- 1. Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng
- 1.1. Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng là gì?
- 1.2. Các công việc luật sư thực hiện
- 2. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật
- 2.1. Dịch vụ tư vấn pháp luật là gì?
- 2.2. Các công việc luật sư thực hiện
- 2.3. Những hình thức tư vấn công ty Luật cung cấp
- 3. Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng
- 3.1. Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng là gì?
- 3.2. Thời điểm đại diện ngoài tố tụng của luật sư
- 3.3. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của luật sư khi thực hiện dịch vụ đại diện ngoài tố tụng
- 3.4. Một số trường hợp đại diện ngoài tố tụng cụ thể
- 4. Các hoạt động dịch vụ pháp lý khác
1. Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng
Căn cứ pháp luật: Điều 27 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012
Ngoại trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan tố chức thì khi dịch vụ luật sư tham gia tố tụng phải thực hiện theo hợp đồng dịch vụ pháp lý.
1.1. Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng là gì?
- Trong tham gia tố tụng, luật sư có thể tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích trong các vụ án (hành chính, dân sự) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (trong vụ án dân sự); người bị hại; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Luật sư có thể là người trực tiếp bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa hình sự. Luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng.
+ Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ khi luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư, cơ quan tiến hàng tố tụng phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư. Nếu trong trường hợp từ chối thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư thì khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn xuất trình Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.
- Cơ quan tiến hàng tố tụng, cơ quan nhà nước khác và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư khi hành nghề, không được cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.
1.2. Các công việc luật sư thực hiện
+ Thực hiện việc xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc để khách hàng nộp đơn khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, nhằm hạn chế việc trả lại đơn khởi kiện cũng như việc chuyển đơn khởi kiện gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho các đương sự;
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc mà luật sư tham gia;
+ Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan có liên quan đến vụ án;
+ Trực tiếp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng;...
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hàng tố tụng;
+ ....
2. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật
2.1. Dịch vụ tư vấn pháp luật là gì?
- Dịch vụ tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến đối với các vấn đề pháp lý của khách hàng, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
- Đối với doanh nghiệp: Công ty luật hỗ trợ cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh hay tạm dừng kinh doanh,... Hoặc các công ty luật có thể tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề thắc mắc liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại,...
- Đối với cá nhân: Cá nhân thông thường là đối tượng thường ít có hiểu biết về pháp luật do đó khi gặp những vấn đề liên quan đến tranh chấp ly hôn, tranh chấp đất đai hoặc các tranh chấp về tài sản khác thì các cá nhân này có thể tìm đến các công ty luật để được tư vấn các quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề họ đang gặp phải.
2.2. Các công việc luật sư thực hiện
Luật sư thực hiện tư pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Để thực hiện hoạt động tư vấn cho khách hàng luật sư tư vấn cần thực hiện một số công việc bao gồm:
+ Cung cấp lời khuyên dựa trên nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
+ Trả lời các câu hỏi pháp lý của khách hàng bẳng văn bản, soạn thảo thư tư vấn cho khách hàng;
+ Trực tiếp thực hiện chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết, thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng kiểm, các giấy tờ và các thủ tục hành chính khác;
+ ...
2.3. Những hình thức tư vấn công ty Luật cung cấp
- Hiện nay, việc thực hiện tư vấn pháp luật trực tuyến thông qua hotline hay email của công ty luật trở lên khá phổ biến, khi thực hiện tư vấn online sẽ có chuyên viên tư vấn giải đáp các vấn đề pháp lý mà khách hàng đang gặp phải mà không cần trực tiếp đến văn phòng.
- Trong trường hợp vấn đề pháp lý mà khách hàng đang gặp phải khá phức tạp thì khách hàng cũng có thể đến gặp trực tiếp để trao đổi với luật sư tư vấn nhằm giúp giải quyết vấn đề một cách chuẩn xác hơn.
3. Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng
Căn cứ pháp luật: Điều 29 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012
3.1. Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng là gì?
- Khi thực hiện dịch vụ đại diện ngoài tố tụng, luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan. Hiểu theo một cách khác thì hoạt động này không nằm trong giai đoạn, thủ tục tố tụng; luật sư hoạt động với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của khách hàng cần trợ giúp pháp lý.
- Dịch vụ đại diện cho khách hàng của luật sư được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư thực hiện hoạt động đại diện dựa trên sự phân công của tổ chức ngành nghề Luật sư. Trong trường hợp luật sư ký hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức và hành nghề với tư cách cá nhân thì hoạt động đại diện được xác lập dựa trên văn bản ủy quyền của cá nhân, tổ chức nơi Luật sư hành nghề.
3.2. Thời điểm đại diện ngoài tố tụng của luật sư
- Thời điểm bắt đầu đại diện: khi công việc cần đại diện phát sinh hoặc bắt đầu vào thời điểm được xác lập trong Hợp đồng ủy quyền.
- Thời điểm chấm dứt đại diện: Khi công việc đã hoàn thành theo thỏa thuận; khi hết hạn theo hợp đồng ủy quyền; khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đại diện ngoài tố tụng; chấm dứt đại diện theo pháp luật; khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi; khi có căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được;...
3.3. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của luật sư khi thực hiện dịch vụ đại diện ngoài tố tụng
- Một số quyền cơ bản:
+ Được hưởng thù lao ủy quyền và được thanh toán các chi phí có liên quan;
+ Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu tạo điều kiện thuận lợi cho công việc ủy quyền.
- Một số nghĩa vụ cơ bản:
+ Thực hiện đầy đủ các công việc được ủy quyền và thường xuyên thông báo với bên ủy quyền;
+ Chủ động thực hiện các trợ giúp pháp lý trong phạm vi ủy quyền cho khách hàng;
+ Bảo quản, giữ bí mật thông tin của khách hàng ủy quyền;
+ Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu như có lỗi trong quá trình đại diện ngoài tố tụng.
3.4. Một số trường hợp đại diện ngoài tố tụng cụ thể
- Thực hiện các công việc được khách hàng ủy quyền trong việc đàm phán và thực hiện các giao dịch dân sự với đối tác của họ;
- Đại diện khách hàng tham gia đàm phán hoặc giải quyết các tranh chấp thương mại, tranh chấp về hợp đồng lao động;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp;
- Một số hoạt động đại diện ngoài tố tụng khác.
4. Các hoạt động dịch vụ pháp lý khác
- Các dịch vụ pháp lý khác của công ty luật bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khách theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện các dịch vụ pháp lý khác, luật sư được công ty luật phân công thực hiện có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài số 1900.6162 hoặc qua email: lienhe@luatminhkhue.vn. Xin trân trọng cảm ơn!