>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Văn bản hợp nhất số 05/VBHN/BGDĐT và dựa theo thông tin bạn cung cấp có thể phân tích như sau:

 

1. Điều kiện để được bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

- Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

- Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kỳ.

- Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

Theo khoản 3, điều 16, Văn bản hợp nhất số 05/VBHN/BGDĐT quy định về điệu kiện như sau:

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

>> Xem thêm: Hiệu trưởng các trường là công chức hay viên chức?

 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

+) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

+) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

+) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

+) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

+) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

+) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

+) Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

 

3. Điều kiện để được bổ nhiệm, công nhận phó hiệu trưởng

- Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

Căn cứ theo khoản 3, điều 17, Văn bản hợp nhất số 05/VBHN/BGDĐT quy định như sau:

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

+) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;

+) Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;

+) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Như vậy: để được công nhận là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng đều kiện đầu tiên là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, sau đó mới tính đến các điều kiện khác.

>> Tham khảo: Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng mới nhất

 

4. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Dựa theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức thì công chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh cụ thể trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước. Công chức sẽ hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo luật định.

Dựa theo Điều 2 Luật viên chức 2010 thì viên chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm (có ký kết hợp đồng làm việc) để làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP có quy định cụ thể hơn về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập và nêu khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là đơn vị do tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và quản lý theo quy định pháp luật. Là đơn vị nằm trong tổ chức chính trị – xã hội nên được hoạt động một trong các lĩnh vực sau: giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, lao động, thương binh xã hội, du lịch, truyền thông,…. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Một đơn vị hoạt động với kinh phí được ngân sách nhà nước cấp và thuộc tổng cục, cục, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; các cấp chính quyền địa phương (gồm: tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy,…; ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh).

Công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trên và là người giữ các vị trí làm việc được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng quản lý nhà nước.

Do đó, hiệu trưởng của một trường là công chức phụ thuộc vào việc trường đó có được xem là một đơn vị sự nghiệp nhà nước như đã phân tích trên hay không. Nếu hiệu trưởng của trường công lập được nhà nước cấp kinh phí và thực hiện tự chủ – đơn vị sự nghiệp công lập là công chức, còn hiệu trưởng các đơn vị dân lập hay tư thục – không phải đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải công chức.

Vậy nên, để xác định rõ hiệu trưởng của một trường là công chức hay viên chức quản lý cần căn cứ vào quyết định thành lập trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập và quyết định bổ nhiệmhiệu trưởng của cơ quan có thẩm quyền.

 

5. Khái niệm công chức được hiểu như thế nào?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo trình độ đào tạo, công chức được phân thành: 1) Công chức loại A - có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên; 2) Công chức loại B - có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng; 3) Công chức loại C - có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp; 4) Công chức loại D - có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.

Theo ngạch chuyên môn, công chức được phân thành: 1) Công chức ngành hành chính - sự nghiệp; 2) Công chức ngành lưu trữ, 3) Công chức ngành thanh tra; 4) Công chức ngành tài chính; 5) Công chức ngành tư pháp; 6) Công chức ngành ngân hàng; 7) Công chức ngành hải quan; 8) Công chức ngành nông nghiệp; 9) Công chức ngành kiểm lâm; 10) Công chức ngành thủy lợi, 11) Công chức ngành xây dựng; 12) Công chức ngành khoa học kĩ thuật; Công chức ngành khí tượng thủy văn; 14) Công chức ngành giáo dục, đào tạo; 15) Công chức ngành y tế; 16) Công chức ngành văn hóa - thông tin; 17) Công chức ngành thể dục, thể thao; 18) Công chức ngành dự trữ quốc gia.

Theo vị trí công tác, công chức được phân thành công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ.

Chính phủ đã ban hành quy chế công chức quy định rõ chức vụ, quyền lợi, việc tuyển dụng, đào tạo, điều động, khen thưởng, kỉ luật và quy định những việc không được làm. Mỗi cán bộ ở từng vị trí công sở đều có tên gọi, chức vụ, chức danh rõ ràng. Chức danh phải thể hiện rõ cấp chức vụ, phù hợp với yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn nghĩa vụ của cấp chức vụ đó. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa hành công vụ của mình và có trách nhiệm liên quan đến việc thi hành công vụ của cấp dưới quyền.

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Thứ nhất về khái niệm cán bộ: Cán bộlà công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Căn cứ điều 4, khoản 1 Luật cán bộ, công chức năm 2008)

Thứ hai về khái niệm công chức: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Căn cứ điều 4, khoản 1 Luật cán bộ, công chức năm 2008, )

Thứ ba về khái niệm viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Luật viên chức năm 2010, điều 2).

>> Tham khảo: Điều kiện để trở thành Hiệu trưởng, hiệu phó các cấp

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.