Mục lục bài viết
- 1. Quy định chung về điều động công chức
- 2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- 3. Quy trình điều động công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- 4. Cán bộ công chức khi nào phải chịu trách nhiệm hình sự
- 5. 06 việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm từ 1/7/2019
- 6. Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt”. Thấm nhuần tư tưởng trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vị trí, vai trò nòng cốt, chủ đạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý, tổ chức thực hiện công việc của bộ máy nhà nước các cấp. Để đảm bảo chất lượng của cán bộ, công chức các địa phương ngày càng được nâng cao trên toàn quốc thì cơ quan có thẩm quyền thường có các quyết định như điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức. Trên thực tế, còn nhiều trường hợp việc chuyển cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị này sang đơn vị khác làm việc chưa thực hiên đúng trình tự, thủ tục.
1. Quy định chung về điều động công chức
Việc điều động công chức được thực hiện trong nội bộ một bộ, một tỉnh, từ bộ này sang bộ khác làm việc, hoặc từ trung ương xuống địa phương làm việc và ngược lại; khi điều động không được kết hợp nâng lương, nâng bậc; người được điều động được hưởng các chính sách nơi mình đến nhận công tác.
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp:
1) Tăng cường, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, đơn vị về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;
2) Thực hiện việc luân chuyển công chức giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, lĩnh vực theo quy hoạch đội ngũ công chức.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Cơ quan có thẩm quyền quản lí cán bộ, công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.
Đào tạo được hiểu là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hê
- Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lí, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
- Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bổi dưỡng;
- Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm;
- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước được cơ quan quản lí, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; được tính thời gian đào tạo, bổi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; được hưởng nguyên lương và phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, họ có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lí của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khoá học. Trường hợp đang tham gia khoá học mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thòi gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc thì phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
3. Quy trình điều động công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Quy trình điều động công chức, viên chức được quy định tại Điều 21 Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch điều động hàng năm
a) Căn cứ vào các trường hợp điều động công chức, viên chức quy định tại Điều 19 Quy chế này, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị nghiên cứu, đề xuất phương án Điều động, xây dựng dự thảo kế hoạch điều động hàng năm của đơn vị, trình thủ trưởng đơn vị ban hành trong quý I hàng năm. Trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 19 có thể không đưa vào kế hoạch mà xem xét khi có phát sinh.
Nội dung dự thảo kế hoạch bao gồm: Các trường hợp dự kiến điều động trong nội bộ đơn vị; các trường hợp dự kiến điều động sang các cơ quan, đơn vị ngoài, thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị; các trường hợp đề nghị Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ xem xét điều động sang cơ quan, đơn vị khác theo thẩm quyền của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ.
b) Thủ trưởng đơn vị tổ chức họp liên tịch tập thể lãnh đạo đơn vị, cấp ủy, đại điện tổ chức chính trị - xã hội, trưởng phòng và tương đương để thảo luận, thống nhất phương án Điều động, dự thảo kế hoạch.
c) Đối với các trường hợp dự kiến điều động sang các cơ quan, đơn vị ngoài, thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị, sau khi họp liên tịch, Thủ trưởng đơn vị trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy cơ quan, đơn vị nơi dự kiến điều động đến để thống nhất phương án đưa vào kế hoạch của đơn vị.
d) Căn cứ kết quả họp liên tịch và ý kiến thống nhất của cơ quan, đơn vị có liên quan, thủ trưởng đơn vị gửi dự kiến kế hoạch điều động hàng năm của đơn vị về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch điều động chung hàng năm của Bộ đối với các trường hợp dự kiến điều động thuộc thẩm quyền quyết định của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ theo phân cấp.
đ) Căn cứ đề nghị của các đơn vị về việc điều động công chức, viên chức thuộc thẩm quyền Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ quyết định hoặc phê duyệt chủ trương và kết quả rà soát, đánh giá đội ngũ công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ; kết quả rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến cơ quan, đơn vị, chức danh và nhân sự điều động, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp xây dựng kế hoạch Điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ; xin ý kiến Lãnh đạo Bộ phụ trách về việc điều động công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng, xin ý kiến Ban cán sự Đảng về việc điều động công chức lãnh đạo cấp vụ; báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ.
Trường hợp đơn vị không chủ động đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, rà soát đề xuất đưa công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ vào xây dựng kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ theo quy định tại điểm này.
e) Căn cứ kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ được Bộ trưởng phê duyệt thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo rà soát và ban hành kế hoạch điều động công chức, viên chức đơn vị mình.
g) Ngoài việc điều động theo kế hoạch hàng năm, việc điều động có thể được thực hiện ngoài kế hoạch khi có phát sinh nhu cầu công tác đột xuất hoặc có sự biến động về tổ chức, cán bộ của các đơn vị.
