1. Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu chứng nhận tại Việt nam

Kính chào Luật Minh Khuê! Công ty em là 1 là công ty 100% vốn nước ngoài logo công ty hiện nay sử dụng theo logo của công ty mẹ, logo này đã được ông ty mẹ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Vậy cho em hỏi: Trường hợp, công ty em muốn đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận có được không ạ ?
Cảm ơn!

Hướng dẫn đăng ký, tạo lập, quản lý và phát nhãn hiệu chứng nhận ?

Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ, gọi:0986.386.648

Trả lời:

Khoản 18 Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 định nghĩa:

"Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.".

Căn cứ theo quy định này thì có hai trường hợp sẽ xảy ra đối với công ty con như sau:

Thứ nhất, công ty bạn là 1 là công ty 100% vốn nước ngoài logo công ty hiện nay sử dụng theo logo của công ty mẹ, logo này đã được ông ty mẹ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Tức là về bản chất là 2 pháp nhân độc lập nên công ty con muốn tiến hành đăng ký thì phải có thư đồng ý của công ty mẹ cho phép đăng ký đối với trường hợp cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ. Do đó nếu công ty bạn muốn đăng ký bảo hộ logo tại Việt nam theo dạng nhãn hiệu chứng nhận thì cần được công ty mẹ cho phép .

Thứ hai, nếu không cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ thì có quyền đăng ký theo Khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009:

“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp."

- Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

2. Nhãn hiệu chứng nhận là gì ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhãn hiệu chứng nhận là gì ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Nhãn hiệu chứng nhận là Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Thưa luật sư, Tôi đang tìm hiểu và mong muốn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Luật Minh Khuê có tư vấn pháp lý về vấn đề này hay không ? Nội dung Luật Minh Khuê có thể hỗ trợ là gì ? Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký:

Phạm vi công việc của Luật Minh Khuê bao gồm:

- Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;

- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

- Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Khách hàng) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;

- Thông báo về việc nộp đơn với Khách hàng ngay sau khi nộp đơn;

- Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Khách hàng;

- Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);

- Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);

- Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Khách hàng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;

- Tư vấn các quy chuẩn/tiêu chuẩn về chất lượng cho danh mục sản phẩm đăng ký của KHÁCH HÀNG (không bao gồm việc kiểm tra, đo lường, xác định các tiêu chuẩn, quy chuẩn này)

Chi phí thực hiện công việc:

- Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn.



Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-16 tháng.

Trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

+ Thẩm định hình thức:


+ Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp:

Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp với mục đích xem có bất kỳ bên thứ 3 nào phản đổi đơn hay không và sau đó đơn được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung.

+ Thẩm định nội dung (9-10 tháng);

Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;

Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

(iv) Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, Khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:
Mẫu nhãn hiệu:

“ Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt”.

“Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu.

- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có”

- Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn.

Bản đồ xác định địa giới trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang nhãn hiệu.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu chứng nhận tại thị trường Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đăng ký bảo hộ vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì ?

Theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

2. Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận:

Quyền đăng ký thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

3. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

>> Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam - 0986.386.648

Rau-da-lat

Rau Đà Lạt - Nhãn hiệu chứng nhận

Sau hơn một năm đăng ký thành công nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”, lần đầu tiên, 10 đơn vị trồng, chế biến rau ở Đà Lạt và các vùng phụ cận được UBND thành phố Đà Lạt cấp nhãn hiệu chứng nhận nhãn hiệu Rau Đà Lạt.

4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây

+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu.

+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu.

+ Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nãn hiệu.

+ Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.

+ Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Ở nhiều nước, khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ được sử dụng cho một nhóm doanh nghiệp cụ thể, ví dụ các thành viên của hiệp hội, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. Một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký phải được xem là “có thẩm quyền chứng nhận” hàng hóa có liên quan. Nhãn hiệu chứng nhận cũng có thể được sử dụng cùng với các nhãn hiệu riêng của nhà sản xuất hàng hóa nhất định. Nhãn hàng hóa sử dụng như nhãn hiệu chứng nhận là bằng chứng chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! Trân trọng./.

5. Hướng dẫn đăng ký, tạo lập, quản lý và phát nhãn hiệu chứng nhận ?

Tạo lập, quản lý và phát nhãn hiệu chứng nhận Cao su Bình Phước Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới, với diện tích kéo dài hàng ngàn km từ bắc tới nam, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, tự nhiên để các loài sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Đi từ Bắc tới Nam, mỗi vùng miền đều có những loại nông sản với những đặc tính và đặc thù khác nhau, đã tạo ra “thương hiệu” từ hàng ngàn năm. Có thể kể ra như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, gạo tám xoan Hải Hậu, gạo nàng thơm Chợ Đào, quế Trà Bồng, xoài cát Hoà Lộc, cam Vinh, cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Mường Khương, hồ tiêu Chư Sê, điều Bình Phước, măng cụt Lái Thiêu, hoa hồi Lạng Sơn, bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ... Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều đặc sản của các vùng địa lý đang bị mai một và biến mất dần khỏi tâm trí người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là người dân và các cấp chính quyền địa phương đã không có một chiến lược xây dựng và quản lí, sử dụng các nhãn hiệu tập thể , chứng nhận và chỉ dẫn địa lý hiệu quả. Không tạo ra một chiến lược truyền thông đủ mạnh để nâng cao nhận thức của người dân ở những vùng có đặc sản, chưa tạo ra một sự đồng thuận, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân và chính quyền nhằm đăng ký nhãn hiệu chứng nhận , bảo hộ và phát triển thương hiệu cho những vùng đặc sản. Nhận thức được vấn đề này, UBND tỉnh Bình Phước đã có một chiến lược nhằm xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cao su Bình Phước.

Mục tiêu của dự án là quản lý tốt nhãn hiệu chứng nhận Bình Phước cho sản phẩm cao su. Góp phần nâng thương mại hóa và thị trường hóa sản phẩm cao su mang nhãn hiệu Bình Phước trên thị trường trong và ngoài nước, chiến lược cũng đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ đất đai, phát triển du lịch làng nghề và sinh thái tại vùng cao su Bình Phước.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.