Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty thực phẩm sạch.
Căn cứ pháp lý: Luật an toàn thực phẩm 2010.
Một trong những điều kiện để có thể tiến hành kinh doanh sản xuất thực phẩm đó là phải đảm bảo được điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Thứ nhất là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Theo đó thì cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn hây ô nhiễm và các yếu tố khác
- Có đủ nước đạt quy chuẩn phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thứ hai là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm. Theo đó thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm như sau:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thứ ba là điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, cụ thể là tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Thứ tư là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành
2. Hồ sơ thành lập công ty thực phẩm sạch.
Để thành lập công ty thực phẩm sạch thì cần phải xác định xem là mình thành lập loại hình công ty nào. Đối với mỗi loại hình công ty thì đều có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ thành lập công ty. Cụ thể thì Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau về hồ sơ thành lập công ty như sau:
- giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên( ngoại trừ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
- Bản sao các giấy tờ khác tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp là gì mà sẽ cần những giấy tờ pháp lý khác nhau. Ví dụ như là đối với công ty hợp danh thì sẽ cần các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản
Hoặc như là đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì cần phải có các bản sao như là giấy tờ pháp lý của cá nhân, Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
Theo đó thì tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập công ty thực phẩm sạch là gì, sau đó thì bạn cần phải chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ phù hợp với những quy định của pháp luật đưa ra.
3. Thủ tục thành lập công ty thực phẩm sạch.
Để có thể thành lập công ty thực phẩm sạch các bạn có thể thực hiện theo quy trình thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ khác nhau, phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình đăng ký,
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, quý khách nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy vào tình hình thực tế.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Bước 5: Khắc dấu công ty
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty và không cần đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.