1. Thuế thu nhập cá nhân được hiểu như thế nào

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, được đánh vào một số cá nhân có thu nhập cao. Đây được coi là khoản thu mà người có thu nhập thấp không phải nộp, với mục đích góp phần giảm khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội. Thu nhập cá nhân sẽ được trích từ một phần tiền lương hoặc các nguồn khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Đối tượng phải nộp thuế TNCN theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, là những cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:

- Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập. Phái đáp ứng một trong các điều kiện: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam (nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở theo hợp đồng thuê có thời hạn)

- Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thu nhập chịu thế là các loại thu nhập sau đây: 

- Thu nhập từ kinh doanh: từ hoạt động như sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ hay hoạt động hành nghề của cá nhân

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: có thể là tiền lương, tiền công, khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao,...

Thu nhập từ đầu tư vốn: lợi tức cổ phần, tiền lãi cho vay, thu nhập từ đầu tư vốn dưới nhiều hình thức khác trừ trái phiếu Chính phủ.

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: Từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế,  từ chuyển nhượng chứng khoán,...

- Thu nhập từ chuyển nhượng Bất động sản: từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở,...

- Thu nhập từ trúng thưởng: trúng thưởng xổ số, trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại,...

- Thu nhập từ bản quyền: từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ,...

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

- Thu nhập từ nhận thừa kế

- Thu nhâp từ nhận quà tăng là chứng khoán, vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác đăng ký sở hữu hoặc sử dụng.

 

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Hiện tại có 3 cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau: 

-  Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

- Đối với cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ thì khấu trừ 10%  

- Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài thì khấu trừ 20% 

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân được hiểu như sau:

Thuế TNCN phải nộp sẽ được tính bằng Thu nhập tính thuế nhân với Thuế suất

Theo đó:

Thu nhập tính thuế sẽ được tính bằng Thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế sẽ được tính bằng Tổng thu nhập trừ đi các khoản miễn thuế, không chịu thuế

Thuế TNCN sẽ được tính theo tháng, kê thai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập. Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1. Tính tổng thu nhập

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức nêu trên

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức nêu trên

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức nêu trên

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sau khi tính được thu nhập tính thuế thì chỉ cần lấy thu nhập tính thuế x thuế suất (phương pháp Biểu lũy tiến từng phần – Tính từng bậc thuế sau đó cộng lại). Chi tiết theo bảng sau:

Bậc thuế Phần trăm thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

3. Danh sách lưu ý về khai thuế TNCN theo Nghị định 126/2020 NĐ-CP

Ngoài những đối tượng nêu trên thì theo điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CPCông văn 636/TCT-DNNCN 2021 hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân những đối tượng sau phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công: thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.

Đối với việc ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân: Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả đối tượng có thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng ở nơi khác và đã được khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân nếu không có yêu cầu quyết toán với phần thu nhập này.

Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế gồm các đối tượng: Có số thuế phải nộp thuế/nộp thừa đề nghị hoàn/bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ trường hợp: số thuế phải nộp thuế sau khi quyết toán của từng năm dưới 50.000 đồng trở xuống; thuế phải nộp nhỏ hơn thuế đã tạm nộp và không yêu cầu hoàn thuế, bù trừ vào kỳ tiếp theo

Ngoài ra, các doanh nghiệp dù không không phát sinh khấu trừ thuế thì vẫn phải tiến hành khai và quyết toán thuế TNCN theo quy định tại Điểm d1, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Bên cạnh đó, Theo khoản 3, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì các cá nhân, hộ gia đình có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn nộp thuế TNCN, cụ thể hai trường hợp đó là: 

- Các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

- Các cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

Ngoài ra, Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý. Việc khai thuế thu nhập cá nhân theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

Ngoài ra,Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định năm 2023 cụ thể như sau:

 - Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

Như vậy, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 như sau:

- Chậm nhất là ngày 31/3/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

- Chậm nhất là ngày 04/5/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

Trên đâyà toàn bộ bài viết về Danh sách lưu ý kê khai thuế TNCN theo Nghị định 126 mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách còn vướng mắc hoặc có vấn đề cần tư vấn thì quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6162 để được chúng tôi có thể tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng hoặc quý khách có thể gửi email tới: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!