Mục lục bài viết
1. Độ tuổi kết hôn là bao nhiêu?
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Hiện tại bạn sinh năm 1998 nhưng không nói rõ giới tính. Luật hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."
Theo như bạn nêu, bạn sinh ngày 14/9/1998 và bạn không nói rõ mình là nam hay nữ nên chúng tôi chia làm hai trường hợp sau:
Nếu bạn là nam thì tuổi kết hôn là đủ 20 tuổi trở lên, tức là ngày 15/9/2019 bạn mới đủ 20 tuổi.
Nếu bạn là nữ thì tuổi kết hôn là từ đủ 18 tuổi trở lên, tức là ngày 15/9/2017 bạn đã đủ 18 tuổi.
Như vậy hiện nay nếu bạn là nữ thì đã đủ tuổi để được kết hôn, còn nếu là nam thì phải đến qua giữa tháng 9 mới đủ độ tuổi quy định của pháp luật để được kết hôn.
Tham khảo bài viết liên quan:Xác định độ tuổi kết hôn khi trên giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh?
2. Độ tuổi kết hôn của công dân Việt Nam ?
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 8, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 là:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, độ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì theo quy định của pháp luật độ tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và độ tuổi kết hôn của nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.
3. Tư vấn về điều kiện về độ tuổi kết hôn ?
Xin cám ơn!
Người gửi: P.T
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Điểm a khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn như sau:
"a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên"
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Về độ tuổi kết hôn theo quy định hiện hành thì nam phải đủ 20 tuổi và nữ phải đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn. Trong trường hợp của gia đình bạn em gái bạn mới 17 tuổi 8 tháng. Do đó em bạn không đủ điều kiện kết hôn theo luật định
Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"
Như vậy quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập qua sự kiện kết hôn. Do đó việc gia đình bạn tổ chức lễ đính hôn cho em gái bạn không liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình. Do đó việc xem xét độ tuổi của em gái bạn là không cần thiết. Do đó gia đình bạn không vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Luật quy định về độ tuổi kết hôn như thế nào ?
Tôi muốn đang ký kết hôn để làm Giấy khai sinh cho con tôi để cho cháu đi học. Tôi có bị phạt gì hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này
Kính thư!
Người gửi: Hao Cu Bu
Trả Lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014quy định:
"Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng."
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Hiện nay tại nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định
Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Pháp luật chỉ quy định xử phạt đối với hành vi "cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó". Tại thời điểm hai bạn chung sống với nhau như vợ chông cả 2 bạn đều chưa đủ tuổi kết hôn tuy nhiên trong khoảng thời gian 2 bạn chung sống với nhau không có quyết định của tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó nên hành vi của bạn không thuộc trường hợp vi phạm được pháp luật điều chỉnh và các bạn không bị xử phạt. Nhưng nếu các bạn đã được hai bên gia đình tổ chức đám cưới và có nhiều người làm chứng về sự việc này thì bố mẹ các bạn có thể bị cảnh các hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng vì hành vi tổ chức lấy vợ chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Còn về việc bạn đăng ký khai sinh cho con không đúng thời hạn thì bạn bị phạt cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 điều 27 nghị định 110 "Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định."
5. Thủ tục Ly hôn đơn phương có phải hòa giải hay không ?
Luật sư tư vấn:
Luật hôn nhân gia đình 2014 định nghĩa ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, việc ly hôn giữa vợ và chồng được phát sịnh kể từ ngày có bản ns, quyết định có hiệu lực của tòa án. Đồng thời luật hôn nhân gia đình 2014 chưa công nhân việc ly thân của vợ và chồng.
Khi nào thì vợ, hoặc chồng được ly hôn?
Căn cứ Nghị địn 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật hôn nhân gia đình vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp sau:
- Khi hai vợ chồng cùng yêu cầu thuận tình ly hôn, các bên đã thỏa thuân được với nhau về các vấn đề của đời sống hôn nhân như việc chia tài sản, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái dựa trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng của các con thì tòa sẽ giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của vợ và chồng. nếu vợ và chồng thuận tình ly hôn nhưng chưa thỏa thuận được về các vấn đề liên quan đến tài sản và con cái thì có thể yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật
- Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn (Ly hôn đơn phương) thì tòa sẽ xem xét giả quyết cho ly hôn nếu như vợ hoặc chồng có những hành vi bạo lực gia đình hoặc có những vi phạm nghiêm trọng vè quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
Việc hòa giải khi ly hôn được thực hiện thế nào?
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc ly hôn trước khi đưa ra xét xử. Việc hòa giải này pháp luật về tố tụng không quy định về thời gian cũng như số lần hòa giải nhưng thông thường tòa án sẽ triệu tập đương sự hòa giải hai lần mỗi lần thường cách nhau 15 ngày. Với mỗi lần hòa giải, thẩm phán sẽ lập biên bản và kết quả hòa giải sẽ là một trong những căn cứ để tòa xem xét có đưa vụ việc ra xét xử hay không
Tài sản của vợ chồng được phân chia thế nào khi ly hôn?
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên nếu trong trường hợp vợ chông thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản khi ly hôn, tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được việc phân chia tài sản này thì việc phân chia tài sản được tòa án phân chia như sau:
Về nguyên tắc: tài sản của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (nếu không có thỏa thuận khác) sẽ là tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ly hôn và có tính đến một số yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đinh, của vợ, của chồng
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, với tài sản chung của vợ và chồng, tòa án sé dựa và những yếu tố thực tế để phân chia tài sản chung của vợ hoặc chồng.
Cách xác định tài sản chung hay riêng của vợ và chồng
Tài sản chung của vợ và chồng bao gồm các tài sản sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản riêng của vợ và chồng nhưng đã được sáp nhập vào tài sản chung
Tài sản riêng của vợ và chồng bao gồm các tài sản sau:
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng (kể cả quyền sử dụng đất)
- Tài sản của vợ, chồng có được từ trước khi đăng ký kết hôn và không có thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của vợ, chồng
Tuy nhiên trong trường hợp vợ chồng không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản chung hay riềng thì tài sản đó được tính là tài sản chung của vợ và chồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0159 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình - Công ty luật Minh Khuê