Mục lục bài viết
1 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. (Điều 1, Chương1, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)'.
''Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động'.
Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình . (Trích điều 5 Chương II Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2 Vai trò của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước , MTTQ và đoàn thể chính trị -Xã hội
- Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị-xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.
- Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị-xã hội.
- Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị-xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản luật pháp của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
3 Quy định về Đảng lãnh đạo
Trong cơ quan nhà nước , MTTQ và đoàn thể chính trị- xã hội
- Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị-xã hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng câp lập đảng đoàn gôm một sô đảng viên công tác trong tố chức đó. Nơi không lập đảng đoàn thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Đảng đoàn do cấp uỷ cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cân, có phó bí thư. Đảng đoàn làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.
- Đảng đoàn lãnh đạo, thuyết phục các thành viên trong tô chức thực hiện đường lôi, chính sách của Đảng; liên hệ mật thiết với nhân dân; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.
Khi cần, đảng đoàn triệu tập các đảng viên trong tổ chức để thảo luận chủ trương của cấp uỷ và bàn biện pháp thực hiện
Trong cơ quan hành pháp, tư pháp
- Trong cơ quan hành pháp, tư pháp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp uỷ cùng cấp lập ban cán sự đảng gồm một sổ đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập ban cán sự đảng thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Ban cán sự đảng do cấp uỷ cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Ban cán sự đảng làm việc theo chê độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.
- Ban cán sự đảng lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng
3 Những thành tựu của sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội
3.1 Thành tựu
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo hướng ngày càng phân định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức đảng với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Đảng đã tập trung trí tuệ ban hành các nghị quyết chuyên đề về những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, mở rộng hoạt động đối ngoại.
Việc ban hành chủ trương, nghị quyết của Đảng đã bám sát thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ban Chấp hành Trung ương ban hành kịp thời các nghị quyết, quy định, kết luận để triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, những đột phá chiến lược. Bộ Chính trị ban hành các kế hoạch thực hiện nghị quyết, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; chỉ đạo các cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện, sớm đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Sau đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở đã sớm chỉ đạo kiện toàn chức danh lãnh đạo trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan nhà nước; tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ hơn trách nhiệm của tập thể, cá nhân, bảo đảm tăng cường háp luật của Nhà nước được đẩy mạnh. Phong cách, lề lối làm việc của nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng được đổi mới theo hướng bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở. Cải cách hành chính trong Đảng được quan tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã sớm thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương các khóa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa tốt, đồng thời phổ biến, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
3.2 Bất cập và hạn chế
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung còn một số hạn chế và bất cập. Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ “phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ, kịp thời. Việc ban hành nghị quyết của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi; việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nghị quyết chưa nghiêm, hiệu quả thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng còn xảy ra ở một số nơi”. Cùng với đó, việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức đảng và cơ quan nhà nước cũng như thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đảng với người đứng đầu cơ quan nhà nước chưa thật rõ ràng và thống nhất. Một số chủ trương, nghị quyết quan trọng của Đảng chậm đi vào cuộc sống, hoặc chưa được tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, thiếu triệt để, hiệu quả chưa cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy nhà nước có một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu; tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu chưa cao, tác phong, lề lối làm việc thiếu chuyên nghiệp; thậm chí, một số cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch, vi phạm pháp luật. Công tác vận động, giáo dục, thuyết phục đảng viên và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có mặt còn hạn chế. Cải cách hành chính trong Đảng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
Bước vào thời kỳ phát triển mới với những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình trong nước, quốc tế diễn biến nhanh và khó lường, đặc biệt là những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững với các nhiệm vụ: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng,... càng đặt ra nhiều nội dung, yêu cầu mới cho phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Làm thế nào vừa phát huy vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vừa phát huy vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước theo luật định? Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước hiện nay phải chăng là thay đổi hoàn toàn các phương pháp, cách thức Đảng lãnh đạo Nhà nước đã và đang được thực hiện?
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các nghị quyết Đại hội Đảng những năm gần đây đã khẳng định các phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị. Đó là các cách thức, phương pháp lãnh đạo cơ bản, có vai trò, giá trị lịch sử lâu dài, phù hợp với thể chế chính trị, vị thế, vai trò, trách nhiệm của đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta, đã đem lại hiệu quả thiết thực, cần được tiếp tục khẳng định, duy trì, bổ sung và phát triển.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê
Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!