Mục lục bài viết
- 1. Giới thiệu khái niệm, mục đích thuế luỹ tiến
- 1.1. Định nghĩa thuế lũy tiến:
- 1.2. Mục đích áp dụng thuế lũy tiến:
- 2. Biểu thuế và cách tính thuế TNCN luỹ tiến từng phần
- 2.1. Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần hiện hành:
- 2.2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiến từng phần:
1. Giới thiệu khái niệm, mục đích thuế luỹ tiến
1.1. Định nghĩa thuế lũy tiến:
Trong hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về định nghĩa thuế lũy tiến. Tuy nhiên, để hiểu hơn về khái niệm này có thể cản cứ vào bản chất và cách tính thuế lũy tiến ta có thể đưa ra định nghĩa theo cách hiểu như sau:
Thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trong đó mức thuế suất tăng dần theo từng bậc thu nhập tính thuế. Lũy tiến là việc các mức thuế suất được tăng dần từ thấp đến cao điều này có nghĩa là người có thu nhập thấp sẽ nộp thuế suất thấp, người có thu nhập cao sẽ nộp thuế suất cao hơn.
Cụ thể, ở Việt Nam thuế suất thường thấy là từ 05-35%. Theo mức thuế tăng dần thì người có mức thu nhập tính thuế ở mức nào sẽ nộp thuế tương ứng với tỷ lệ của mức thu nhập đó. Khi thu nhập tính thuế cao sẽ nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên thu nhập chịu thuế.
1.2. Mục đích áp dụng thuế lũy tiến:
Mục đích chính của việc áp dụng thuế lũy tiến trong hệ thống thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm
- Thể hiện tính công bằng trong việc phân chia gánh nặng thuế giữa các cá nhân có thu nhập khác nhau. Theo đó, người có thu nhập cao hơn sẽ phải chịu một tỷ lệ thuế cao hơn so với người có thu nhập thấp hơn, điều này có nghĩa là tất cả những người đóng thuế đều đóng góp với ngân sách nhà nước sẽ dựa trên khả năng kinh tế của mình
- Việc áp dụng thuế lũy tiền cũng góp phần điều tiết thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. theo đó, thuế lũy tiến giúp điều tiết thu nhập bằng cách tăng mức thuế theo tỷ lệ thu nhập. Giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp và tăng cường sự công bằng trong việc phân chia tài nguyên và cơ hội tiếp cận các dịch vụ của xã hội như giáo dục, y tế và nhà ở;...
- Thuế lũy tiến có thể được sử dụng như một công cụ để tái phân phối tài nguyên và tài sản giữa các tầng lớp xã hội. Việc thu thuế từ người có thu nhập cao và sử dụng số tiền đó để hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế và phát triển hạ tầng có thể giúp giảm bớt sự chênh lệch kinh tế xã hội.
- Thuế lũy tiến cũng có thể được sử dụng như một công cụ kiềm chế thu nhập cao và giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp xã hội. Điều này có thể giúp hạn chế việc tích trữ tài sản tập trung và đảm bảo rằng nguồn thu nhập được phân phối một cách hợp lý hơn
Và một vài mục đích khác
2. Biểu thuế và cách tính thuế TNCN luỹ tiến từng phần
2.1. Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần hiện hành:
Áp dụng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2022 và Nghị định 55/2023/NĐ-CP.
Gồm 7 bậc thuế với mức thu nhập tính thuế và thuế suất tương ứng như sau:
Bậc thuế Thu nhập tính thuế (đồng) Thuế suất (%)
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 5 | 5 % |
2 | Trên 5 triệu đến 10 | 10% |
3 | Trên 10 triệu đến 18 | 15% |
4 | Trên 18 triệu đến 32 | 20% |
5 | Trên 32 triệu đến 52 | 25% |
6 | Trên 52 triệu đến 80 | 30% |
7 | Trên 80 triệu | 35% |
- Biểu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 - Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công mà thu nhập tính thuế này được quy định như sau: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012, 2014), trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012, 2014)
Dựa vào mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở trên, mức thuế phải đóng đối với mỗi cá nhân có thu nhập chịu thuế như sau:
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế (TNTT)/tháng | Thuế suất (%) | Cách tính thuế |
1 | <5 triệu đồng | 5% | 5% x Thu nhập tính thuế |
2 | Từ 5 - 10 triệu (VND) | 10% | 10% x Thu nhập tính thuế – 0.25 triệu (VND) |
3 | Từ 10 - 18 triệu (VND) | 15% | 15% x Thu nhập tính thuế – 0.75 triệu (VND) |
4 | Từ 18 - 32 triệu (VND) | 20% | 20% x Thu nhập tính thuế – 1.65 triệu (VND) |
5 | Từ 32 - 52 triệu (VND) | 25% | 25% x Thu nhập tính thuế – 3.25 triệu (VND) |
6 | Từ 52 - 80 triệu (VND) | 30% | 30% x Thu nhập tính thuế – 5.85 triệu (VND) |
7 | Trên 80 triệu (VND) | 35% | 35% x Thu nhập tính thuế – 9.85 triệu (VND) |
2.2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiến từng phần:
Bước 1: Xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế được tính từ các khoản từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Công thức tính thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Bước 2: Chia thu nhập tính thuế thành từng phần theo các bậc thuế trong biểu thuế.
Bước 3: Tính thuế cho từng phần thu nhập theo thuế suất tương ứng của từng bậc.
Bước 4: Cộng thuế của các phần thu nhập lại để ra số thuế TNCN phải nộp.
Ví dụ: Cá nhân A có thu nhập tính thuế trong năm là 40 triệu đồng trên 1 tháng. Theo biểu thuế, thu nhập tính thuế của A thuộc bậc thuế 5 (từ 32 triệu đến 52 triệu đồng).
Vậy, Có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân A phải nộp như sau:
Cách 1:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 x 5% = 0,25 triệu đồng.
Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 - 5) x 10% = 0,5 triệu đồng.
Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%.
(18 - 10) x 15%= 1,2 triệu đồng.
Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%
(32 - 18) x 20% = 2,8 triệu đồng.
Bậc 5: Thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%
(40 - 32) x 25% = 2 triệu đồng.
Như vậy, tổng số thuế mà anh A cần phải tạm nộp là:
(0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng+ 1,2 triệu đồng + 2,8 triệu đồng + 2 triệu đồng) = 6.75 triệu đồng.
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 40 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 5. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
40 triệu đồng × 25% - 3.25 triệu đồng = 6.75 triệu đồng
Kết luận:
Thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế TNCN hợp lý, đảm bảo công bằng và góp phần điều tiết thu nhập.
Người nộp thuế cần nắm rõ cách tính thuế lũy tiến để thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.
Bài viết liên quan: Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến là gì? Ví dụ cách tính thuế TNCN
Nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến theo số điện thoại: 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng!