Xác lập quyền sở hữu tàu biển với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ chi tiết của việc xác lập này bao gồm: tên chủ tàu; giấy tờ chứng minh về sở hữu tàu biển; giấy chứng nhận dung tích; giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; tên gọi riêng (của tàu biển)... và được làm theo quy định của cơ quan đăng ký tàu biển. Tên tàu biển và cảng đăng ký phải được sơn, kẻ trên thân tàu biển. Việc đăng ký tàu biển cho phép tàu biển có quyền mang cờ quốc tịch của nước mà tàu đăng ký và có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ của nước đó.

Xác định với cơ quan có thẩm quyền của cảng về việc tàu đã đến cảng (thường xảy ra trong trường hợp cảng bị ùn tàu (congestion), cần phải xác định thứ tự đến lượt để thu xếp cầu bến). Đối với những cảng gặp tình trạng ùn tàu kéo dài, tàu phải chờ đợi lâu mới có cầu bến trống, tàu có thể đăng ký việc đến cảng, sau đó đi làm việc khác (sửa chữa, bảo dưỡng, lấy nhiên liệu...) rồi quay lại cảng để được hưởng thứ tự đã xếp hàng trước đó.

Luật Minh Khuê phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này như sau:

 

1. Tàu biển và tàu biển Việt Nam 

Theo Điều 13 Bộ luật hàng hải năm 2015, tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biên. Tàu biển quy định trong Bộ luật hàng hải 2015 không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ , tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Điều 14 Bộ luật hàng hải 2015 có quy định thì tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang quốc tịch Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

 

2. Ba loại tàu biển phải đăng ký

Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam quy định tại Điều 19 Bộ luật hàng hải 2015 bao gồm: tàu biển có động cơ với tổng động công suất máy chính từ 75 kw trở lên, tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên; tàu biển nhỏ hơn các loại tàu bển trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

 

3. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam và các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam

3.1 Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam 

Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây: giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển, giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển, tên gọi riêng của tàu biển, giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời, chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của chính phủ, đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo 

 

3.2 Các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam

Điều 17 Bộ luật hàng hải 2015 quy định đăng ký tàu biển là việc ghi lưu trữ các thông tin về tàu biển vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây: đăng ký tàu biển không thời hạn, đăng ký tàu biển có thời hạn, đăng ký thay đổi, đăng ký tàu biển tạm thời, đăng ký tàu biển đang đóng, đăng ký tàu biển loại nhỏ. 

 

4. Đăng ký tàu đến cảng

Theo quy định tại Điều 87,88 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, Bộ luật hàng hải 2015 có quy định thì người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển đến càng biển theo quy định, trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến càng biển, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng biển, giám đốc cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhàn nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu vào cảng thông qua kế hoạch điều động theo mẫu số 46 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định này. Trường hợp không chấp thuận cho tàu vào càng pải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do. chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các trí khác trong vùng nước cảng theo kế hoạch điều động, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

+ Các giấy tờ phải nộp mỗi loại 01 bản, bao gồm mẫu các văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo nghị định số 58/2017/NĐ-CP , nộp cho cảng vụ hàng hải bản khai chung theo mẫu số 42, danh sách thuyền viên theo mẫu số 47, danh sách hành khách nếu có theo mẫu số 48, bản khai hàng hóa nguy hiểm nếu có theo mẫu số 49, giấy phép rời cảng.

+ Nộp cho biên phòng cửa khẩu: bản khai chung theo mẫu số 42, danh sách thuyền viên theo mẫu số 47, danh sách hành khách nếu có theo mẫu số 48, bản khai vũ khí và vật liệu nổ nếu có theo mẫu số 36, bản khai người trốn trên tùa thuyền nếu có theo mẫu số 34

+ Nộp cho hải quan của khẩu: bản khai chung theo mẫu số 42 , danh sách thuyền viên theo mẫu số 47, danh sách hành khách nếu có theo mẫu số 48, bản khai hàng hóa nếu có theo mẫu số 43, bản khai thông tin về vận đơn thứ cấp nếu có theo mẫu số 13, bản khai hàng hóa nguy hiểm nếu có theo mẫu số 49, bản khai dự trữ của tàu theo mẫu số 50, bản khai hành lý phải nộp thuế bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên người đi theo tàu nếu có theo mẫu số 51

+ Nộp cho Kiểm dịch y tế : giấy khai báo y tế hàng hàng theo mẫu số 52, giấy khai báo y tế, thi thể, hài cốt, tro cốt nếu có theo mẫu số 33, giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người nếu có theo mẫu số 14. Nộp cho kiểm dịch thực vật bản khai kiểm dịch thực vật nếu có theo mẫu số 53, nộp cho kiểm dịch động vật bản khai kiểm dịch động vật nếu có theo mẫu số 54

+ Các giấy tờ phải xuất trình bản chính bao gồm: trình cảng vụ hàng hải giấy chứng nhận đăng ký tàu biển , các giáy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên , sổ thuyền viên, giấy chứung nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu, giấy chứung nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường đối với tàu vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nhuy hiểm khác, giấy chứung nhận an ninh tàu biển theo quy định, văn bản chấp thuận cho tàu nước ngoài hoặt động đặc thù nếu có

+ Trình biên phòng cửa khẩu hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách, trình kiểm dịch y tế: phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, giấy chứng nhận kiểm dịch y tế, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/ chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền nếu có, trình kiểm dịch thực vật giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nếu có, trình kiểm dịch động vật giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất hàng nếu có, khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu trình hộ chiếu, phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách nếu có

+ Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuát trình đủ các giấy tờ theo quy định các cơ quan quản lý nhà nước xử lý giải quyết thủ tục theo chuyên ngành và thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải biết kết quả và cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục tàu biển nhập cảnh, trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cám ơn!