Mục lục bài viết
- 1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?
- 2. Hướng dẫn điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi nghỉ việc?
- 3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi đã ngừng đóng BHXH ?
- 4. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh con đã đóng BHXH được 13 tháng?
- 5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản như thế nào?
- 6. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản?
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?
Trả lời:
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con....
Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định và hướng dẫn chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Từ các căn cứ trên, để được hưởng chế độ tai sản, lao động nữ sinh con phải đáp ứng điều kiện là đóng bảo hiểm xã hội ít nhất là đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Đối chiếu với trường hợp của bạn:
- Bạn dự sinh ngày 01/11/2018 nên thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ tính từ tháng 11/2017 đến tháng 10/2018.
- Bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2018. Như vậy, trong khoảng từ tháng 1/2018 đến tháng 10/2018 nếu bạn đóng BHXH liên tục thì bạn đã có 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu không thể đóng liên tục thì bạn phải đảm bảo đóng đủ tối thiểu 06 tháng thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
2. Hướng dẫn điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi nghỉ việc?
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Công văn 1477/BHXH-CSXH hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản 2013 như sau:
" Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
Theo đó bạn phải đóng đủ 6 tháng bảo hiểm trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Bạn dự định sinh tháng 8 năm 2016 nên 12 tháng trước khi sinh của bạn được xác định từ tháng 8 năm 2015 đến hết tháng 7 năm 2016, trong khoảng thời gian này bạn đóng bảo hiểm được tháng 8,9,10,11,12 năm 2015 và tháng 1,2,3,4 năm 2016 tổng cộng được 9 tháng nên bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi đã ngừng đóng BHXH ?
Em đã đóng bảo hiểm xã hội được 1 năm và sinh con được 4 tháng. Em xin trân thành cảm ơn!
Người gửi: Samsung
>> Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số : 1900.6162
Trả lời
Căn cứ 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản và Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
Do dữ kiện bạn đưa ra chưa đầy đủ, căn cứ vào những quy định trên, nếu bạn đóng đủ bảo hiểm hội từ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh, bạn sẽ đủ điệu kiện được hưởng bảo hiểm thai sản khi bạn sinh con.
4. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh con đã đóng BHXH được 13 tháng?
Tôi có bầu và dự sinh là cuối tháng 1/2020. vậy tôi có được quyền hưởng bảo hiểm thai sản không ạ? Hay do tôi nghỉ trước 4 tháng và nghỉ việc luôn nên không được ạ? Tôi xin trân thành cám ơn!
Người gửi: Cao Thị Hồng
Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau: Căn cứ vào quy định trên, xét trường hợp của bạn: bạn sinh con vào cuối tháng 01/2020, như vậy 12 tháng trước khi sinh sẽ tính từ tháng 01/2019 - 01/2020. Theo như dữ kiện bạn đưa ra thì bạn vào làm việc đến tháng 9/2019 thì nghỉ việc và không đóng bảo hiểm xã hội nữa. Do đó, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh bạn đã có 09 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014.
5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản như thế nào?
Tôi dự sinh là tháng 4 năm 2020. Nếu tôi đóng đủ 2 quý là quý 4 năm 2019 và quý 1 năm 2020 thì có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không ?
Tôi xin trân thành cám ơn!
Căn cứ vào quy định trên, xét trường hợp của bạn: bạn sinh con vào tháng 04/2020, do không rõ về ngày sinh, nên sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp bạn sinh vào sau ngày 15/04/2020 thì 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ được tính là 04/2019 – 04/2020. Bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2019 đến 03/2020. Vậy trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh bạn đóng được 06 tháng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản.
+ Trường hợp bạn sinh vào trước ngày 15/04/2020 thì 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ được tính là 03/2019 – 03/2020. Vậy trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh bạn đóng được 06 tháng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản.
>> Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và mức hưởng chế độ thai sản mới nhất
6. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản?
Trong thời gian đóng bảo hiểm thì tháng 6 và tháng 7 vợ tôi đóng theo hình thức truy thu. Nếu như vậy thì vợ tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định pháp luật không?
Rất mong được giải đáp từ quý luật sư.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ vào quy định trên: vợ của bạn sinh vào ngày 23/01/2015, thì 12 tháng trước khi sinh của vợ bạn sẽ là 01/2014 – 01/2015. Theo đó, trong 12 tháng này vợ bạn đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản. Vợ bạn đóng từ 6/2014 đến 01/205, vậy là có 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Do đó, vợ của bạn đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản.