể cả quân chủ đại nghị và cộng hòa đại nghị) với sự phân quyền mềm dẻo; cộng hòa tổng thống với sự phân quyền cứng rắn và cộng hòa lưỡng tính chính là sự kết hợp của cả hai mô hình kể trên.

- Tính pháp lý và tính chuyên môn hóa cao

Các quốc gia theo thể chế cộng hòa đều có một nhà nước pháp quyền mạnh. Nhìn chung, hệ thống pháp luật đều đảm bảo các nguyên tắc, như: tính tối cao, tính ổn định và minh bạch của pháp luật. Tính tối cao của pháp luật được hiểu là mọi chủ thể trong xã hội, bất kể địa vị xã hội, vị trí quyền lực đang nắm giữ, đều phải đặt mình dưới pháp luật. Không ai có thể tự ý thay đổi, điều chỉnh luật. Đặc biệt, đối với những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến bản chất chế độ, cách thức ủy quyền, phân quyền, thì thủ tục trưng cầu dân ý là điều kiện bắt buộc và được ghi rõ trong hiến pháp.

3. Khái niệm Nhà nước Liên bang

Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay nhiều nhà nước thành viên (bang).

Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng. Tuy vậy, các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định, vốn đã tự nguyện trao cho nhà nước liên bang, chủ yếu là trong lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng. Nhà nước liên bang có nhiều Chính phủ (Chính phủ liên bang và Chính phủ của các bang), nhiều Hiến pháp (Hiến pháp liên bang và Hiến pháp các bang), nhiều hệ thống pháp luật (hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật của các bang) và có thể theo những truyền thống pháp luật khác nhau (điển hình như Canađa), nhiều quy chế công dân, nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống toà án bởi bên cạnh các cơ quan nhà nước liên bang còn có các cơ quan nhà nước của các bang khác nhau trong liên bang.

Các nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang hiện nay là Hoa Kì, Canađa, Đức, Nga, Ôxtrâylia, Thụy Sĩ, Malaixia...

4. Khái niệm an ninh chính trị

An ninh chính trị được hiểu là sự ổn định và phát triển vững chắc của chế độ chính trị trong xã hội một quốc gia; Sự bất khả xâm phạm đến các quyền cơ bản của một quốc gia. An ninh chính trị là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của an ninh quốc gia, quyết định sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc.

Ở Việt nam, khái niệm an ninh chính trị còn được hiểu là sự ổn định chính trị, nền tảng tư tưởng thể chế chính trị, quyền lãnh đạo của Đảng, sự an toàn nội bộ, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và phát luật của Nhà nước; sự an toàn trong quan hệ đối ngoại, chống lại sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; sự đúng đắn trong việc thực hiện đường lối chính trị, phòng ngừa và ngăn chặn sự phá hoại, xuyên tạc làm chệch hướng phát triển; chống lại sự phân chia, cát cứ làm suy yếu sự thống nhất về mặt Nhà nước; phòng ngừa , ngăn chặn sự xâm phạm, chia cắt lãnh thổ, làm mất mát hay đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

5. Nền an ninh chính trị trong thể chế Cộng hòa Liên bang

Nếu nước cộng hoà là nhỏ, nó có thể bị một lực ngoại lai phá huỷ. Nếu nựớc cộng hoà là lớn, nó có thể bị phá huỷ bằng những điều xấu xa từ bên trong. Cả hai điều bất lợi ấy đến làm cho nước cộng hòa dân chủ hay nước cộng hoà quỷ tộc bị thối rỗng. Cái xấu nằm ngay trong sự vật thì không có cách nào chữa được.

Hình thức quốc gia liên bang là một công ước, theo đó nhiều cơ thể chính trị đồng tình trở thành công dân của một Nhà nước lớn hơn mà họ muốn cùng nhau thành lập. Đây là một xã hội có nhiều xã hội nhập lại. Xã hội lớn này có thể lớn thêm bằng các xã hội mới tham gia thêm vào, cho đến lúc có đủ lực lượng để bảo đảm an ninh cho mọi thành viên.

Những mối hên kết này đã làm nên Nhà nước Hy Lạp nở hoa văn hiến lâu đời. Những người Rôma chinh phục được thế giới cũng nhờ những mối liên kết như thế. Cho nên lúc Rôma đã bành trướng tối đa thì các nước phía sau sông Danube và sông Rhin vì sợ hãi mà liên kết lại thành "bọn man rợ" để chống lại Rôma.

Cũng nhờ mối liên kết đúng đắn mà các nước Hà Lan, Đức, Thuỵ Sĩ được châu Âu coi như những nước cộng hoà vĩnh cửu.

Ngày xưa việc liên kết giữa các thành phố là cần thiết hơn ngày nay. Một thành bang không có lực lượng thì sẽ gặp tai hoạ. Một khi bị xâm lược thì chẳng những cơ quan hành pháp và lập pháp bị tan tác, mà đến của cải sở hữu, tự do cá nhân, vợ con, đền đài, mồ mả v.v... đều mất nốt.

Muốn chống lực lượng xâm lăng bên ngoài thì nước cộng hoà phải giữ được lực lượng bên trong không bị thối nát. Hình thức tổ chức xã hội tốt sẽ giúp nước cộng hoà đề phòng được những điều bất lọi. Trước hết phải đề phòng kẻ âm mưu thoán đoạt, không để hắn gây được lòng tin trong tất cả các nước cộng hoà liên bang. Nếu hắn thành công trong một nước nào đó thì các nước khác đã được báo động. Nếu hắn cưỡng hiếp được một bộ phận thì các bộ phận khác sẽ chống lại hắn bằng lực lượng độc lập của mình, khiến hắn không thể hoàn thành công việc ở những nơi vừa mói thoán đoạt.

Nếu xảy ra nội loạn ở một nước thành viên liên bang thì các nước khác trong Hên bang sẽ tói dẹp loạn. Nếu một bộ phận nào trong liên bang bị thoái hoá vì lạm quyền thì các bộ phận khác sẽ góp phần sửa chữa. Như vậy Nhà nước Liên bang có mất một mảng thì vẫn còn các mảng khác. Liên bang cộng hoà có thể tan rã, nhưng từng nước cộng hoà riêng rẽ vẫn có thể tồn tại.

Liên bang cộng hoà được hưởng tính ưu việt trong sự cai trị của mỗi nước cộng hoà nhỏ, và nhìn bề ngoài người ta thấy tất cả những lợi thế của các nước quân chủ đó là do sức mạnh liên kết từ bên trong.