2. Quy trình điều động đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị hoặc trường hợp điều động trong nội bộ đơn vị thuộc thẩm quyền Lãnh đạo Bộ quyết định hoặc phê duyệt chủ trương:
a) Bước 1: Căn cứ kế hoạch điều động hàng năm của đơn vị hoặc kế hoạch điều động chung của Bộ, theo yêu cầu công tác, năng lực, sở trường hoặc nguyện vọng của công chức, viên chức, thủ trưởng đơn vị hoặc bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ gặp công chức, viên chức dự kiến được điều động để quán triệt mục đích, yêu cầu điều động đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức, viên chức được điều động; thông báo cho Trưởng phòng hoặc tương đương nơi đi và nơi đến về phương án, thời gian điều động.
b) Bước 2: Căn cứ thẩm quyền quyết định điều động theo phân cấp, thủ trưởng đơn vị ra quyết định điều động công chức, viên chức hoặc gửi đề nghị về Vụ Tổ chức cán bộ để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi Thủ trưởng đơn vị ra quyết định hoặc để Lãnh đạo Bộ xem xét, ra quyết định điều động công chức, viên chức.
3. Quy trình điều động đối với trường hợp điều động sang cơ quan, đơn vị khác thuộc thẩm quyền Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ quyết định:
a) Bước 1: Căn cứ kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ, theo yêu cầu công tác, năng lực, sở trường hoặc nguyện vọng của công chức, viên chức, tùy từng trường hợp theo sự phân công của Ban cán sự Đảng hoặc Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành gặp công chức, viên chức được điều động để quán triệt mục đích, yêu cầu điều động đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức, viên chức được điều động, gặp lãnh đạo đơn vị nơi đi, thủ trưởng đơn vị và cấp ủy nơi đến để thông báo về chủ trương, phương án, thời gian điều động và lấy ý kiến bằng văn bản của nơi đi và nơi đến.
Trường hợp công chức, viên chức được điều động sang các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thì việc lấy ý kiến thủ trưởng và cấp ủy cơ quan thi hành án dân sự (nơi đến) do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện; việc lấy ý kiến cấp ủy hoặc chính quyền địa phương (cấp được phân cấp quản lý cán bộ) thì tùy từng trường hợp, Ban cán sự Đảng phân công Lãnh đạo Bộ hoặc Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự làm việc và lấy ý kiến bằng văn bản.
b) Bước 2: Trên cơ sở kết quả làm việc của bước 1, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định điều động công chức, viên chức Lãnh đạo cấp phòng; báo cáo Ban cán sự Đảng xem xét, quyết định điều động công chức Lãnh đạo cấp vụ và trình Bộ trưởng ký quyết định điều động Lãnh đạo cấp vụ.
4. Việc điều động và bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng sang giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng khác được thực hiện theo quy định tại Điều này và quy định về bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại Khoản 2.2 Điều 11, Khoản 2.2 Điều 12 Quy chế này.
Trong quá trình điều động, bổ nhiệm, việc tuyển dụng tiếp nhận đối với nhân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
4. Cán bộ công chức khi nào phải chịu trách nhiệm hình sự
Cán bộ, công chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có những tội phạm có tính chất đặc thù và những tội phạm không có tính chất đặc thù đối với cán bộ, công chức.
Những tội phạm có tính chất đặc thù đối vối cán bộ, công chức là những tội phạm gắn với việc thi hành công vụ. Ví dụ: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự); tội giả mạo trong công tác (Điều 284 Bộ luật hình sự)... Chủ thể thực hiện tội phạm là những người có chức vụ theo quy định của Bộ luật hình sự, tức là những người do bổ nhiêm, do bầu cừ, do hợp đổng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiên công vụ.
Những tội phạm không có tính chất đặc thù đối với cán bộ, công chức là những tội phạm không liên quan đến hoạt động công vụ. Trong trường hợp cán bộ, công chức thực hiện những tội phạm không liên quan đến hoạt động công vụ thì họ sẽ bị truy tố như những công dân khác phạm tội nhưng nếu xác định được có sự lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lí nghiêm khắc hơn. Ví dụ: Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội thì lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chúng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kĩ năng phù hợp với vị trí việc làm, đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp xác định trên cơ sở pháp luật và có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đều có thể đăng kí dự tuyển, trừ những người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của toà án, đang bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Tuổi dự tuyển thông thường từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong một số lĩnh vực (văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao) tuổi dự tuyển có thể thấp hơn nhưng những trường hợp người dưới 18 tuổi đăng kí dự tuyển phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
5. 06 việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm từ 1/7/2019
Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 theo đó người có chức vụ quyền hạn không được làm những việc sau đây:
- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
6. Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019
Lương cơ sở tăng từ 1/7 tác động không nhỏ đến quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, dưới đây là hàng loạt các mức tăng mà đối tượng nêu trên cần biết:
- Tăng mức lương thực nhận
- Tăng mức phụ cấp hiện hưởng
- Tăng tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Tăng mức đóng BHYT
- Tăng trợ cấp thai sản
- Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản
- Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Tăng trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 31% trở lên khả năng lao động)
- Tăng trợ cấp 01 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 5% – 30% khả năng lao động)
- Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Tăng trợ cấp mai táng
- Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng
- Tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng
- Tăng mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu
- Tăng mức hưởng BHXH 1 lần
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)